Bơm Trợ Lực Tay Lái Xe Tải - Những điều Không Phải Ai Cũng Biết
Có thể bạn quan tâm
Bơm trợ lực tay lái xe tải là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển xe tải các loại. Việc hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trợ lực lái sẽ giúp tài xế điều khiển xe an toàn và dễ dàng hơn. Chính vì vậy ngay sau đây sẽ là những tìm hiểu chi tiết về hệ thống bơm trợ lái xe tải. Và một số các lỗi hư hỏng phổ biến mà trợ lực tay lái hay gặp phải
Mục Lục
- 1 Trợ lực tay lái là gì
- 1.1 1/ Trợ lực tay lái để làm gì
- 1.2 2/ Cấu tạo hệ thống bơm trợ lực tay lái xe tải
- 1.3 3/ Nguyên lý trợ lực tay lái
- 2 Lỗi thường gặp của bơm trợ lực tay lái xe tải
- 2.1 1/ Bơm trợ lực lái kêu
- 2.2 2/ Xe mất trợ lực tay lái
- 3 Dầu trợ lực lái xe tải
- 3.1 1/ Dầu trợ lực lái là dầu gì
- 3.2 2/ Giá dầu trợ lực tay lái ô tô
Trợ lực tay lái là gì
Hiện nay, tất cả các dòng xe tải chở hàng nói chung đều được thiết kế và trang bị bộ phận bơm trợ lực tay lái. Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản như sau
1/ Trợ lực tay lái để làm gì
Trợ lực tay lái xe tải được hiểu đơn giản là một cánh tay đòn dẫn động. Hoạt động qua lại bằng áp suất dầu. Có vai trò giúp cho việc đánh lái xe trở nên nhẹ nhàng hơn. Bộ phận bơm trợ lực tay lái xe tải có khả năng giúp giảm độ rung lắc của tay lái khi xe chạy với tốc độ cao.
Bơm trợ lực lái xe tải có tác dụng ổn định tay lái theo chiều ngang. Nguyên lý hoạt động của chúng là sử dụng áp suất dầu di chuyển qua lại trong một bình chứa ở dạng ống hẹp và dài.
Trong đó, việc thiết kế một cửa đóng mở nhằm hạn chế lượng dầu chạy qua lại. Nhờ vậy giúp tạo ra sự kiểm soát về mặt di chuyển của thanh giảm chấn nhanh hay chậm.
Như vậy, ta có thể thấy bộ trợ lực xe tải là bộ phận sử dụng một phần công suất của động cơ. Để tạo ra áp suất dầu thuỷ lực. Có vai trò hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng để chuyển hướng chuyển động của xe
2/ Cấu tạo hệ thống bơm trợ lực tay lái xe tải
Các bộ phận chính của hệ thống bơm trợ lực tay lái xe tải cơ bản sẽ bao gồm: bơm dầu, van phân phối, xi-lanh trợ lực và hộp cơ cấu lái.
Tùy vào bố trí của van phân phối mà sẽ có 3 loại trợ lực dầu chính là: van phân phối và xi-lanh kết hợp trong cơ cấu lái, van phân phối và xi-lanh kết hợp trong đòn kéo, van phân phối và xi-lanh bố trí riêng biệt.
3/ Nguyên lý trợ lực tay lái
Bơm trợ lực xe tải sẽ nhận công suất từ động cơ khi hoặt động. Và tạo ra áp suất dầu cần thiết. Khi tài xế đánh vô-lăng, van phân phối sẽ hoạt động và đưa áp suất dầu vào trong xi-lanh. Từ đó piston sẽ di chuyển thanh răng lái và điều khiển bánh xe dẫn hướng.
Trong quá trình hoạt động, bơm trợ lái được dẫn động bằng động cơ. Do đó lưu lượng của bơm sẽ thay đổi theo tốc độ của động cơ. Khi động cơ quay chậm thì lưu lượng dầu sẽ nhỏ. Do đó tài xế cần tác động một lực lớn hơn. Còn khi động cơ quay nhanh thì lưu lượng dầu cũng sẽ lớn hơn gấp nhiều lần. Bởi vậy, tài xế chỉ cần tác động một lực nhỏ hơn.
Lỗi thường gặp của bơm trợ lực tay lái xe tải
Là một trong những bộ phận chịu trách nhiệm về khả năng đánh lái của hệ thống điều khiển. Thì việc chú ý đến các sự cố và dấu hiệu bất thường của bơm trợ lực lái xe tải là điều vô cùng quan trọng. Nhằm đảm bảo an toàn một cách tối đa khi điều khiển xe vận chuyển
1/ Bơm trợ lực lái kêu
Những tiếng kêu lạ phát ra từ hệ thống trợ lực lái chắc chắn là do tình trạng dầu bị chảy, rò rỉ hoặc cạn dầu. Do khi bơm trợ lực lái bị hỏng sẽ là cho dầu bị mài mòn. Làm lưu lượng dầu trợ lực dùng để bôi trơn bị giảm đi đáng kể. Điều này sẽ gây ra các tiếng rít, kêu bất thường khi nổ máy
Thậm chí khi lái xe, xoay vô lăng cũng có thể nghe thấy tiếng kêu rít lớn. Do dây curoa bị chai hoặc bị trùng. Làm chúng không truyền đủ lực tới bơm trợ lực lái. Khiến cho bơm trợ lực trên xe không bơm đủ áp suất dầu. Làm cho tay lái nặng và tạo ra các tiếng kêu rít.
