Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy - Ca Dao Mẹ
Có thể bạn quan tâm
- Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La Ấy ngày mồng sáu tháng ba Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- lễ hội
- chùa Tây Phương
- hội chùa Thầy
- làng Đăm
- làng Giá
- Giã La
- Người đăng: Phan An
- 14 July,2013
Bình luận - Chủ đề:
- Ngó lên cái mặt thì lanh
– Ngó lên cái mặt thì lanh Ngó xuống cái mủng một phanh dây dừa – Anh ơi chớ phụ xơ dừa Xơ dừa đỡ đói từ xưa đến rày
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- hát đối
- Bình Định
- nghề truyền thống
- Người đăng: Phan An
- 12 December,2023
- Chủ đề:
- Tam Sơn chảy xuống ba Hà
Tam Sơn chảy xuống ba Hà Qua đình Hà Thượng chảy ra Cánh Hòm
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Quảng Trị
- Người đăng: Phan An
- 30 May,2023
- Chủ đề:
- Hỡi ai đi sớm về trưa
Hỡi ai đi sớm về trưa Kìa Bát Tốt Lát đón đưa chào mời Hương thơm khói đậm tuyệt vời Hút cho một điếu cho đời thêm tươi
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Thẻ:
- thuốc lá
- Người đăng: Phan An
- 6 May,2023
- Chủ đề:
- Ai về thăm xóm Lò Nồi
Ai về thăm xóm Lò Nồi Mà xem cái bát sáng ngời nước men
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- nghề truyền thống
- Hải Phòng
- gốm sứ
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 3 May,2023
- Chủ đề:
- An Tử có đất trồng chè
An Tử có đất trồng chè, Chồng gọi, vợ bảo: cái gì hắn kia?
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- An Tử
- sản vật
- Hải Phòng
- chè xanh
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 3 May,2023
- Chủ đề:
- Thái Bình có chú Phạm Tuân
Thái Bình có chú Phạm Tuân Bay vào vũ trụ một tuần về ngay
Dị bảnHoan hô đồng chí Phạm Tuân Bay vào vũ trũ một tuần về ngay
- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Trào phúng, phê phán đả kích
- Thẻ:
- Phạm Tuân
- thái bình
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 30 December,2022
- Thái Bình có cái cầu Bo
Thái Bình có cái cầu Bo Có nhà máy cháo, có lò đúc muôi
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- thái bình
- cầu Bo
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 30 December,2022
- Chủ đề:
- Sá chi thân phận con quy
Sá chi thân phận con quy Ngày thì bùn lấm, đêm thì gió sương – Cây khô mấy thuở mọc chồi Cá mại dưới nước mấy đời hóa long
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- con rùa
- cá mại
- Thừa Thiên-Huế
- Quảng Điền
- Niêm Phò
- Nguyễn Văn Mại
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 29 August,2022
- Chủ đề:
- Cha chài, mẹ lưới bên sông
Cha chài, mẹ lưới bên sông Đứa con thi đậu làm ông trên bờ
Dị bảnCha chài, mẹ lưới, con câu Có con hay chữ làm quan trên bờ
- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Thẻ:
- Thừa Thiên-Huế
- Hương Trà
- Quảng Tế
- Huỳnh Hữu Thường
- Nguyệt Biều
- tứ đức
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 29 August,2022
- Trông lên hòn núi Tam Thai
Trông lên hòn núi Tam Thai Thấy đôi chim quạ ăn xoài chín cây Quạ kêu ba tiếng quạ bay Để bầy chim én đêm ngày chắt chiu
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- chim én
- Thừa Thiên-Huế
- tam thai
- chim quạ
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 29 August,2022
- Chủ đề:
- Giàu nghèo cũng cứ chơi xuân
Giàu nghèo cũng cứ chơi xuân Thắp hương cầu phúc bước chân vui vầy Thứ nhất thì hội Phủ Giầy Vui thì vui vậy không tày Chùa Bi
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- lễ hội
- Nam Định
- Người đăng: Phan An
- 12 December,2021
- Chủ đề:
- Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả năm một rằm tháng Bảy Cả thảy một rằm tháng Giêng
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Vũ trụ, con người và xã hội
- Thẻ:
- lễ hội
- tục lệ
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 20 February,2021
- Chủ đề:
- Nắng ông Từa, mưa ông Gióng
Nắng ông Từa, mưa ông Gióng
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Quan hệ thiên nhiên
- Thẻ:
- lễ hội
- thời tiết
- Người đăng: Phan An
- 10 April,2017
- Chủ đề:
- Trèo lên cây gạo cao cao
Trèo lên cây gạo cao cao Bước xuống hội Gióng vui sao vui vầy Giáo gươm cờ xí trùng trùng Hằng năm mở hội tưng bừng vui thay Nhớ xưa Thánh Gióng tích rày Uy phong rạng rỡ đến nay còn truyền
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Thánh Gióng
- hội Gióng
- lễ hội
- cây gạo
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 6 September,2015
