Bơi Lội Thoải Mãi Trong Ngày đèn đỏ Với 8 Cách Này, Không Phải Chị ...
Có thể bạn quan tâm
Thịnh hànhCộng đồngThông báoĐánh dấu đã đọcLoading...Đăng nhậpĐăng nhậpTạo tài khoảnĐăng nhập qua FacebookĐăng nhập qua GoogleKINH NGHIỆM HAYKinh nghiệm hay hữu íchTham giapphuonghoang079 năm trướcBáo cáoBơi lội thoải mãi trong ngày đèn đỏ với 8 cách này, không phải chị em phụ nữ nào cũng biếtPhụ nữ chúng ta thường hay lo lắng về việc "có" hay "không" đi bơi lội trong ngày đèn đỏ. Vậy hãy tham khảo những cách dưới đây để tự tin hơn khi đi bơi lội trong ngày đèn đỏ nhé :) 1. Đeo tampon hoặc cốc đựng kinh nguyệt trước khi bơi. - Việc bơi lội sẽ tạm thời giảm thiểu lượng kinh nguyệt chảy ra ngoài, trong khi đó tampon lại giúp thấm hút toàn bộ. Đặc biệt là khi ở hồ bơi, bạn không nên xuống nước vui đùa với bạn bè mà không sử dụng tampon hoặc cốc đựng kinh nguyệt, bởi vì như vậy không bảo đảm vệ sinh. Nếu không thoải mái khi dùng loại này, bạn nên thử ở nhà trước khi đi bơi - Tampon: Nếu bạn đã làm quen với việc mang tampon, thì chúng là sự lựa chọn hoàn hảo cho hoạt động bơi lội. Bạn sẽ không cần phải lo lắng liệu kinh nguyệt có chảy ra ngoài hay không, vì loại này có khả năng co giãn vừa khít với cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng phải nhét dây tampon vào đáy quần để tránh lộ ra ngoài. Như vậy bạn có thể thỏa sức tham gia hoạt động vui chơi mà không phải lo lắng về vấn đề kinh nguyệt nữa. Luôn thay tampon thường xuyên và không mang quá tám tiếng. - Cốc: Mặc dù cốc đựng kinh nguyệt không phổ biến bằng tampon, nhưng bạn vẫn có thể dùng loại này đưa vào âm đạo và cố định bên trong để chứa kinh nguyệt. Bạn có thể mang cốc này lên đến mười tiếng, hơn tampon với thời gian tối đa là tám tiếng. Cũng giống như tampon, cốc đựng kinh nguyệt được thiết kế vô hình khó nhận thấy được. Loại này thấm hút toàn bộ lượng kinh nguyệt, và khi sử dụng chúng, bạn thậm chí không cần phải giấu dây tampon vào trong quần. - Bạn không nên mang băng vệ sinh trong khi bơi lội. Loại băng này khi tiếp xúc với nước thường gây ẩm và sũng nước làm khó chịu, cũng như không thể thấm hút kinh nguyệt. Khi bạn đặt băng vệ sinh vào bên trong quần, nó sẽ phồng lên và làm người khác dễ chú ý, hơn nữa sẽ làm bạn không thoải mái một chút nào. 2. Mang thêm dụng cụ. Nếu sử dụng tampon, bạn có thể cần phải thay nhiều lần trong ngày khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Do vậy bạn nên mang thêm để phòng khi cần dùng, trong trường hợp bạn bè muốn tận hưởng ngày vui và ở lại lâu hơn. Nếu muốn thay tampon bằng băng vệ sinh sau khi bơi lội và thay quần áo, bạn cũng có thể mang theo chúng để sử dụng. - Khi mang tampon trong ngày có kinh nguyệt nhiều, bạn nên thường xuyên thay từ ba đến bốn tiếng. - Nếu mang cốc kinh nguyệt, bạn không cần phải thay chúng khi đang bơi lội – loại cốc này có thể sử dụng trong vòng 12 giờ. Tuy vậy, bạn vẫn nên mang thêm một cái phòng khi cần thiết. - Bạn gái khác trong nhóm cũng có thể cần dùng tampon. 3. Phớt lờ mọi tin đồn về việc không nên bơi lội trong ngày đèn đỏ. Kinh nguyệt thường là chủ đề bị xuyên tạc khá nhiều. Bạn đừng nên nghe theo ý kiến cho rằng bơi lội trong ngày này là không tốt, hay thậm chí là kinh nguyệt sẽ thu hút cá mập tấn công nếu bơi trên biển. Đừng quan tâm khi người khác nói rằng tampon hút nhiều nước khi bạn đang bơi. Những câu nói này không hề có căn cứ chính xác, do vậy bạn có thể thoải mái đi bơi nếu thích, cho dù là có tới ngày hay không. 