Mãn Kinh Và Cơn Nóng Bừng Mặt Mức độ Thường Xuyên
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh phụ khoa
Mãn kinh và cơn nóng bừng mặt mức độ thường xuyên 19/01/2021 - 16:01 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản1900 55 88 92Đặt lịch khámNóng bừng mặt là triệu chứng thường gặp nhất của thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Có khoảng 85% phụ nữ thường xuyên bị nóng bừng mặt mặc dầu mức độ thường xuyên hay nghiêm trọng có thể rất khác nhau giữa người này với người khác. Trong cơn nóng bừng mặt, người phụ nữ có thể đổ mồ hôi nhiều đến nỗi có thể ướt đẫm cả mặt, cổ và lưng, da nóng, tim đập càng lúc càng nhanh, có thể gây hồi hộp với tình trạng đánh trống ngực. Cũng có người bị ngất đi trong cơn nóng bừng mặt nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra.
Cơ chế của cơn nóng bừng mặt
Chứng nóng bừng mặt xảy ra bởi bộ não “cho rằng” cơ thể quá nóng bức. Hiện nay, chúng ta biết rõ là vì mức nhiệt độ tự nhiên được não ghi nhận bị sụt xuống (nếu nhiệt độ vượt quá mức độ thì bộ não “cho rằng” cơ thể quá nóng và thấp hơn mức độ đó thì não ghi nhận là quá lạnh). Điều này giải thích các cơn nóng ran: khi nhiệt độ cơ thể còn ở trong mức bình thường thì bộ não lại “cho rằng” quá cao, và phản ứng bằng cách gia tăng lượng máu dưới da để giảm nhiệt độ xuống. Như thế, da đỏ dần lên và bắt đầu đổ mồ hôi, và khi mồ hôi bốc hơi đi thì nhiệt độ của cơ thể lại hạ xuống. Thông thường cảm giác trầm trọng nhất của triệu chứng này được nhận biết ở đầu, mặt và cổ, nhưng sự gia tăng nhiệt độ cũng diễn ra ở khắp thân thể, nhiệt độ ở ngón tay và ngón chân cũng tăng lên rõ rệt khi bắt đầu cơn nóng ran.
Cơn nóng bừng mặt thường kéo dài trong bao lâu?
Cơn nóng bừng mặt ở phụ nữ là khác nhau trong từng trường hợp. Một số người có cơn nóng bừng mặt trong thời gian rất ngắn trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên có trường hợp phải phải đối mặt với cơn nóng bừng mặt gần như suốt đời. Nhìn chung, cơn nóng bừng mặt sẽ giảm dần theo thời gian.
Làm thế nào để ngăn chặn cơn nóng bừng mặt?
Chị em không thể tránh khỏi cơn nóng bừng mặt trong thời kỳ mãn kinh, tuy nhiên có những yếu tố có thể làm cho cơn nóng bừng xuất hiện thường xuyên hơn hoặc ở mức độ nặng hơn. Để ngăn chặn các cơn nóng bừng, cần tránh các yếu tố kích thích này:
- Căng thẳng
- Đồ uống có chứa caffein
- Rượu
- Các loại thực phẩm có nhiều gia vị
- Quần áo quá chật
- Hơi nóng
- Khói thuốc lá
Một số biện pháp giúp làm giảm cơn nóng bừng mặt
- Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ vào ban đêm. Dùng quạt làm mát hàng ngày. Mặc các loại quần áo có vải mềm, mỏng, dễ thấm mồ hôi.
- Hãy tập thở bụng sâu và chậm (6 – 8 hơi thở/phút). Tập thở sâu trong 15 phút vào buổi sáng, 15 phút vào buổi tối và lúc bắt đầu nóng bừng.
- Tập thể dục hàng ngày. Đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, và đua xe đạp đều là những lựa chọn tốt.
- Sử dụng gối nước mát.
Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong thời gian ngắn (ít hơn 5 năm). Liệu pháp này ngăn cản các cơn nóng bừng mặt ở nhiều phụ nữ. Thêm vào đó, liệu pháp thay thế hormone cũng có thể làm giảm bớt các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh như khô âm đạo và thay đổi tâm trạng. Cần lưu ý rằng khi ngừng sử dụng liệu pháp thay thế hormone, cơn nóng bừng mặt có thể quay trở lại. Sử dụng liệu pháp này trong thời gian ngắn cũng có một số rủi ro như hình thành cục máu đông hoặc viêm túi mật. Nếu liệu pháp thay thế hormone là không phù hợp, người phụ nữ có thể chuyển sang sử dụng các phương pháp điều trị khác. Điều quan trọng là cho dù áp dụng bất cứ phương pháp nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Phương pháp điều trị bằng thuốc tự kê đơn
- Hỗn hợp vitamin B
- Vitamin E
- Ibuprofen
Phương pháp điều trị bằng thuốc theo đơn bao gồm:
- Liệu pháp thay thế hormone
- Thuốc trầm cảm liều thấp như fluoxetine (Prozac), paroxetin (Paxil), hoặc venlafaxine (Effexor).