- Chủ đề:
- Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Nhớ ngày hăm ba tháng ba Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê Kinh quán, cựu quán đề huề Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- lễ hội
- Lệ Mật
- thập tam trại
- Người đăng: Phan An
- 25 July,2015
- Chủ đề:
- Vui xem hát, nhạt xem bơi
Vui xem hát, nhạt xem bơi Tả tơi xem hội, bối rối xem đám ma Bỏ cửa bỏ nhà đi xem giảng thập điều
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Lịch sử
- Trào phúng, phê phán đả kích
- Thẻ:
- lễ hội
- đám ma
- Minh Mạng
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 12 April,2015
- Chủ đề:
- Hai bên tranh lấy quả cầu
Hai bên tranh lấy quả cầu Dân an quốc thái sống lâu vững bền
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Thẻ:
- lễ hội
- Người đăng: Phan An
- 7 March,2015
- Chủ đề:
- Tri Tôn có hội đua bò
Tri Tôn có hội đua bò Vàm Nao có hội đua đò sang sông
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- lễ hội
- Vàm Nao
- An Giang
- đua thuyền
- Tri Tôn
- đua bò
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 29 January,2015
- Chủ đề:
- Tháng sáu hội Gai, tháng hai hội Mía
Tháng sáu hội Gai Tháng hai hội Mía
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- lễ hội
- Thanh Hóa
- Hội Gai
- hội Mía
- Người đăng: Phan An
- 11 January,2015
- Chủ đề:
- Ai ơi mồng chín tháng tư
Ai ơi mồng chín tháng tư Không đi hội Gióng cũng hư mất đời
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- lễ hội
- phong tục
- hội Gióng
- Người đăng: Mai Huyền Chi
- 26 July,2014
- Chủ đề:
- Tây Tựu Tên nôm là làng Đăm, nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội, trước kia thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đây là một làng cổ có truyền thống văn hoá và sản xuất từ lâu đời. Làng có truyền thống tổ chức lễ hội từ mồng 9 đến 11 tháng ba âm lịch hằng năm với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian, trong đó đặc sắc nhất là môn đua thuyền.
Đua thuyền ở hội làng Đăm
- Yên Sở Tên cũ là Cổ Sở, một làng nay thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, có tên nôm là làng Giá Lụa, hay làng Giá. Làng có ngôi đình tên là đình Yên Sở (tên địa phương là Quán Giá), thờ tướng quân Lý Phục Man, vị danh tướng đời Vua Lý Nam Đế đã hi sinh vì non sông. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội Giá, trong đó có nghi thức rước kiệu.
Rước kiệu hội Giá
- Chùa Thầy Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
Phong cảnh chùa Thầy
Lễ rước hội chùa Thầy
- Tày Bằng (từ cổ).
- Giã La Một lễ hội ở làng La Cả (Ỷ La và La Nội), nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, được tổ chức từ ngày 7 đến hết ngày 14 tháng giêng hằng năm, có tục tắt đèn đánh hổ rất hấp dẫn.
- Chùa Tây Phương Tên chữ là Sùng Phúc Tự (崇福寺), là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Theo nhiều thông tin còn lưu giữ lại thì chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba tòa cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, trong đó có bộ tượng 16 vị La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau.
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương ? (Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy Cận)
Tượng các vị La Hán trong chùa Tây Phương
- Mủng Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
- Phanh Khoanh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
- Rày Nay, bây giờ (phương ngữ).
- Hát đối về nghề làm dây từ xơ dừa ở thôn Chánh Khoan Đông, Mỹ Lợi, Phù Mỹ, Bình Định.
- Tam Sơn Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tam Sơn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
- Ba Hà Tức Hà Thượng, Hà Trung, Hà Hạ (nay là Hà Thanh), ba làng nghề được lập vào cuối thế kỉ 15, nay thuộc địa phận Gio Linh, Quảng Trị.
- Cánh Hòm Một con sông trải dài trên diện tích phía đông của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nối liền sông Thạch Hãn ở phía Nam và sông Bến Hải ở phía Bắc.
- Bastos Luxe Giới bình dân gọi là "Bát Tốt Lát" hay "Bát Tốt Lút," một nhãn thuốc lá đầu lọc của hãng Juan Bastos phổ biến vào những năm 1960 ở Sài Gòn.
- Lò Nồi Tên một xóm xưa thuộc tổng Dưỡng Động, nay là xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
- An Tử Tên một thôn nay thuộc xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
- Thái Bình Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.