4. Mang quần ngắn trong trường hợp cảm thấy bồn chồn khi mang tampon. Bước này không cần thiết cho lắm, nếu bạn thật sự lo lắng về việc dây tampon lòng thòng dưới đáy quần hay cảm thấy ngượng ngập, thì vẫn có thể mang quần ngắn để bảo vệ và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể chọn kiểu quần xinh xắn không quá rộng, và mặc chồng lên quần bơi. Để bảo đảm hơn, bạn nên chọn quần màu tối. - Quần ngắn đi biển (board shorts) kiểu nam rất phù hợp với áo bikini và không thu hút sự chú ý hay tò mò của người đối diện. - Bạn cũng có thể nói đùa là mình không tìm được quần bơi hay phải mượn của anh trai hoặc đại loại như vậy. 5. Mang đồ bơi có màu tối nếu bạn sợ kinh nguyệt thấm ra ngoài. Thường thì kinh nguyệt sẽ không bị chảy ra ngoài nếu bạn mang tampon hay cốc đựng kinh nguyệt đúng cách, nhưng bạn vẫn có thể mặc đồ bơi màu sẫm để cảm thấy an toàn hơn. Chọn tông màu dễ thương như là xanh đậm hay tím đậm và chuẩn bị tận hưởng một ngày bơi lội vui vẻ. - Bạn cũng có thể chọn bộ đồ có vải dày ở vùng kín để không phải lo lắng về việc dây tampon lộ ra ngoài. 6. Bơi một cách tự nhiên và không lo lắng về kinh nguyệt. Tự tin sải toàn bộ cơ thể dưới nước! Bạn không nên liên tục chú ý đến bộ đồ bơi hay cứ mỗi năm phút quay lại phía sau để kiểm tra phần dưới – điều này là không nên. Nếu thật sự e ngại thì bạn có thể chạy lên bờ vào phòng vệ sinh để kiểm tra. Đừng quan tâm quá nhiều mà nên tận hưởng thời gian vui vẻ này thật trọn vẹn. - Nhờ bạn gái thân thiết nhắc nhở nếu phát hiện vấn đề nảy sinh. 7. Khắc phục tình trạng đau bụng kinh và chướng bụng. Mặc dù không có phương pháp nào là tuyệt đối hiệu quả trong ngày đèn đỏ, bạn vẫn có thể áp dụng một số cách để giảm thiểu cơn đau hoặc cảm giác sình bụng xuất hiện trong thời kỳ nhạy cảm này. Tránh thức ăn chiên xào, mặn hoặc thực phẩm không tốt cho sức khỏe nói chung, kèm theo đó là chất cà-phê-in. Nếu cơn đau quá dữ dội, bạn có thể dùng Motrin hay loại thuốc khác để giảm thiểu cơn đau hành hạ. Đôi khi, bạn chỉ nên ở yên trong nước và cố gắng quên đi cơn đau trong người. 8.Chọn cách phơi nắng trong trường hợp không thoải mái khi bơi lội trong ngày đèn đỏ. Nếu việc bơi lội thật sự khó chịu, hay bạn cảm thấy không khỏe trong người, hay không tự tin xuống nước trong khi có kinh nguyệt, thì hãy từ chối thật nhẹ nhàng. Bạn có thể nói rằng: “Mình thấy không thoải mái cho lắm” và thay vào đó là nằm trên ghế và tận hưởng ánh nắng mặt trời. Nếu nhóm bạn đều là nữ thì họ sẽ hiểu ngay vấn đề. Còn nếu trong nhóm có nam giới, thì họ cũng sẽ không cảm thấy quá phiền hà. - Luôn giao lưu gần gũi với nhóm bạn, ngay cả khi họ đang ở dưới nước. Bạn có thể ngồi trên thành hồ và nhúng chân xuống nước, hoặc ngồi cách bờ biển hay cổ vũ cuộc thi đang diễn ra trên biển. - Đây là biện pháp cuối cùng mà bạn nên áp dụng nếu cảm thấy không được tự nhiên. Bạn nên luôn tự tin vui đùa trong nước bất cứ khi nào bạn muốn – cho dù là đang đến kỳ hay không. Kinh nguyệt là quá trình tự nhiên của cơ thể mà bạn nên tự hào khi được làm phụ nữ thay vì cảm thấy xấu hổ về nó. Theo Wikihow.vn http://www.webtretho.com/forum/f2402/10-me-o-la-ma-hay-co-the-du-ng-nuo-c-son-mo-ng-tay-de-la-m-2235508/ http://www.webtretho.com/forum/f2402/tuye-t-chieu-mang-vu-a-ba-t-ki-doi-gia-y-na-o-lo-lem-cu-ng-pha-i-cha-o-thua-2229954/ http://www.webtretho.com/forum/f2402/nhu-ng-ma-u-xe-ma-y-2-vo-cho-ng-cu-ng-di-vu-a-de-p-vu-a-ti-nh-2222619/ http://www.webtretho.com/forum/f73/chuyen-gia-no-i-day-la-10-gia-c-mo-ba-n-khong-bao-gio-duo-c-lo-di-2222369/ Quảng cáoLên đầu trang
Từ khóa » Cách Dùng Băng Vệ Sinh Khi đi Bơi
-
Dùng Băng Vệ Sinh Khi đi Bơi Thế Nào Là Phù Hợp? - Kotex GirlSpace
-
Cách Dùng Băng Vệ Sinh Hiệu Quả Khi đi Bơi Trong Ngày đèn đỏ
-
Cách để Đi Bơi Với Băng Vệ Sinh Trong Ngày Hành Kinh - WikiHow
-
Cách Dùng Băng Vệ Sinh Khi đi Bơi - Bidophar
-
Dùng Băng Vệ Sinh Thường Khi đi Bơi được Không?
-
Băng Vệ Sinh Có Thể đi Bơi - Sữa Non Alssafaa Life Dành Cho Mẹ Bầu
-
Cách Dùng Băng Vệ Sinh Hiệu Quả Khi đi Bơi Trong Ngày đèn đỏ
-
Có Nên Dùng Băng Vệ Sinh Khi đi Bơi Không?
-
Dùng Băng Vệ Sinh Khi đi Bơi - Beautysmile
-
Đi Bơi? Băng Vệ Sinh Bạn đã Che - Khai Dân Trí
-
Cách Dùng Băng Vệ Sinh Hiệu Quả Khi Đi Bơi Trong Kỳ Kinh Nguyệt
-
Cách Dùng Băng Vệ Sinh Khi đi Bơi - Làm Cha Cần Cả đôi Tay
-
6 Bí Kíp Cho Bạn Gái đi Biển Vào Ngày đèn đỏ - Ferrovit