Xem Chi Tiết - Cổng Thông Tin điện Tử Quận Bắc Từ Liêm
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Bản đồ địa giới hành chính
- Điều kiện tự nhiên
- Hệ thống chính trị
- Danh bạ liên hệ
- Tin tức- Sự kiện
- Văn hóa- Thể thao
- Xã hội
- Pháp luật
- Tin cải cách hành chính
- An toàn thực phẩm
- Chăm sóc sức khỏe toàn dân
- Văn bản pháp luật
- Cải cách hành chính
- Thủ tục hành chính
- Văn bản triển khai
- Phần mềm nội bộ
- Sơ đồ cổng
- Đăng nhập
(BTLP) “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Làng La canh cửi, làng Đăm đua thuyền” là những câu ca dao quen thuộc mà bất cứ ai, người dân nào, từ trẻ đến già quanh vùng làng Đăm khi xưa, nay là phường Tây Tựu quận Bắc Từ Liêm cũng biết và thuộc nằm lòng.
news-relate Xem với cỡ chữ Đọc bài viết(BTLP) “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Làng La canh cửi, làng Đăm đua thuyền” là những câu ca dao quen thuộc mà bất cứ ai, người dân nào, từ trẻ đến già quanh vùng làng Đăm khi xưa, nay là phường Tây Tựu quận Bắc Từ Liêm cũng biết và thuộc nằm lòng.
Bơi Đăm đã có từ rất xa xưa, thuở xưa hai bên bờ sông Hồng chưa có đê ngăn lũ. Hằng năm, mưa lũ tràn vào đồng nội gây ngập nước mênh mông. Một hôm, dân làng vớt được đầu con hạc bằng gỗ trôi dạt vào cửa miếu Tây Đăm thuộc miền Thượng nơi thờ đức Bạch Hạc Tam Giang- người có công trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ nước Văn Lang thời Vua Hùng. Sau đó có người bơi thuyền đến cửa miếu thấy đầu hạc, ông xin đầu hạc đem về. Các cụ già làng hỏi ra mới biết đầu hạc là đầu mũi thuyền bơi của Đền Bạch Hạc, dân làng liền cử người lên Đền Bạch Hạc hỏi thể thức bơi, lấy mẫu thuyền về tổ chức bơi. Bơi Đăm bắt đầu từ đấy.
Hội bơi Đăm diễn tả lại chiến thuật luyện tập, chiến công của tướng Đào Trường thời Hùng Duệ Vương và thủy quận thời đó. Bơi Đăm vừa vui khỏe, vừa đẹp mắt, vừa hấp dẫn, vừa độc đáo. Đây cũng là bộ môn văn hóa cổ truyền đấu trí thi tài, xứng đáng ở vị trí hàng đầu trong lễ hội truyền thống khắp vùng.
Hội bơi Đăm gắn liền với lễ hội đình, miếu Tây Tựu. Lễ hội đình, miếu Tây Tựu diễn ra từ ngày mùng 9 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch và chính hội là ngày mùng 10 tháng 3 ( Âm lịch). Năm năm một lần, vào năm chẵn, Hội bơi Đăm mới được tổ chức.
Cuộc thi bơi diễn ra trên dòng sông Nhuệ. Điểm xuất phát từ trước nhà thủy tọa của đình đến miếu khoảng 1km. Cuộc đua tiến hành bơi 6 vòng trong 02 ngày mùng 10 và 11với sự tham gia của 3 đội bới đại diện cho 3 thôn Thượng, Trung, Hạ, mỗi đội 2 thuyền. Trên mỗi thuyền có sự tham gia của 25 người gồm: 01 lái, 01 phụ lái, 10 ông bay, 01 ông đánh mõ, 01 ông phất cờ, 01 ông tát nước và 18 đô bơi. Thuyền đua của mỗi thôn đều có đặc trưng riêng, như thôn Thượng có mũi thuyền hình đầu Hạc, cờ hiệu màu vàng và hoa hiên; thôn Trung có mũi thuyền hình đầu long, cờ hiệu màu đỏ và tía; thôn Hạ có mũi thuyền hình đầu ly, cờ hiệu màu lam và xanh.