Bãi biển Đồng Châu
- Cầu Bo Tên dân gian của cầu Độc Lập bắc qua sông Trà Lý, xưa thuộc làng Bo, tỉnh Thái Bình.
Cầu Bo những năm 1920
- Quy Con rùa (từ Hán Việt).
- Cá mại Loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, cỡ nhỏ bằng ngón tay cái, thân dẹp và ngắn.
Cá mại nấu canh chua
- Cá hóa long Cá hóa rồng. Theo truyền thuyết phương Đông, cá chép có thể vượt vũ môn và hóa thành rồng. Nghĩa bóng chỉ việc học hành đỗ đạt, có công danh.
- Đây được cho là hai câu hát mỉa mai nhau của hai nhà họ Nguyễn và họ Hồ, đều là bá hộ làng Niêm Phò ngày trước (nay thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế). Họ Hồ có cô con gái tên Qui, họ Nguyễn có người con trai tên Mại. Hai ông chồng đều muốn làm sui với nhau nhưng hai bà vợ không chịu nên mới có câu hát đối đáp nhau như thế. Nguyễn Văn Mại sau này đỗ đạt cao, làm đến quan nhất phẩm triều Nguyễn. (Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm)
- Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm: Theo cụ Tùng Lâm, câu này do đám dân chài làng Quảng Tế, huyện Hương Trà đặt ra để nhắc lại sự tích ông Huỳnh Hữu Thường, con một ngư phủ, mà biết chăm lo việc học hành, thi đỗ Cử nhân, rồi đỗ Hoàng giáp, làm quan đến Thượng thư. Vua Tự Đức rất mến ông, nhận thấy làng ông không có đất đai chi cả, bèn hạ chỉ cắt 20 mẫu đất làng Nguyệt Biều giao cho làng Quảng Tế để có đất cho dân cư ngụ, trồng trỉa và xây cất đền chùa.
- Tam Thai Còn gọi là Tả Phụ Sơn, tên một ngọn núi thấp thuộc phường An Cựu (Huế). Tam Thai nằm cạnh núi Ngự Bình, cùng với núi Bân (Hữu Bật Sơn) tạo nên thế "Đệ nhất án sơn" cho kinh thành Huế.
- Phủ Giầy Cũng ghi là Phủ Dầy hay Phủ Giày, một cụm đền chùa tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh... Hằng năm tại đây tổ chức hội Phủ Giầy vào tháng 3 âm lịch.
Hội Phủ Giầy
- Chùa Đại Bi Dân gian gọi là chùa Bi, một ngôi chùa tọa lạc tại thôn Giáp Ba, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thờ thiền sư Đạo Hạnh. Từ lâu chùa Đại Bi đã trở thành nơi du ngoạn của khách thập phương, nhất là vào dịp hội chùa đầu xuân từ 20 đến 23 tháng Giêng âm lịch.
Một góc chùa Đại Bi
- Từ Đạo Hạnh (1072-1116) Tục gọi là đức thánh Láng, một thiền sư người Việt Nam thời nhà Lý. Tại Hà Nội có chùa Láng, thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông.
- Thánh Gióng Cũng gọi là Phù Đổng Thiên Vương, một trong bốn vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Theo truyền thuyết, ông sinh ra tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Gióng lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết đi. Khi giặc Ân sang xâm lược nước ta, Gióng bỗng nhiên cất tiếng xin vua đóng cho ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt và nón sắt. Sau đó Gióng ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, vươn vai trở thành một chàng trai cao lớn, lên ngựa đi đánh tan giặc, rồi bay về trời tại chân núi Sóc Sơn.
Hiện nay tại làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ở nhiều làng quê Hà Nội cũng có ngày hội Gióng.
- Nắng ông Từa, mưa ông Gióng Kinh nghiệm dân gian, cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thể nào cũng nắng to, còn vào hội Gióng mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa giông.
- Gạo Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
Cây gạo
- Hội Gióng Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...
Hội Gióng
- Thập tam trại Tên gọi chung chỉ 13 làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long, gồm có Cống Vị, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Thụy Khuê, Hào Nam, Kim Mã Thượng, Đại Yên, Liễu Giai, Kim Mã, Vạn Phúc (Vĩnh Phúc), Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Giảng Võ. Tương truyền, các làng này được lập nên thời vua Lý Nhân Tông, bởi công của dũng sĩ họ Hoàng và dân làng Lệ Mật, đóng vai trò cung cấp các nhu yếu phẩm cho kinh thành Thăng Long.
- Nhị Hà Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
- Kinh quán (Dân) ở nơi kinh đô.
- Cựu quán (Dân) ở nơi làng cũ.
