Trợ Lực Tay Lái Là Gì? Ứng Dụng Trong Ô Tô - Xe Máy Ra Sao ?
Có thể bạn quan tâm
Trợ lực tay lái ô tô và trợ lực tay lái xe máy tác dụng gì đối với “mỗi đứa con tinh thần” của những người chơi xe. Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, phong trào chơi xe phân khối lớn đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Một trong những điều quan trọng ngay sau khi “tậu” được một chiếc xe cho riêng mình đó chính độ thêm nhiều “món” khác nhằm tăng thêm độ “ngầu” cho xe. Và trong số đó không thể không nhắc đến trợ lực cho tay lái. Vậy tác dụng của việc làm này sẽ giúp ích cho chiếc xe của bạn như thế nào? Xin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có được những giải đáp thuyết phục nhất nhé!
Contents
- 1 Trợ lực tay lái là gì? Thông tin chi tiết về trợ lực tay lái ô tô
- 1.1 Khái niệm
- 1.2 Tác dụng của tay lái trợ lực đối với xe ô tô
- 1.2.1 – Trợ lực cho tay lái thủy lực:
- 1.2.2 – Trợ lực cho tay lái điện tử
- 1.3 Trợ lực tay lái xe máy
Trợ lực tay lái là gì? Thông tin chi tiết về trợ lực tay lái ô tô
Khái niệm
Trước khi tìm hiểu tác dụng của loại linh kiện này thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm của nó? Với những dòng xe có phân khúc lớn hay mã lực cao thì cần phải có tay lái trợ lực (Damper) để giúp chúng ta cân bằng tay lái và giảm hiện tượng mất ổn định của tay lái khi qua gờ giảm xóc hay những “ổ gà” ở trên đường.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì Damper là một cánh tay đòn dẫn động qua lại bằng áp suất dầu giống như trên xe ô tô giúp việc đánh lái được nhẹ nhàng hơn. Còn với xe máy thì Damper sẽ giúp giảm độ rung lắc của tay lái khi chạy với tốc độ cao.
Tác dụng của tay lái trợ lực đối với xe ô tô
Trợ lực tay lái cho xe ô tô có 2 loại: Trợ lực cho tay lái thủy lực hay còn gọi là trợ lực dầu.
và trợ lực tay cho lái điện tử
– Trợ lực cho tay lái thủy lực:
Đây là hệ thống trợ lực được ra đời đầu tiên và được biết đến nhiều nhất nhờ vào kết cấu đơn giản, chi phí lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thấp và đơn giản. Trước đây, dòng xe phổ biến tại Việt Nam được trang bị tay lái trợ lực dầu phải kể đến đầu tiên chính là Toyota Corolla.
Kết cấu các bộ phận chính của hệ thống bao gồm: van phân phối,bơm dầu,xi-lanh trợ lực và hộp cơ cấu lái. Tùy vào việc bố trí của van phân phối sẽ có 3 loại trợ lực dầu chính: van phân phối + xi-lanh kết hợp trong cơ cấu lái, van phân phối + xi-lanh kết hợp trong đòn kéo, van phân phối + xi-lanh bố trí riêng biệt.
Bơm trợ lực sẽ nhận công suất từ động cơ và tạo thành áp suất dầu. Khi tài xế đánh vô-lăng, van phân phối sẽ hoạt động đồng thời đưa áp suất dầu vào bên trong xi-lanh, từ đó piston sẽ di chuyển thanh lái và điều khiển bánh xe di chuyển.
Nhờ áp suất của dầu thuỷ lực mà lực tác dụng lên tay lái giảm đi nên tài xế không phải quay tay lái quá nhiều lần. Vì bơm dầu nhận công suất từ động cơ nên khi nổ máy thì hệ thống mới hoạt động.Điều này bất tiện trong việc đánh tay lái khi tắt động cơ và dừng xe. Khi ở vận tốc cao, áp lực dầu lớn khiến tay lái có thể nhạy quá mức cần thiết. Và vấn đề thường gặp nhất là thiếu dầu trợ lực, nguyên nhân có thể từ các nút chặn cao su lão hóa hoặc bình chứa dầu bị thủng dẫn đến việc bị rò rỉ.
Ưu điểm:
+ Dùng hệ thống trợ lực vô lăng ô tô thủy lực mang đến cảm giác lái chân thực.
+ Chi phí bảo dưỡng thấp
+ Hệ thống của trợ lực này chỉ xảy ra những hỏng hóc nhỏ, cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng là được.
Nhược điểm:
+ Cấu tạo và lắp đặt trợ lực vô lăng ô tô thủy lực rất phức tạp, chiếm khá nhiều không gian.
+ Trọng lượng của hệ thống trợ lực khá nặng.
– Trợ lực cho tay lái điện tử
Nguyên lý hoạt động của hệ thống trợ lực lái điện cũng không quá phức tạp. Khi mô men xoắn được lắp đặt tại trực lái gửi tín hiệu về góc lái cho hệ thống xử lý ECU. Khi đó, hệ thống sẽ tính toán và truyền đến cho mô tơ điện một dòng điện phù hợp. Nhờ có dòng điện này mà bánh răng hoạt động giúp cho trục tay lái xoay theo hướng mà người điều khiển xe mong muốn.