- Clonidine, một loại thuốc điều trị cao huyết áp
- Gabapentin, một loại thuốc chống động kinh
- Brisdelle, một công thức paroxetine đặc biệt cho nóng bừng
- Duavee, một công thức estrogen / bazedoxifene liên hợp được thiết kế để điều trị các cơn nóng bừng,
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: tiền mãn kinhBài viết liên quanKhám tiền mãn kinh ở đâu: Các tiêu chí lựa chọn địa chỉ uy tín
Khám tiền mãn kinh ở đâu luôn là câu hỏi mà nhiều chị em quan tâm bởi thực...
Biện pháp cải thiện rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh cho chị em
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm sẽ...
Những biểu hiện thường gặp của rong kinh tuổi tiền mãn kinh
Rong kinh tuổi tiền mãn kinh là hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi bước...
Khám tiền mãn kinh nên được thực hiện khi nào?
Vào giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể chị em có rất nhiều sự thay đổi và dễ...
Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh là hiện tượng không hiếm gặp ở chị em phụ...
Nên khám bệnh tiền mãn kinh ở đâu tại Hà Nội?
Bốc hoả, mất ngủ, giảm ham muốn, da nhăn, khô, sạm, loãng xương… là một số triệu chứng...
Nhồi máu cơ tim cần xử trí thế nào?
Làm sao để phân biệt bệnh viêm xoang với cảm lạnh?
Biến chứng viêm mũi xoang gồm những gì?
Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?
Nguyên nhân viêm khớp cổ chân là gì?
Tìm hiểu các bệnh lây qua đường tình dục là gì và mức độ nguy hiểm
Các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh có thể lây truyền từ người này sang…Dịch vụ tổng quát cần khám khi đến phòng khám phụ khoa
“Đến phòng khám phụ khoa kiểm tra tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần” là lời khuyên…U nang buồng trứng xoắn – Mối nguy tiềm ẩn và cách nhận biết
U nang buồng trứng xoắn là một trong các biến chứng của u nang buồng trứng, là 1…Cách phân loại, phân biệt nhân xơ tử cung với u xơ tử cung
Nhân xơ tử cung, u xơ tử cung đều là những tên gọi bệnh phụ khoa phổ biến…Gợi ý bệnh viện khám phụ khoa uy tín chị em nên thăm khám
Sức khỏe phụ khoa là một khía cạnh quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Vì vậy…Top địa chỉ khám phụ khoa nữ uy tín Hà Nội
Sức khỏe phụ khoa là một trong những khía cạnh quan trọng có sự ảnh hưởng lớn đến…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Người Nóng Bừng Là Bệnh Gì
-
Người Nóng Bừng Nhưng Không Sốt, Vì Sao? | Vinmec
-
Xung Nhiệt đột Ngột: Tự Nhiên Người Nóng Bừng Phải Làm Sao?
-
Cảm Giác Nóng Bừng, Do đâu? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
6 Cách Chữa Trị Chứng Nóng Mặt Bốc Hỏa - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Nóng Trong Người Và Cách điều Trị
-
Nóng Trong Người - Truy Tìm Nguyên Nhân Và Hướng Giải Quyết
-
Hiện Tượng Nóng Bừng Lên Mỗi Lần 15 - 20 Phút, Cơn Bốc Hỏa
-
Người Nóng Ran Là Bệnh Gì Nếu Không Do Nguyên Nhân Mãn Kinh?
-
Nóng Trong Người Là Hiện Tượng Gì? Biểu Hiện Và Cách điều Trị
-
Bốc Hỏa Lên Mặt Cảnh Báo điều Gì?
-
Bị Nóng, Ngứa Tai Trái, Phải Về đêm Là Bệnh Gì? - DoctorTuan
-
Mặt Nóng đỏ Bừng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì
-
Nguyên Nhân Gây Bốc Hỏa ở Nam Giới Là Gì? Cách điều Trị Như Thế ...
-
Đối Phó Với Những Cơn Bốc Hỏa Tuổi Mãn Kinh