Dùng Băng Vệ Sinh Thường Khi đi Bơi được Không?

Nhiều bạn nữ băn khoăn không biết dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không và cho rằng dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi sẽ khiến dịch kinh trôi ra ngoài môi trường nước gây mất vệ sinh và không đảm bảo an toàn cho cô bé. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh bạn có thể làm điều này ? Hãy cùng xem những giải pháp hoàn hảo để đi bơi trong ngày ấy trong bài viết dưới đây.

Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không?

Chị em có thể dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tốt nhất bởi việc sử dụng băng vệ sinh khi đi bơi rất dễ tràn, hay bị sũng nước và rất dễ bị tuột.

Không nên dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi trong những ngày đèn đỏ

Không nên dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi trong những ngày đèn đỏ

Cách dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi

Như vừa chia sẻ ở trên là các bạn không nên dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi nhưng nếu các bạn không chọn cho mình một giải pháp khác tốt hơn thì nên lưu ý cách dùng băng vệ sinh đúng cách dưới đây:

Bước 1: Bỏ băng vệ sinh bạn đang đeo khi đi bơi

Khi bạn chuẩn bị đi bơi, hãy tháo băng vệ sinh mà bạn đang dùng, lượng kinh nguyệt có ở băng sẽ bị trôi ra nước và dễ bị tuột.

Trước khi bơi, bạn hãy bỏ băng vệ sinh bạn đang và thay thế miếng băng vệ sinh siêu mỏng

Trước khi bơi, bạn hãy bỏ băng vệ sinh bạn đang và thay thế miếng băng vệ sinh siêu mỏng

Bước 2: Đeo băng mới dán vào đáy quần bơi

Để tránh đáy quần không bị phình ra gây phản cảm và giúp quần bơi có thể ôm sát cơ thể, chị em nên chọn loại băng vệ sinh siêu mỏng sau đó lấy băng vệ sinh ra khỏi bao bì và dán vào đáy quần bơi khô. Ngoài ra, hãy đảm bảo đồ bơi của bạn ôm sát cơ thể để góp phần giữ chặt băng vệ sinh khi chúng không còn độ dính khi tiếp xúc với nước.

Chị em nên chọn loại băng siêu mỏng để tránh gây phản cảm khi bơi

Chị em nên chọn loại băng siêu mỏng để tránh gây phản cảm khi bơi

Bước 3: Thay băng vệ sinh mỗi khi ra khỏi hồ bơi

Trong quá trình di chuyển trong nước, trọng lực và áp lực của nước sẽ giữ cho kinh nguyệt trong cơ thể của bạn, không thể chảy ra ngoài. Tuy nhiên khi ra khỏi hồ bơi, kinh nguyệt sẽ lưu thông trở lại. Do đó, khi ra khỏi hồ bơi, bạn hãy quấn khăn quanh người và đi thật nhanh vào nhà vệ sinh nhé.

Nên thay băng vệ sinh mỗi khi ra khỏi hồ bơi để tránh gặp sự cố không mong muốn

Nên thay băng vệ sinh mỗi khi ra khỏi hồ bơi để tránh gặp sự cố không mong muốn

Bước 4: Chọn đồ bơi tối màu

Nếu bạn muốn được bảo vệ thêm và lo lắng về việc băng vệ sinh sẽ bị lộ trong bộ đồ tắm khi đeo băng vệ sinh, bạn chọn đồ bơi tối màu để cảm thấy yên tâm hơn, tránh gặp phải tình huống không mong muốn.

Chọn đồ bơi tối màu để tránh bị lộ khi mang băng vệ sinh

Chọn đồ bơi tối màu để tránh bị lộ khi mang băng vệ sinh

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý chọn loại băng vệ sinh không cánh để tránh lộ ra bên ngoài đồ bơi.

Bước 5: Mặc thêm một chiếc quần bơi lửng

Nếu bạn đang dùng băng vệ sinh có cánh, bạn có thể mặc thêm một chiếc quần bơi lửng để che đi việc dùng băng vệ sinh, đồng thời giữ băng cố định hơn lúc bạn di chuyển.

Như vậy, với băn khoăn dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không thì bạn vẫn có thể dùng nếu áp dụng sử dụng đúng theo cách trên. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp tối ưu và an toàn cho bạn, cùng tìm hiểu thêm các phương pháp giúp bạn giải quyết này ở dưới đây.

Nên mặc thêm một chiếc quần bơi lửng để tự tin, thoải mái khi bơi

Nên mặc thêm một chiếc quần bơi lửng để tự tin, thoải mái khi bơi

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ khác ngoài băng vệ sinh

Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi không phải là sản phẩm duy nhất mà bạn có thể sử dụng vào ngày đèn đỏ. Thay vào đó, chị em có thể sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san để thay thế băng vệ sinh thường khi đi bơi.