Ưu điểm:
+ Tốc độ xe phụ thuộc vào mức độ tay lái
+ Hệ thống ít khi bị hư hỏng
+ Tiết kiệm nhiên liệu hơn
+ Trọng lượng nhẹ tạo thuận lợi cho việc sửa chữa được dễ dàng hơn.
Nhược điểm:
+ Khi hệ thống lái điện bị hư hỏng phần cứng thì buộc phải thay mới toàn bộ nên tốn khá nhiều chi phí.
+ Khi chạy với tốc độ cao, đặc biệt là ở những khúc cua gấp động cơ vẫn quay dù đã cố tình ngắt điện.
+ Thỉnh thoảng vô lăng quá nhẹ, khiến tài xế gần như không có cảm giác lái.
Trợ lực tay lái xe máy
Trợ lực dành cho tay lái giúp duy trì sự ổn định của xe, giữ vững tay lái khi xe đang ở tốc độ cao, giúp xe giữ vững thăng bằng, không bị chao đảo. Lúc bạn chạy qua “ổ gà” hoặc vô tình nhích ga làm nhấc bánh dẫn đến tình trạng xe mất ổn định thì nếu xe gắn trợ lực sẽ giúp giảm bớt sự rung của xe. Ngay cả trong lái xe tốc độ cao, trợ lực cũng sẽ giúp giữ cho xe giữ được cân bằng trọng tâm của tay lái. Điều này giúp việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn và làm giảm mệt mỏi cho người lái xe.
Trợ lực được ví như 1 tay đòn, có thể linh động di chuyển , cấu tạo là 1 chiếc ty di chuyển trên thanh trục bọc phía ngoài. Tác dụng chính là giúp tay lái được chắc chắn, không bị chao đảo ở vận tốc tao. Bởi trên thân trợ lực có một núm dùng để chỉnh áp lực nén của dầu, có thể điều chỉnh nhẹ, hoặc nặng tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Có rất nhiều loại trợ lực trên thị trường, từ trợ trung tâm gắn trên trục chảng ba, cho đến trợ lực dạng thanh trượt và trợ lực điện hoạt động tùy theo tốc độ của xe. Dù là loại nào đi chăng nữa thì chúng đều có chung một tác dụng. Một số có thể được điều chỉnh khoảng 10 cấp độ, một số thương hiệu có thể điều chỉnh độ nhớt lên 30-40 cấp độ. Khi xảy ra triệu chứng rủi ro, trợ lực có van đặc biệt sẽ tăng áp lực nén của dầu (chẳng hạn như trợ lực hyperpro RSC) để giảm thiểu rủi ro đồng thời ngăn chặn rung động bất ngờ.
Việc lắp trợ lực tay lái ô tô và trợ lực tay lái xe máy sẽ giúp việc đi đường của bạn an toàn hơn. Việc lựa chọn cho xe của mình những loại trợ lực phù hợp cũng có thể giúp các bạn thỏa được niềm đam mê chơi xe. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc chăm sóc “đứa con tinh thần” của mình.
Phạm Xuân ThanhTôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.
Từ khóa » Trợ Lực Tay Lái Là Gì
-
Các Loại Trợ Lực Tay Lái ô Tô Và Lỗi Thường Gặp
-
Trợ Lực Tay Lái Là Gì? Vì Sao Phải Lắp Trợ Lực Cho Xe Phân Khối Lớn?
-
Trợ Lực Lái ô Tô Là Gì: Phân Loại, Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động - VinFast
-
Dầu Trợ Lực Tay Lái Là Gì? Khi Nào Cần Thêm Dầu Trợ Lực Cho Xe ô Tô ...
-
Tìm Hiểu Tác Dụng Trợ Lực Tay Lái Cho Xe độ
-
Trợ Lực Tay Lái Là Gì, Nguyên Lý Hoạt động Và Hiệu Quả Thực Tế Trên Xe ...
-
Tổng Hợp Các Loại Trợ Lực Tay Lái Xe Máy - Lê Thanh Decal
-
Trợ Lực Tay Lái Là Gì? Các Loại Trợ Lực Tay Lái ô Tô Và Lỗi Thường Gặp - ASB
-
Dầu Trợ Lực Tay Lái Là Gì ? Những Kiến Thức Cơ Bản Cho Cánh Lái Xe
-
Bơm Trợ Lực Tay Lái Xe Tải - Những điều Không Phải Ai Cũng Biết
-
Trợ Lực Tay Lái Trên Xe độ - Tại Sao Lại Cần Thiết? - Cafeauto
-
Trợ Lực Vô-lăng Là Gì Và Nó Hoạt động Như Thế Nào?
-
Lựa Chọn Tay Lái Trợ Lục điện Hay Thuỷ Lực?
-
#Bạn Đã Biết Gì Về Trợ Lực Tay Lái? - Đại Thịnh Phát