Body Shaming Là Gì? Những Dấu Hiệu Và Cách Vượt Qua

Body shaming đã và đang là vấn nạn nhức nhối trong xã hội suốt thời gian qua. Chúng ta đều vô tình hoặc cố ý trở thành nạn nhân của hiện tượng này. Hãy cùng tìm hiểu body shaming là gì và học cách vượt qua trong bài viết sau đây nhé!

Tóm tắt

  • 1 Body shaming là gì?
  • 2 Ai là nạn nhân của body shaming?
  • 3 Những dấu hiệu nhận biết body shaming
  • 4 Body shaming thường xuất hiện ở đâu?
  • 5 Hậu quả của body shaming
    • 5.1 Tự ti về ngoại hình
    • 5.2 Suy sụp tinh thần
    • 5.3 Giảm cân phản khoa học
  • 6 Cách vượt qua body shaming
    • 6.1 Nhận thức được không ai hoàn hảo
    • 6.2 Học cách yêu thương bản thân
    • 6.3 Nói rõ cảm giác của bạn

Body shaming là gì?

Body shaming có nghĩa là “miệt thị ngoại hình”, là hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai, chế giễu về ngoại hình của người khác, khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm.

Body shaming là miệt thị ngoại hình người khác
Body shaming là miệt thị ngoại hình người khác

Các loại body shaming phổ biến hiện nay có thể kể đến như: miệt thị thân hình, làn da, màu da, khuôn mặt hay làn da trên khuôn mặt… Trong đó, phổ biến nhất là fat-shaming (miệt thị về cân nặng) như bị chê bai vì quá gầy hay quá mập, béo phì.

Hoặc face shaming khi bị chê bai, chế giễu về các đặc điểm trên khuôn mặt như xấu, mặt nhiều mụn, da mặt đen… khiến người bị chỉ trích mặc cảm, suy sụp.

Ai là nạn nhân của body shaming?

Nếu bạn nghĩ rằng, chỉ có những người mập, béo, thân hình quá cỡ mới bị body shaming thì bạn đã lầm to rồi! Hiện nay, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của body shaming: bạn, tôi, những người khuyết tật, người không có ngoại hình đẹp, những người nổi tiếng…

Ai cũng có thể là nạn nhân của body shaming
Ai cũng có thể là nạn nhân của body shaming

Thậm chí khi bạn rất bình thường vẫn cứ bị shaming body vì người ta thấy bạn không vừa mắt. Họ sẽ tìm mọi cách “vạch lá tìm sâu” để tìm ra bằng được điểm xấu của bạn.

Những dấu hiệu nhận biết body shaming

Body – shaming được chia thành hai hình thức chính là chế giễu người khác và tự chế giễu bản thân.

Ví dụ những câu chế giễu người khác thường gặp như:

  • Con gái con lứa gì mà béo thế!
  • Con trai sao mà lùn quá trời?
  • Đã lùn lại còn béo nữa chứ?
  • Con gái gì mà mặt nhiều mụn thế?
  • Người gì mà toàn da bọc xương không à!

Ví dụ những câu tự chế giễu bản thân như:

  • Sao mình lại lùn như thế chứ!
  • Ôi, mình vừa béo lại vừa lùn biết làm sao đây?
  • Ôi, sao mặt mình lại nhiều mụn quá vậy?

Body shaming thường xuất hiện ở đâu?

Body shaming có thể bắt gặp tại mọi quốc gia, dân tộc, mọi ngóc ngách trong đời sống từ trường học, gia đình đến cơ quan, tổ chức.

Mạng xã hội là nơi body shaming tung hoành
Mạng xã hội là nơi body shaming tung hoành

Đặc biệt, với sự phát triển của Internet, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram đã trở thành nơi lý tưởng cho body shaming tung hoành. Người ta có thể ngang nhiên miệt thị, công kích người khác mà không phải chịu trách nhiệm gì. Thậm chí, có những kẻ còn coi body shaming là thú vui giải trí của mình. Đây là những “anh hùng bàn phím” đầy rẫy trên mạng cần phải tránh xa.

Hậu quả của body shaming

Tự ti về ngoại hình

Liên tục đối mặt với nhiều sự chỉ trích về ngoại hình hàng ngày, sẽ khiến nhiều người rơi vào tình trạng nhút nhát, tự ti, dễ bị tổn thương về tâm hồn. Nhất là ở giai đoạn tuổi dậy thì, tâm lý nhạy cảm thì những câu nói đùa ác ý cũng có thể khiến họ trở nên mặc cảm, trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết.

Body shaming khiến ta luôn sống trong bóng tối tự ti
Body shaming khiến ta luôn sống trong bóng tối tự ti

Suy sụp tinh thần

Lúc đầu, các nạn nhân body shaming chỉ cảm thấy buồn bã, thất vọng, nhưng lâu dần sẽ tạo nên áp lực, tổn thương nặng nề về thể xác và tinh thần.

Họ sẽ bị ám ảnh và dần dần tin tưởng vào những lời chỉ trích của người xung quanh về ngoại hình của bản thân mà dẫn đến suy sụp tinh thần hoàn toàn.

Giảm cân phản khoa học

Những mặc cảm, tự tin về ngoại hình khiến họ điên cuồng đi tìm kiếm các biện pháp giảm cân nhanh không khoa học. 

Điên cuồng gGiảm cân vì body shaming
Điên cuồng gGiảm cân vì body shaming

Ví dụ, chế độ ăn kiêng quá đà như nhịn ăn hoặc dùng các loại thuốc giảm cân kém chất lượng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, làm mất cơ thay vì mỡ, hại gan thận…

Cách vượt qua body shaming

Chuẩn mực về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian, nên bạn không cần cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Ví dụ, ngày xưa chuộng da trắng, môi trái tim thì ngày nay da nâu, môi dày lại được xem là hợp mốt.

Nhận thức được không ai hoàn hảo

Theo các nghiên cứu thì cứ hai người lại có một người không hài lòng về cơ thể của mình, nghĩa là một nửa thế giới tự ti về ngoại hình. Bản thân những kẻ hay chỉ trích người khác cũng thường xuyên thấy mặc cảm về diện mạo của mình.

Dừng ngay body shaming! 
Dừng ngay body shaming!

Học cách yêu thương bản thân

Có lẽ rất khó để bỏ ngoài tai mọi lời nhận xét tiêu cực về ngoại hình nhưng nếu bạn biết cách yêu thương bản thân thì bạn sẽ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Dù bạn là người mũm mĩm, dễ tăng cân hay người gầy gò, khó tăng cân thì cũng không sao cả, miễn là bạn đã nỗ lực để hoàn thiện chính mình.

Nói rõ cảm giác của bạn

Đôi khi những lời nhận xét không hay về ngoại hình chỉ là một trò đùa. Nếu là người thân, bạn bè thì bạn nên nói rõ rằng mình cảm thấy không vui hay khó chịu. Có thể họ không biết những lời nói đùa lại làm bạn thấy tồi tệ như thế nào. Nếu những người thực sự quan tâm, yêu thương bạn thì họ sẽ không lặp lại điều đó nữa.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu body shaming nghĩa là gì đúng không? Body shaming là một tội ác, có thể đẩy người khác đến bờ vực của suy sụp, trầm cảm. Vì vậy, cần suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ lời bình luận về ngoại hình của người khác cũng như phải mạnh mẽ đối mặt, đừng để body shaming khiến bạn tổn thương nhé.

Từ khóa » Các Loại Shaming