Sau loạt pháo và tiếng chiêng trống báo hiệu ngai thánh đã yên vị, các thuyền đua tập trung trước thủy tọa, chuẩn bị cho cuộc bơi dạo. Với màn bơi biểu diễn này, các thuyền cố bơi cho thật đẹp, thật nhẹ nhàng, ngoạn mục để lôi cuốn người xem. Tiếp đến là màn bơi lượn, các thuyền bơi vòng theo cột cờ trước nhà thủy tọa hay còn gọi là bơi cánh trạch. Sau khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút bơi diễu và bơi lượn, các thuyền trở về chuẩn bị cho cuộc đua chính thức.
Lễ Thánh là một nghi lễ không thể thiếu trước khi bước vào cuộc đua chính thức. Theo hiệu trống, các thuyền lần lượt cử người bước lên thủy tọa làm lễ Thành. Sau lễ yết bái Thánh, các thuyền được ban trọng tài xuống kiểm tra rất kỹ từ số lượng người, dụng cụ trên thuyền như dầm lái, đồ múc nước, nhất là sào chống (bởi vì sào chống là phải thống nhất, do Ban tổ chức phát, không được đổi sào vì chỉ cần dài hơn một chút là thuyền đó rất có lợi trọng việc đẩy và chống). Cũng lúc này, các thôn được phép đẩy người lên thuyền úy lạo các trai bơi bằng thuốc lá và các thứ khác để cổ vũ tinh thần cho các đội. Khi mọi việc đã hoàn tất, tiếng chiêng, trống, thanh la, tù và dồn dập vang lên báo hiệu cuộc thi sắp đến hội xuất phát. Bằng hiệu cờ và loa, các trọng tài đưa thuyền vào vị trí cho có trật tự và bằng nhau ở đích xuất phát. Thuyền của 3 miền được xếp xen lẽ nhau, sẵn sàng chờ lệnh.
Khi lá cờ được chém mạnh xuống, trong tư thế sẵn sàng, các thuyền đồng loạt lao lên vun vút như những con thoi dưới sự chỉ huy của ông Đô trưởng. Tiếng mõ, tiếng lệnh vang lên hòa nhịp theo tiếng hò đồng thanh bơi, bơi, bơi… tạo nên một tiết tấu sôi nổi dồn dập, liên tiếp, không khí náo nhiệt như bước vào một trận thủy chiến thư hùng bất phân thắng bại. Lá cờ lệnh phất mạnh như thôi thúc, như khích lệ đội quân tiến lên. Các đội bơi dồn hết sức mình vào tay lái, tay chèo, thuyền như con thoi lao vun vút, mũi thuyền rẽ sóng, nước tung trắng xóa vả mạnh vào mạn thuyền, cả mặt sông sôi động, sóng xô, nước réo ào ạt, dạt dào, thuyền nào cũng cố vượt lên trước thuyền của đối phương để nhanh về đích. Trận chiến đòi hỏi cả một quá trình điêu luyện về chiến thuật và tạo thế tiến công. Không khí sôi nổi của cuộc thi bơi thuyền ta như được chứng kiến trận giáp chiến thư hùng của đoàn quân thủy chiến trên sông Tam Giang từ thuở Vua Hùng dưới sự chỉ huy tài ba thao lược của Tướng quốc Đại vương Bạch Hạc.
Chứng kiến cuộc thi bơi là dòng người đông đúc tỏa ra hai bên bờ sông Nhuệ để thưởng ngoạn ngày hội bơi Đăm. tiếng trống reo vang như sấm dậy từng đợt, từng đợt như lớp sóng trào động viên, cổ vũ không ngớt.