Chính vì vậy mà nếu như phát hiện xe bị kêu khi nổ máy hay xoay vô lăng. Thì tài xế cần đưa xe tới trung bảo dưỡng để được hỗ trợ kịp thời. Đảm bảo thay dầu hoặc sửa chữa đúng cách nhất
2/ Xe mất trợ lực tay lái
Việc điều khiển xe tải mất trợ lực lái sẽ vô cùng nguy hiểm và mất an toàn khi lưu thông. Bởi lúc này, tay lái sẽ khá nặng và khi quay vô lăng cảm giác sẽ bị cứng. Điều này sẽ làm cho các tài xế khó căn chỉnh được hướng di chuyển khi gặp chướng ngại vật hoặc các phương tiện di chuyển khác
Và tình trạng xe tải mấy trợ lực lái sẽ có 2 trường hợp như sau. Các tài xế nhất định cần nắm rõ để biết cách xử lý sao cho an toàn khi điều khiển xe
+ Xe bị mất trợ lực lái từ từ
+ Xe mất trợ lực tay lái bất ngờ
Dầu trợ lực lái xe tải
Đối với hệ thống bơm trợ lực tay lái xe tải chạy bằng xi lanh thủy lực này. Thì hầu như các lỗi hư hỏng như trên đều là do tác động của dầu trợ lực không đủ tốt. Để đảm bảo cung cấp cho hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn
Chính vì vậy mà các tài xế cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng dầu trợ lực phù hợp, chất lượng và chú ý thay dầu định kỳ
1/ Dầu trợ lực lái là dầu gì
Hiện nay có khá nhiều tài xế nhầm lẫn tai hại khi sử dụng dầu nhớt động cơ để bôi trơn cho bộ phận trợ lực tay lái. Bởi mỗi bộ phận có vai trò khác nhau đều sẽ yêu cầu loại dầu nhớt đảm bảo phù hợp và chỉ số đạt chuẩn riêng biệt. Có như vậy mới đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất khi sử dụng
Vậy dầu trợ lực lái là dầu gì? Với mỗi loại thiết bị và bộ phận bơm trợ lực khác nhau. Thì sẽ phù hợp với loại nhớt có chỉ số khác nhau. Do đó, để biết được hệ thống bơm trợ lực tay lái xe tải của mình tương ứng với loại dầu nhớt nào. Thì tài xế có thể đến những đơn vị cung cấp dầu nhớt hoặc các gara sửa chữa. Để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng dầu trợ lực chi tiết, đúng cách nhất
2/ Giá dầu trợ lực tay lái ô tô
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại dầu trợ lực tay lái khác nhau. Mỗi loại lại có đặc tính và ưu nhược điểm riêng của từng sản phẩm. Do đó mà giá thành của chúng cũng sẽ có sự chênh lệch giữa từng loại
Về cơ bản thì các loại dầu trợ lái xe tải, xe ô tô thường sẽ dao động ở mức giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng. Tuy từng loại, từng thương hiệu và đặc tính khác nhau
Như vậy, trên đây là những thông tin chi tiết về hệ thống bơm trợ lực tay lái xe tải mà bất cứ tài xế nào cũng nên biết. Hy vọng với những thông tin này đã có thể giúp các tài xế hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng, bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái an toàn. Đảm bảo thuận lợi trên mọi cung đường
Rate this postTừ khóa » Trợ Lực Tay Lái Là Gì
-
Các Loại Trợ Lực Tay Lái ô Tô Và Lỗi Thường Gặp
-
Trợ Lực Tay Lái Là Gì? Vì Sao Phải Lắp Trợ Lực Cho Xe Phân Khối Lớn?
-
Trợ Lực Lái ô Tô Là Gì: Phân Loại, Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động - VinFast
-
Dầu Trợ Lực Tay Lái Là Gì? Khi Nào Cần Thêm Dầu Trợ Lực Cho Xe ô Tô ...
-
Tìm Hiểu Tác Dụng Trợ Lực Tay Lái Cho Xe độ
-
Trợ Lực Tay Lái Là Gì, Nguyên Lý Hoạt động Và Hiệu Quả Thực Tế Trên Xe ...
-
Trợ Lực Tay Lái Là Gì? Ứng Dụng Trong Ô Tô - Xe Máy Ra Sao ?
-
Tổng Hợp Các Loại Trợ Lực Tay Lái Xe Máy - Lê Thanh Decal
-
Trợ Lực Tay Lái Là Gì? Các Loại Trợ Lực Tay Lái ô Tô Và Lỗi Thường Gặp - ASB
-
Dầu Trợ Lực Tay Lái Là Gì ? Những Kiến Thức Cơ Bản Cho Cánh Lái Xe
-
Trợ Lực Tay Lái Trên Xe độ - Tại Sao Lại Cần Thiết? - Cafeauto
-
Trợ Lực Vô-lăng Là Gì Và Nó Hoạt động Như Thế Nào?
-
Lựa Chọn Tay Lái Trợ Lục điện Hay Thuỷ Lực?
-
#Bạn Đã Biết Gì Về Trợ Lực Tay Lái? - Đại Thịnh Phát