Bối Cảnh Và Sự Ra đời Của WTO - VOER

Donate to VNFoundation Project name
  • Trang chủ
  • Tra cứu tài liệu
  • Đóng góp
  • Giới thiệu
    • English
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

Đăng nhập

  • Ghi nhớ
  • Quên mật khẩu?
Đăng nhập Bạn chưa có tài khoản? Hãy đăng ký. Tên đăng nhập hoặc mật khẩu chưa đúng TÀI LIỆU Bối cảnh và sự ra đời của WTO Business 0

Ngày 15/04/1994, tại Marakesh (Marốc), Hiệp định cuối cùng của vũng đàm phán Urugoay đó được ký kết. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra đời ngày 01/01/1995 là kết quả của vũng đàm phán Urugoay kéo dài trong suốt 8 năm (1986-1994). Với phương châm đẩy mạnh phát triển kinh tế thế giới thông qua việc mở rộng trao đổi thương mại để cải thiện việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, WTO khuyến khích các quốc gia tham gia đàm phán nhằm giảm hàng rào thuế quan và dỡ bỏ những rào cản khác đối với thương mại, đồng thời cũng yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng một loạt nguyên tắc chung đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ. Nó kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1947. Nhưng nó mở rộng các lĩnh vực thương mại về nông nghiệp, hàng dệt may, dịch vụ, đầu tư sở hữu trí tuệ mà GATT chưa đề cập đến.

WTO được thành lập với 3 mục tiêu và chức năng cơ bản sau:

  • Thiết lập một hệ thống luật lệ quốc tế chung (bao gồm 28 hiệp định đa biên và các văn bản pháp lý khác) điều tiết mọi hoạt động thương mại giữa các nước thành viên tham gia ký kết (hiện nay là 140 nước thành viên).
  • Là một diễn đàn thương lượng đa biên để các nước đàm phán về tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, trong đó bao gồm cả tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư.
  • Là một toà án quốc tế để Chính phủ các nước giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả các tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên.

Ngoài 3 mục tiêu và chức năng cơ bản trên, WTO cũn tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế khác để giải quyêt các vấn đề kinh tế toàn cầu, trợ giúp các nước đang phát triển và chuyển đổi tham gia vào hệ thống thương mại đa biên.

WTO là một tổ chức liên Chính phủ hoạt động độc lập với Tổ chức Liên hiệp quốc (UN). Liên hiệp quốc có 191 nước thành viên cũn WTO cú 148 nước thành viên, đồng thời có 27 nước đang trong quá trỡnh đàm phán gia nhập, trong đó có Việt Nam.

Cơ quan cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng kinh tế thương mại của tất cả các thành viên, thường hai năm họp một lần. WTO có các cơ quan thường trực điều hành công việc chung là: Hội đồng thương mại hàng hoá, Hội đồng thương mại dịch vụ, Hội đồng về các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, Cơ quan rà soát chính sách thương mại, Cơ quan giải quyết tranh chấp.Dưới Hội đồng là các Uỷ ban và Cơ quan giúp việc. Đặc biệt là vai trũ của Ban thư ký điều phối công việc của WTO, trụ sở đóng tại Geneve.

Sơ đồ cơ cấu bộ máy của WTO:

Chỳ thớch:

Báo cáo lên Đại hội đồng.

Các cam kết đa biên thông báo cho Đại hội đồng.

Báo cáo lên cơ quan giải quyết tranh chấp.

(Nguồn: www. wto. org).

Thành viên.

Hiện nay WTO có 141 thành viên, trong đó không chỉ bao gồm các quốc gia có chủ quyền mà cũn cả cỏc lónh thổ riờng biệt như EU, Macao, Hồng Kông.

Theo quy định của Hiệp định của WTO, có hai loại thành viên WTO là thành viên sáng lập và thành viên gia nhập.

Thành viên sáng lập là những nước là một bên ký kết GATT 1947 và phải ký, phờ chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31/12/1994 (tất cả cỏc bờn ký kết GATT 1947 đều đó trở thành thành viờn sỏng lập của WTO).

Thành viên gia nhập là các nước hoặc lónh thổ gia nhập Hiệp định WTO sau ngày 01/01/1995. Các nước này phải đàm phán về các điều kiện gia nhập với tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia nhập phải được Đại hội đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất hai phần ba số phiếu.

Điều kiện gia nhập.

