Bốn Mùa - Trời Và đất By Sándor Márai - Goodreads
Có thể bạn quan tâm
Jump to ratings and reviewsWant to readKindle $9.23Rate this bookBốn mùa - Trời và đất
Sándor Márai, Giáp Văn Chung (Translator)
4.23Want to readKindle $9.23Rate this bookBốn mùa (1938), Trời và Đất (1942), mượn ẩn dụ từ sự trải nghiệm cuộc sống, qua những quy luật linh thiêng mà hiển nhiên: đất- trời, cao- thấp, sự tuần hoàn luân chuyển của vạn vật qua nóng- lạnh, héo- tươi, sinh- diệt... để làm phát lộ những ẩn khuất trong mối tương quan giữa con người, giữa lý tưởng và bản năng, giữa những cách thức khác nhau để trở nên "vĩnh cửu" về mặt tinh thần, viết... Márai đã phát hiện khía cạnh nhân tính trong những ý niệm tưởng chừng vô luân, những giá trị cao cả trong điều vụn vặt. Một hình dung về F. R. Chateaubriand khi không mang "vòng hào quang" người đời gán ghép, nhanh nhảu rẽ vào nhà thổ. Một Goethe "cháu ông thợ may" chưa bao giờ thành đạt, ở Weirma. Lòng nhân từ trái khoáy khi mua được phẩm hạnh con người trong nhà chứa...Bằng ngôn từ tinh tế nhưng sắc bén, khả năng theo đuổi những liên tưởng vừa trữ tình đáng kinh ngạc, Márai đồng thời tạo ra một thế giới ứ đầy chất thơ, với vẻ đẹp tráng lệ và não nùng của cuộc sống đang vận động đến sự lụi tàn sầu thảm tất yếu, nhưng kiêu hãnh với những giá trị tinh thần bền vững.- GenresClassicsHungaryLiteratureNonfictionShort Stories
572 pages, Paperback
First published January 1, 1937
Book details & editionsLoading interface...Loading interface...About the author
Sándor Márai
182 books1,105 followersSándor Márai (originally Sándor Károly Henrik Grosschmied de Mára) was a Hungarian writer and journalist.He was born in the city of Kassa in Austria-Hungary (now Košice in Slovakia) to an old family of Saxon origin who had mixed with magyars through the centuries. Through his father he was a relative of the Ország-family. In his early years, Márai travelled to and lived in Frankfurt, Berlin, and Paris and briefly considered writing in German, but eventually chose his mother language, Hungarian, for his writings. He settled in Krisztinaváros, Budapest, in 1928. In the 1930s, he gained prominence with a precise and clear realist style. He was the first person to write reviews of the work of Kafka.He wrote very enthusiastically about the Vienna Awards, in which Germany forced Czechoslovakia and Romania to give back part of the territories which Hungary lost in the Treaty of Trianon. Nevertheless, Márai was highly critical of the Nazis as such and was considered "profoundly antifascist," a dangerous position to take in wartime Hungary.Marai authored forty-six books, mostly novels, and was considered by literary critics to be one of Hungary's most influential representatives of middle class literature between the two world wars. His 1942 book Embers (Hungarian title: A gyertyák csonkig égnek, meaning "The Candles Burn Down to the Stump") expresses a nostalgia for the bygone multi-ethnic, multicultural society of the Austro-Hungarian Empire, reminiscent of the works of Joseph Roth. In 2006 an adaptation of this novel for the stage, written by Christopher Hampton, was performed in London.He also disliked the Communist regime that seized power after World War II, and left – or was driven away – in 1948. After living for some time in Italy, Márai settled in the city of San Diego, California, in the United States.He continued to write in his native language, but was not published in English until the mid-1990s. Márai's Memoir of Hungary (1944-1948) provides an interesting glimpse of post World War II Hungary under Soviet occupation. Like other memoirs by Hungarian writers and statesmen, it was first published in the West, because it could not be published in the Hungary of the post-1956 Kádár era. The English version of the memoir was published posthumously in 1996. After his wife died, Márai retreated more and more into isolation. He committed suicide by a gunshot to his head in San Diego in 1989.Largely forgotten outside of Hungary, his work (consisting of poems, novels, and diaries) has only been recently "rediscovered" and republished in French (starting in 1992), Polish, Catalan, Italian, English, German, Spanish, Portuguese, Czech, Danish, Icelandic, Korean, Dutch, and other languages too, and is now considered to be part of the European Twentieth Century literary canon.Ratings & Reviews
