Bồn Chồn Kéo Dài Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Cách Chữa Trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Dương, năm nay tôi 35 tuổi. Thời gian gần đây (tầm hơn 1 tháng) tôi thường xuyên có cảm giác bồn chồn, lúc nào cũng cảm thấy không yên và tình trạng này không thuyên giảm, thậm chí nó khiến tôi nhiều đêm mất ngủ. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi đang mắc bệnh không?
Trả lời:
Chào bạn Dương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau khi tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về triệu chứng bạn đang mắc phải đó BỒN CHỒN như sau:
1. Bồn chồn là gì
2. Các biểu hiện đi cùng triệu chứng bồn chồn
3. Nguyên nhân gây ra bồn chồn
4. Lời khuyên của bác sĩ
5. Bác sĩ điều trị
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
⌨ CHAT FACEBOOK
Tư vấn qua CHAT ZALO
===
1. Bồn chồn trong người là gì?
Bồn chồn có vẻ như là một triệu chứng mơ hồ nhưng có rất nhiều người đang phải chống chọi với nó. Bồn chồn là một triệu chứng quan trọng của nhiều bệnh khác nhau. Bồn chồn làm bạn mệt mỏi mà không có cách nào làm giảm bớt được nếu bạn không biết được nguyên nhân gây ra nó. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm, đặc biệt nếu bạn đang bị rối loạn lo âu. Trước khi đi tìm nguyên nhân gây ra bồn chồn, hãy tìm hiểu xem bồn chồn là gì.
Bồn chồn là một phản ứng của cơ thể có thể gây căng thẳng cho thần kinh hoặc cho thể chất. Khi bạn cảm thấy bồn chồn, nhịp tim của bạn tăng lên, bạn thở nhanh hơn và không thể tập trung vào chuyện gì khác, sau một thời gian cảm giác này sẽ biến mất. Cảm thấy bồn chồn trước một sự kiện lớn sắp diễn ra như phỏng vấn xin việc hay một quyết định trọng đại là chuyện bình thường, nhưng bồn chồn kéo dài dai dẳng thì không hẳn như vậy. Nó làm cho cơ thể của bạn luôn trong tình trạng chiến đấu, đặc biệt là vào ban đêm.
2. Các biểu hiện thường đi cùng triệu chứng bồn chồn
Về cơ bản, bồn chồn là cảm giác không thể ngồi yên được. Não bạn sẽ bị chiếm đóng bởi các suy nghĩ dẫn tới lo âu. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng lo âu, bạn có thể xem tại đây.
Sự lo âu đó sẽ tiếp tục gia tăng và tạo ra các triệu chứng về thể chất. Các triệu chứng thể chất đó có thể là:
- Khó ngủ: bạn sẽ quơ tay quơ chân, xoay qua quay lại trên giường ngủ, lật tung mền ra và không thể ngủ yên được.
- Bồn chồn kéo dài có thể dẫn tới mệt mỏi, mất ngủ, các cơn ác mộng và ảnh hưởng tới khả năng tình dục của bạn
Bồn chồn là triệu chứng của nhiều bệnh mà khi kết hợp với các triệu chứng khác, nó hầu như luôn đại diện cho một vài bệnh cụ thể. Chẳng hạn như bồn chồn là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng bồn chồn
Nguyên nhân chính gây bồn chồn thường là một bệnh khác như bệnh về thể chất hay một rối loạn tâm thần. Các rối loạn chính có thể gây bồn chồn là:
- Rối loạn lo âu và các rối loạn có liên quan như cơn hoảng loạn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể gây bồn chồn ở các mức độ khác nhau
- Lo lắng
- Mất ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngưng thở khi ngủ
- Hội chứng chân không yên là một trong các bệnh bạn có thể phải chịu đựng nếu bạn bị bồn chồn dai dẳng. Hội chứng này làm bạn di chuyển chân liên tục không ngơi nghỉ do bạn cảm thấy chân bị chuột rút và chỉ có thể giảm bớt cảm giác đó bằng cách di chuyển tới lui. Mặc dù đây là bệnh hay gặp khi bạn bị bồn chồn kéo dài, các bệnh khác cũng có thể gây ra triệu chứng này như hội chứng ruột kích thích.
- Rối loạn giảm chú ý
- Các hành vi liên quan tới việc dùng thuốc – lạm dụng thuốc, kết hợp thuốc hoặc chỉ là các thuốc có tác dụng phụ gây bồn chồn
- Bệnh cường giáp
- Bệnh trầm cảm
Nếu bạn không phải chịu đựng các chứng bệnh đã kể trên, vẫn có các yếu tố khác làm bạn cảm thấy bồn chồn như ăn quá nhiều vào buổi tối hay ăn quá nhiều đường làm adrenaline tăng lên nhanh chóng, gây ra cảm giác bồn chồn.
4. Lời khuyên của bác sĩ
Nếu bạn biết bạn dễ bị bồn chồn, hãy giảm lượng thức ăn ăn vào buổi tối và lựa chọn các loạn thức ăn tự nhiên, lành mạnh và dễ dàng tiêu hóa.
Tránh sử dụng đồ uống có cồn, caffeine hay các chất kích thích khác gần giờ ngủ để tránh cảm giác bồn chồn.
Tránh căng thẳng bằng cách thư giãn đầu óc, tập yoga, thiền, viết nhật kí hoặc các phương pháp thư giãn khác để tránh cảm giác bồn chồn. Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, tập thể dụng mỗi ngày, ăn đúng giờ và không ăn nhiều gần giờ đi ngủ.
Nếu các cách trên không giúp bạn cải thiện triệu chứng, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị sớm. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Từ khóa » Bụng Bồn Chồn Buồn Nôn
-
Ợ Hơi Chướng Bụng Buồn Nôn - Nguyên Nhân Và Biến Chứng Cần ...
-
Những Nguyên Nhân, Triệu Chứng Buồn Nôn Khó Chịu Trong Bụng
-
Nguyên Nhân Nào Dẫn đến Tình Trạng Buồn Nôn Chán ăn
-
Cảm Thấy Nôn Nao Có Làm Sao Không? | Vinmec
-
Làm Gì Khi Tâm Trạng Bồn Chồn Bất An Kéo Dài? | Vinmec
-
Những Nguyên Nhân Không Ngờ Gây Ra Tình Trạng Buồn Nôn - Kenh14
-
Buồn Nôn Nhưng Không Nôn được - Nguyên Nhân Do đâu
-
Chướng Bụng Đầy Hơi Buồn Nôn Là Bệnh Gì, Làm Sao Điều Trị?
-
10 NGUYÊN NHÂN KHIẾN DẠ DÀY KHÓ CHỊU - Bệnh Viện AIH
-
Buồn Nôn Và Nôn Trong Giai đoạn Sớm Của Thai Kỳ - MSD Manuals
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
BẢY DẤU HIỆU NHẬN BIẾT STRESS - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
️ 11 Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Rối Loạn Lo âu (Anxiety Disorders)
-
[BẬT MÍ] 11 Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Hiệu Quả Dứt điểm