Các nước thành viên có nghĩa vụ bảo đảm rằng những thủ tục, quy định và luật pháp quốc gia của họ phải phù hợp với những điều khoản của những hiệp định này. Qúa trỡnh hài hoà hoỏ cỏc quy định của tất cả các nước thành viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hoá và dịch vụ. Ngoài ra, sự hài hoà của các quy định của từng quốc gia sẽ bảo đảm cho việc không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại và xuất khẩu của từng nước thành viên như sẽ không bị cản trở do mức thuế cao hoặc những rào cản khác đối với thưong mại.

Mặc dù không nhất thiết phải tham gia WTO nhưng những lợi ích mà một quốc gia có thể có được từ một hệ thống thương mại đa phương này là rất lớn bởi vỡ tổ chức này hiện đang chiếm 90% thị phần thương mại thế giới.

Những hiệp định chính của WTO.

Để điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế, WTO có 16 hiệp định chính, như: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994); Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBTs); Hiệp định về các biện pháp vệ sinh kiểm dịch (SPS); Hiệp định vè thủ tục cấp phép XNK (ILP); Hiệp định về quy tắc xuất xứ (ROO); Hiệp định về kiểm tra trước khi giao hàng (PSI); Hiệp định trị giá tính thuế hải quan (ACV); Hiệp định về các biện pháp tự vệ (ASG); Hiệp định về trợ cấp (SCM) và phá giá (ADP); Hiệp định về nông nghiệp (AOA); Hiệp định về thương mại hàng dệt may và may mặc (ATC); Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS); Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS); Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) và thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSV).

Tất cả các thành viên WTO đều phải tham gia vào các hiệp định nói trên, quy định này gọi là sự chấp thuận cả gói. Bên cạnh đó WTO vẫn duy trỡ 2 hiệp định nhiều bên, các thành viên WTO có thể tham gia hoặc không tham gia, đó là: Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng, Hiệp định về mua sắt của Chính phủ. Cũn 2 hiờp định nhiều bên khác là Hiệp định quốc tế về các sản phẩm sữa; Hiệp định quốc tế về thịt bũ thỡ cuối năm 1997, WTO đó chấm dứt và đưa những nội dung của chúng vào phạm vi điều chỉnh của các Hiệp định nông nghiệp và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh kiểm dịch.

Cỏc nguyờn tắc phỏp lý của WTO.

WTO hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc chính:

Nguyên tắc thứ nhất là thương mại không có sự phân biêt đối xử. Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong các quy định về quy chế Đối xử tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) mà nội dung chính là dành sự đối xử bỡnh đẳng đối với các thương nhân, hàng hoá, dịch vụ của các bên tham gia thương mại.

Nguyờn tắc thứ hai là tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại. Các nước thành viên có nghĩa vụ minh bạch hoá các chính sách của mỡnh, cam kết sẽ khụng cú những thay đổi bất lợi cho thương mại. Nếu thay đổi phải báo trước, tham vấn và bói trừ.

Nguyờn tắc thứ ba là đảm bảo thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán. Kể từ hiệp định GATT năm 1947 đến nay, WTO dó qua 8 vũng đàm phán để giảm thiểu, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế và mở của thị trường.

Nguyên tắc thứ tư là tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bỡnh đẳng. WTO không cho phép các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế, ví dụ như bán phá giá, trợ cấp cho hàng hoá, đồng thời cho phép các nước được áp dụng các biện pháp tự vệ khi nền sản xuất trong nước bị đe doạ, gây thiệt hại bởi hàng nhập khẩu.

Nguyên tắc thứ năm là điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. Hiện nay, 3/4 thành viên của WTO là các nước đang phát triển và kém phát triển. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi những linh hoạt và ưu đói nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến trợ giúp kỹ thuật cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa phương.

Ngoài ra, WTO cũn một số cỏc nguyờn tắc phỏp lý khỏc như:

  • Bảo hộ bằng hàng rào thuế quan.
  • Huỷ bỏ chế độ hạn chế số lượng nhập khẩu.
  • Quyền khước từ và khả năng áp dụng những hành động cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
  • Các thoả thuận về thương mại khu vực.
  • Chế độ ngoại lệ cho hàng dệt may.
0 TẢI VỀ TÁI SỬ DỤNG
  • Tài liệu PDF
  • Tài liệu EPUB
 Nguyễn Thị Hường
  • Trịnh Quang Huy
  • 0 GIÁO TRÌNH | 1 TÀI LIỆU
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ
  • Bối cảnh và sự ra đời của WTO
×

VOER message

×

VOER message

Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.

  • VOER on Facebook

Từ khóa » Sự Ra đời Tổ Chức Wto