What do you think?Rate this bookWrite a ReviewFriends & Following
Create a free account to discover what your friends think of this book!Community Reviews
4.23 5 stars154 (46%)4 stars121 (36%)3 stars42 (12%)2 stars11 (3%)1 star4 (1%)Search review textFiltersDisplaying 1 - 30 of 54 reviewsChim Cụt62 reviews108 followersJune 15, 2021TIÊU ĐỀ Ở CUỐI BÀINhiều người đọc Cuộc sống ở trước mặt của Romain Gary rồi mới đọc Lời hứa lúc bình minh, xong cảm thán cứ ngỡ quyển trước đã hay thế mà quyển sau còn hay hơn quyển trước. Mình chẳng được hưởng thụ cảm giác này với Romain, e là với Márai Sándor. Nghe đồn Bốn mùa, trời và đất hơi bị hay và Lời cỏ cây còn hơn thế nữa. Chưa tìm được cuốn hay nhất thôi thì mình đọc hay nhì.Non nửa cuốn sách, mình gần như không nắm bắt được tác giả viết gì. Mình quen với tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn... những kiểu viết có đầu có (hoặc không có) đuôi. Mình bụng bảo dạ, uổng công tìm cuốn này lại còn hí hửng vác thêm em thứ hai khi thấy bản cũ ở tiệm sách quê, chắc cỡ 3* trên Goodreads thôi. Ờ, vậy mà Bốn mùa, trời và đất đã lấy được niềm tin ở mình theo sự mỏng đi của số trang còn lại bằng thứ hạng sao ngày càng cao, chạm tới ngưỡng cao nhất - một sự thay đổi từ già nửa cuốn sách cho đến khi đánh máy lại những câu trích dẫn tâm đắc.Như đã nói, đây là quyển sách chẳng có đầu có đuôi. Nó đặc biệt và kỳ lạ. Mở một trang bất kỳ, bạn có thể bắt đầu cuốn sách rồi á và cũng tiện thể kết thúc nó luôn trong cùng trang, nếu muốn và đương nhiên là nếu quá được đi chớ. Trừ bỏ cân nặng, cuốn sách lý tưởng cho những chuyến đi - tàu lửa xe khách máy bay hoặc toilet đều ổn cả. Cuốn sách không cần đến các phụ kiện kẹp trang này nọ hay nhanh gọn là gấp một góc, bạn không cần phải tiếp nối những gì đã đọc trước đó. Bởi vì lại như đã nói, bạn đã bắt đầu và kết thúc trong lần đọc trước rồi, vậy nên sẽ chẳng có gì bỏ dở để cần phải tiếp tục cả. Thế, bạn có thể đi luôn đến trang cuối hoặc quay về trang đầu hay lùi lại một đôi trang. Kiểu gì cũng được, không ảnh hưởng bố con nhà nào.Bốn mùa, trời và đất là bất kỳ và ngẫu hứng, lung tung và lộn xộn, bí ẩn và bất ngờ.Về hình thức.Về nội dung.Márai nhìn thấy tất cả rồi viết về hết thảy nhưng cũng chỉ thấy duy nhất một thứ và chỉ viết về mình nó. Độc giả sẽ như được thưởng lãm một cuốn album tối giản vô đề (không có chủ đề, chứ hổng phải không có tên, có mà tên đầy ra), người xem hiểu được, ố ố la la, đôi ta đồng điệu đến chất lừ, người xem không hiểu cái khỉ gì, ôi giời, thế mới là nghệ thuật mà.Người xem là mình đây cũng hiểu chút chút, thậm chí nhiều chút những suy tư của ông, đặc biệt là về nghiệp viết, về sách, bút, đọc sách, viết sách. Nếu bạn hay hí hoáy này nọ hoặc có ý định theo nghiệp ông, mình chân thành khuyên bạn nên tìm đọc quyển sách. Hãy quẳng khỏi đầu những khung ảnh tối giản nhắc đến bên trên. Hãy đọc chậm, suy ngẫm, đúc rút, chiêm nghiệm câu vàng chữ ngọc của gã nhiếp ảnh gia cầm bút này, tự bạn sẽ có được ánh sáng cho con đường còn đang mờ câm, mà dẫu nó có xán lạn thì cũng cứ đọc đi, không thừa. Vitamin C có thừa cũng chẳng hại gì cho cơ thể. Trong trường hợp bạn ngại với độ dày 572 trang thì đây, mình gom lại giúp (bằng ngôn ngữ loài chim cụt).