Điều thú vị là các thuyền đua xếp hàng bằng nhau trên một quãng sông không rộng, thuyền lại to và dài chứ không xuất phát so le như hội đua thuyền ở một vài nơi khác. Như vậy khi xuất phát có sự bật lên khá mạnh của các trai bơi; đôi khi vì vội vàng muốn bứt lên khỏi thuyền khác để lấy không gian nên nhiều khi cũng không tránh được khỏi lúng túng; các thuyền vì thế có thể bị xiên ngang, quay cuồng vì một điểm.
Kết thúc cuộc thi, thuyền nào có số lượt về nhất nhiều thì đọat giải nhất, thuyền nào có số lượt về nhì nhiều thì đọat giải nhì. Hai thuyền thôn nào có nhiều số lượt về nhất thì đạt giải nhất đồng đội, 2 thuyền thôn nào có nhiều số lượt về nhì thì đạt giải nhì đồng đội. Thuyền được giải còn có vinh dự rước ngai Thánh về miếu Thượng, bởi vì theo phong tục xưa, Thánh đi bộ về thủy. Do vậy 2 thuyền được giải được đưa Thánh về ngự tại cung của Ngài vào ngày 11 tháng 3 âm lịch.
Sau cuộc đua thuyền, dân làng tế, lễ tạ ơn rồi rước Thánh xuống thuyền về Miếu của Ngài.
Bơi Đăm – Tây Tựu diễn ra trong một không khí hào hùng, cờ bay trong gió, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng hò reo, quân tướng uy nghi, như đoàn thủy chiến xung trận, vừa sôi nổi, vừa vui khỏe, vừa đẹp mắt đã để lại bao ấn tượng đẹp đẽ trong lòng người dân Thủ đô và đồng bào cả nước, xứng đáng là một hình thức sinh hoạt văn hóa thể thao tiêu biểu, dễ hòa nhập vào truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam và vùng Đông Nam Á.
Nguyễn Thị Đào (Bài đăng trong cuốn sách Bảo tồn và phát huycác trò chơi dân gian qua lễ hội truyền thống Hà Nội)
Other News- Công văn số: 44/MTTQ-BTT về việc công khai quỹ ủng hộ Nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ năm 2024.
- Hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Chánh văn phòng HĐND-UBND Quận và Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh & Xã hội
- Đoàn Thanh niên Thành phố kiểm tra hoạt động ủy thác vay vốn tín dụng chính sách tại Đoàn Thanh niên quận Bắc Từ Liêm
- Thông báo số 743-TB/QU ngày 16 tháng 10 năm 2024 về thời gian tổ chức hội nghị đối thoại giữa đồng chí Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND Quận, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trên địa bàn Quận năm 2024
- Lớp Sơ cấp lý luận chính trị năm 2024 quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ Báo công dâng Bác tại khu di tích lịch sử Đá Chông (K9)
- Quận Bắc Từ Liêm trao quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo quản lý cấp phòng và cán bộ quản lý ngành giáo dục
Từ khóa » Bơi đăm Rước Giá Hội Thầy
-
Ca Dao - Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy, Vui Thì Vui Vậy,...
-
Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy - Ca Dao Mẹ
-
Bơi Đăm Rước Giá Hội Thầy - YouTube
-
Bơi Đăm Rước Giá Hội Thầy Vui Thì Vui Vậy Chẳng Tầy Rã La...
-
Độc đáo Lễ Hội Bơi Đăm - Báo Văn Hóa
-
Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy, Vui Thì Vui Vậy, Chẳng Tầy Rã La.
-
Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy - Thế Giới Danh Ngôn
-
Hội Rước Giá - ALONGWALKER
-
Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy, Vui Thì Vui Vậy, Chẳng Tày Giã La, Ấy ...
-
Hội Rước Kẻ Giá - E
-
Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy - Tạp Chí Văn Học
-
Độc đáo Lễ Hội Làng Đăm - Hànộimới
-
Làng Đăm Với Hội đ - Hànộimới
-
Sửa Bài Viết: Làng Tây Tựu - Hà Nội 360°