  • Tampon:

Tampon là loại băng vệ sinh hình trụ, nhỏ bằng đầu ngón tay và được đặt trong âm đạo sẽ thấm hút dịch kinh ngay khi tiếp xúc, không để dịch kinh tràn ra bên ngoài. Sau 4-8h, lượng bông thấm tối đa dịch kinh bạn chỉ cần lấy tampon ra và thay tế tampon mới. Đây sẽ là một trong những giải pháp thay thế tốt nhất giúp bạn trả lời dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không ở trên.

Tampon thấm hút trực tiếp máu kinh nguyệt giúp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bạn gái

Tampon thấm hút trực tiếp máu kinh nguyệt giúp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bạn gái

Hướng dẫn cách sử dụng tampon đúng cách:

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng tampon, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm mốc lây lan vào cơ thể

Bước 2: Chọn tư thế thuận tiện (ngồi hoặc đứng), tay thuận giữ tampon, tháo bỏ bao bì.

Bước 3: Đưa đầu không có dây vào bên trong âm đạo, giữ sợi dây ở bên ngoài.

Bước 4: Đẩy tampon vào từ từ theo hướng chếch từ dưới lên trên

  • Cốc nguyệt san:

Cốc nguyệt san là giải pháp thay thế tiếp theo cho băn khoăn dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không của bạn, đem lại cảm giác an toàn, thoải mái với các hoạt động dưới nước.

Cốc nguyệt san là chiếc cốc nhỏ hình chiếc chuông ngược làm bằng silicone y tế có độ đàn hồi cao. Sau khi đưa vào âm đạo, miệng cốc bung mở ôm khít thành âm đạo, hứng toàn bộ dịch kinh tiết ra và giữ dịch kinh bên trong lòng cốc không cho máu kinh tràn ra ngoài.

Cốc nguyệt san ôm khít vào thành âm đạo để giữ kinh nguyệt, không tiếp xúc với nước

Cốc nguyệt san ôm khít vào thành âm đạo để giữ kinh nguyệt, không tiếp xúc với nước

Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san đúng cách:

Bước 1: Gấp cốc nguyệt san làm đôi theo chiều dọc, để tạo thành chữ C ở phía trên miệng cốc.

Bước 2: Bạn chọn một trong những tư thế: ngồi xổm hoặc 1 chân gác lên bồn cầu hoặc ngồi trên bồn cầu.

Bước 3: Đẩy cốc vào âm đạo, khi cốc sâu hoàn toàn trong âm đạo, bạn sẽ xoay nhẹ để cốc mở ra hoàn toàn, chống rò rỉ.

Như vậy, trong ngày đèn đỏ, bạn gái muốn bơi lội, tập luyện các môn thể thao thoải mái nên lựa chọn tampon hoặc cốc nguyệt san sẽ giúp quá trình hoạt động thoải mái, an toàn hơn.

Những lưu ý khác khi đi bơi ngày đèn đỏ

Bên cạnh việc trang bị băng vệ sinh hay các sản phẩm hỗ trợ khi đi bơi, bạn gái cũng nên lưu ý một vài điều dưới đây để có thêm những khoảnh khắc vui vẻ trọn vẹn nhé.

  • Không nên ăn những đồ chiên xào, đồ mặn hay các chất kích thích như rượu, bia, cà phê để hạn chế tình trạng khó chịu trong chu kỳ: đau bụng kinh, chướng bụng, đau lưng…

  • Nên bơi lội trong nước ấm (vào mùa đông) và không nên bơi quá lâu sẽ khiến cơ thể bị lạnh, dễ gây mệt mỏi, đau bụng trong chu kỳ.

  • Nếu dùng tampon nên thay ngay sau khi bơi: Để đảm bảo vệ sinh cho cô bé, tránh viêm nhiễm...

  • Không nên liên tục chú ý đến bộ đồ bơi hay quay lại phía sau để kiểm tra phần dưới để tránh cảm giác không thoải mái.

Tự tin, thoải mái bơi lội trong ngày đèn đỏ để tránh bỏ lỡ những kỷ niệm đẹp

Tự tin, thoải mái bơi lội trong ngày đèn đỏ để tránh bỏ lỡ những kỷ niệm đẹp

Hy vọng qua bài viết chia sẻ dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không này sẽ giúp bạn nắm rõ cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em nên hạn chế đi bơi vào những ngày này để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Thay vì vậy, chị em có thể tắm nắng hoặc đi dạo bên bờ biển để ngắm cảnh, thư thái tinh thần và giảm cảm giác khó chịu trong những ngày đèn đỏ.

Từ khóa » Cách Dùng Băng Vệ Sinh Khi đi Bơi