- Hồ Tây Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
Hồ Tây buổi chiều
- Hàng năm, vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, dân thập tam trại rủ nhau tấp nập về làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm, Hà Nội) để tỏ mối tình ruột thịt với dân làng cổ và nhất là với họ hàng thân thuộc.
- Thập điều Tên đầy đủ là Thánh dụ huấn địch thập điều hoặc Thập điều giáo huấn, một văn bản do vua Minh Mạng ban hành vào năm 1834, nội dung là các giáo lí phong kiến. Các quan đầu tỉnh phải tổ chức giảng thập điều hàng tháng vào ngày mồng một và rằm tại trước Quảng Vân Đình (tức vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay). Dân chúng ai không đi thì bị trừng phạt.
- Quốc thái dân an Đất nước thái bình, dân chúng an vui (thành ngữ Hán Việt).
- Có hai cách giải nghĩa cho câu này:
1. Theo báo Nam Phong số 179 (12/1932): Tục thờ thần ở là Diêu-lương thuộc phủ Lâm-thao, cứ đến mồng 4 tháng giêng, rước thần ra nơi đàn ngoài đồng, để một quả cầu ở trước đàn, người già người trẻ đứng hai bên, rồi một ông già vào trong đàn la to lên rằng: Hai bên lại mà tranh lấy, bên nào được đem về bên ấy, tục gọi là "hội tranh quả cầu."
2. Nhắc đến trò vật cù, tương truyền xưa kia tướng quân Phạm Ngũ Lão đã dùng để rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ. Quả cù làm từ củ chuối hột, hình tròn, đường kính khoảng 30cm. Trọng tài cầm quả cù đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, hai bên giành nhau cướp bỏ vào rổ của đối phương, bên nào cho vào rổ của bên kia nhiều hơn là thắng cuộc.
- Tri Tôn Địa danh nay là một huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang. Tại đây có thắng cảnh đồi Tức Dụp, di tích chùa Xà Tón, và nhất là nhà mồ Ba Chúc, nơi tưởng niệm các nạn nhân của cuộc thảm sát do Khmer Đỏ gây ra.
Một cánh đồng ở Tri Tôn
- Vàm Nao Tên một con sông tại tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu. Theo học giả Vương Hồng Sển, sông này "đứng làm ranh giới giữa Long Xuyên và Châu Đốc, chảy dọc theo làng Hòa Hảo... Vì nước chảy như cắt, sóng to, xoáy tròn khu ốc, nên gọi là Hồi Oa, nôm gọi là Vàm Nao, do tiếng Cơ Me (Khmer) là 'pãm pênk nàv'."
- Hội đền Hàn Sơn Một lễ hội được tổ chức suốt tháng 6 âm lịch hàng năm tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa , nhằm tưởng nhớ tới những người có công khai mở vùng đất Hà Trung, các anh hùng dân tộc và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hội còn có tên là hội Gai, vì diễn ra đúng vào mùa thu hoạch dứa trong vùng.
- Hội đền Phố Cát Còn gọi là hội Mía, một lễ hội được tổ chức hằng năm tại Kim Tân (nay thuộc thị trấn Thạch Thành, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Tương truyền mùa xuân năm 1789, khi chiêu mộ quân sĩ, voi chiến, ngựa chiến ở vùng Tam Điệp - Biện Sơn, Quang Trung đã cùng các tướng sĩ và voi chiến, ngựa chiến thỏa thích ăn mía Kim Tân. Đại phá 29 quân Mãn Thanh thành công, các tướng sĩ đều gọi mía Kim Tân là mía Thuốc, mía Thần. Khi trở lại Thanh Hóa, vua đã có chiếu dụ tổ chức hội Mía.
Từ khóa » Bơi đăm Rước Giá Hội Thầy
-
Ca Dao - Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy, Vui Thì Vui Vậy,...
-
Bơi Đăm Rước Giá Hội Thầy - YouTube
-
Bơi Đăm Rước Giá Hội Thầy Vui Thì Vui Vậy Chẳng Tầy Rã La...
-
Độc đáo Lễ Hội Bơi Đăm - Báo Văn Hóa
-
Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy, Vui Thì Vui Vậy, Chẳng Tầy Rã La.
-
Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy - Thế Giới Danh Ngôn
-
Hội Rước Giá - ALONGWALKER
-
Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy, Vui Thì Vui Vậy, Chẳng Tày Giã La, Ấy ...
-
Hội Rước Kẻ Giá - E
-
Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy - Tạp Chí Văn Học
-
Độc đáo Lễ Hội Làng Đăm - Hànộimới
-
Làng Đăm Với Hội đ - Hànộimới
-
Sửa Bài Viết: Làng Tây Tựu - Hà Nội 360°
-
Xem Chi Tiết - Cổng Thông Tin điện Tử Quận Bắc Từ Liêm