- Nếu những gì bạn viết bóng bẩy, nhẵn nhụi như từ thẩm mỹ viện văn chương bước ra thì Chúa tôi, Giêsu tôi, Amen, Márai sẽ không phải độc giả của bạn. (tr87)- Nghề văn là lao động cực nhọc đầu tắt mặt tối. (tr109)- Hãy viết bằng bút, vì cái gì không viết bằng bút đều là dối trá xỏ lá. (tr110)- Không cần phượt nhiều để tìm cảm hứng, quan trọng là chính bạn phượt. (tr119)- Hãy viết như bạn sống, như hôm nay như bây giờ là giây phút hấp hối của bạn. (tr131)- Trung thực với sự thật. Quan trọng hơn là trung thực với chính bạn. (tr223)- Vứt từ điển đi. 69 không phải như bạn nghĩ đâu. Nó chỉ là biểu tượng của cung Cự Giải đặt đứng thôi. (tr240)- Nếu bạn nghĩ bạn ngày càng ngu thì xin chúc mừng, bạn là người có học thức. (tr245)- Nếu đẩy lùi cái xấu và triệt tiêu cái ác là sứ mệnh của văn chương thì bác Tạ Duy Anh là nhà văn có đạo đức, ít nhất là trong khuôn khổ cuốn Làng quê đang biến mất?. (tr250)- Khi còn gà mờ, bạn sẽ tìm kiếm điều muốn viết ở những thứ to lớn, vĩ đại, đạo đức. Nhưng khi đã là gà trùm rồi, sự thật là tất cả. (tr258)- Nhà văn lớn lôi kéo độc giả làm đồng bọn. (tr260)- Đừng đợi Oxford ghi nhận selfie vào từ điển. Mỗi nhà văn đều nên sáng tạo ra khái niệm. (tr316)- Không gì có thể ngăn cản một độc giả cảm thụ tác phẩm của một tác giả, cho dù khoảng cách đó là chưa tốt nghiệp phổ thông và Nobel, Goncourt, Pulitzer, Femina... (tr375)- Mọi thứ rác rưởi bạn gạch bỏ tẩy xóa hay thậm chí không dám viết ra, đều là bạn - nhà văn. (tr378)- Không có deadline, không có thi lại, vậy nên hãy thoải con gà mái, khi nào muốn thì bạn sẽ viết được thôi. (tr378)- Đừng sợ câu chữ nó bay mất. Cái gì đến thì sẽ ở lại (như cái gì của mình thì sẽ là của mình vậy, người ta nói thế). Cứ từ tốn mà viết. Không ai giành toilet với bạn. (tr380)- Mình tốn bao nhiêu chất xám cho bài viết này á hả? Chưa là gì so với ý tưởng bắt đầu nó. (tr381)- Chẳng cớ gì mà mọi quyển sách thật đều hay. (tr384)- Ai đọc 100 cuốn sách trong năm vừa rồi thế? Làm sao bằng được đứa đọc một quyển 100 lần chứ. Chuyên gia bảo vậy. (tr391)- Sách viết nên bạn. (tr401)- Khi một quyển sách thật biết kể chuyện thì đó là một quyển sách lớn. (tr402)- Giàu cảm hứng là thuốc trường sinh bất lão của nhà văn. (tr413)- Lặp lại trang 378, trứng chín thì rụng. (Đừng hỏi trứng gì!) Đề tài cũng tương tự. (tr429)- Đừng nói tôi lạnh. Hãy nói tôi cần một vòng tay ấm. Đừng để câu chữ đi đầu, hãy mở lòng ra. Dạng vậy. Ví dụ của mình dở ẹc. (tr430)- Nếu bạn thường xuyên vỡ kế hoạch, vậy thì bạn sinh ra là dành cho viết lách. Nó không có kế hoạch. (tr438)Mình chưa bao giờ nghĩ tản văn lại có thể mang hương vị lãng tử thế này. Tản văn là thể loại vứt đi (?!), nhiều cuộc thi ở ta thậm chí không cho tản văn được bén mảng vào. Nhưng viết được như Márai Sándor trong Bốn mùa, trời và đất thì xin lỗi, hãy lụm lại mà nâng niu. Mình vẫn chưa nghĩ ra được tiêu đề cho bài viết, xong hương vị lãng tử đã cho mình ý tưởng, như đôi lần trước đây, bình và rượu chẳng ủ vị cho nhau đâu.LÃNG TỬ GIỮA ĐẤT TRỜI- thích-nhiều-chút
- want-to-own
- centre-of-europe-mitteleuropaclassicscontemporary ...more
- auto-biography-thoughtsclassicshistorical-cutural ...more
- non-fiction
- from-library
- biographyhungarian
- bulgarian-translationeuropeunfinished ...more
- dnf
- tản-vănvăn-họcvăn-học-phương-tây
Join the discussion
5quotesStarta discussion1questionCan't find what you're looking for?
Get help and learn more about the design.Help centerTừ khóa » Trời Có Nói Gì đâu Mà Bốn Mùa Thay đổi
-
Khổng Tử Tinh Hoa - Phần I: ĐẠO CỦA TRỜI VÀ ĐẤT | Thư Viện Cá ...
-
Lời Vàng ý Ngọc Của Cổ Nhân Dẫu Trải Qua Ngàn Năm ... - DKN News
-
KHỔNG TỬ TINH HOA - PHẦN THỨ NHẤT - ĐẠO CỦA TRỜI VÀ ĐẤT
-
Cuộc Sống Có Nói Gì đâu?
-
Giới Thiệu đạo Trời đất Và Con Người Trong Luận Ngữ Của Một Học Giả ...
-
Trời đất Bốn Mùa ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Con Người
-
Nhịp điệu Cuộc Sống - Báo Bắc Ninh
-
20 Lời Vàng ý Ngọc Của Cổ Nhân Dẫu Trải Qua Ngàn Năm Vẫn Còn ...
-
Lời Vàng ý Ngọc Của Cổ Nhân Dẫu Trải Qua Ngàn ... - Chùa Phong Hanh
-
Từ “Cáo Tật Thị Chúng” Luận Về Thuyết Sinh Tử Trong Nho Phật Lão
-
Bốn Mùa Mưa Vẫn đợi Ai - Báo Bà Rịa Vũng Tàu Online
-
Thầy Và Trò | Giác Ngộ Online