Bổn Phận Của Trẻ Em Theo Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ Em
Có thể bạn quan tâm
Một trong những đối tượng yếu thế và dành được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp trong xã hội đó là trẻ em. Nhằm bảo đảm trẻ em được học tập và phát triển tốt nhất ngoài việc pháp luật quy định những trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân ra, pháp luật cũng quy định rõ về bổn phận của trẻ em. Cụ thể theo pháp luật hiện hành những bổn phận đó là gì? Được quy định ở đâu? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về trẻ em, tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
Mục lục bài viết
- 1 1. Văn bản pháp luật quy định bổn phận của trẻ em:
- 2 2. Bổn phận của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016:
- 2.1 2.1. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:
- 2.2 2.2. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác:
- 2.3 2.3. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội:
- 2.4 2.4. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương đất nước:
- 2.5 2.5. Bổn phận của trẻ em với bản thân:
1. Văn bản pháp luật quy định bổn phận của trẻ em:
–Luật trẻ em năm 2016.
–Hiến pháp năm 2013.
2. Bổn phận của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016:
Theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 cũng nêu rõ: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Pháp luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
Trẻ em không chỉ có quyền mà còn phải có bổn phận của trẻ em. Cụ thể vấn đề này được quy định tại mục 2 chương II Luật trẻ em năm 2016. theo đó trẻ em có năm bổn phận cơ bản sau:
1. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình.
2. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
3. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
4. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương đất nước.
5. Bổn phận của trẻ em với bản thân.
Những nội dung này là đã được cụ thể hóa trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, góp phần định hướng cho trẻ em những phẩm chất tốt đẹp trong học tập, lao động, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức và có ý thức yêu thương những người xung quanh, ý thức đối với cộng đồng và ý thức đối với cuộc sống.
2.1. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:
Vấn đề này được quy định tại Điều 37 Luật trẻ em năm 2016.:
1. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
2. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em. Độ tuổi càng nhỏ thì việc giáo dục càng quan trọng. Các thành viên trong gia đình bao gồm những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng như là ông bà, cha mẹ anh chị em. Con hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng lễ phép với các thành viên trong gia đình tạo ra bầu không khí ấm áp, thoải mái, vui vẻ. Việc yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ mọi vấn đề trong đời sống hằng ngày sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con, trẻ em sẽ được định hướng tốt hơn khi gặp phải những điều khó khăn trong cuộc sống. Chính điều này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trong gia đình, nhất là con trẻ. Gia đình hòa thuận, kính trên nhường dưới thì trẻ em khi lớn lên cũng biết hiếu thuận, ngoan ngoãn, trẻ em có thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau để khi trưởng thành trẻ biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Xem thêm: Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em theo Bộ luật hình sựNgoài rèn luyện về mặt đạo đức, trẻ em cũng cần phải coi trọng đến việc học tập, rèn luyện về thể chất để nâng cao ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu, giúp các thành viên khác trong gia đình nững công việc phù hợp như lời Bác Hồ dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” và đó cũng là một cách để các thành viên gắn bó với nhau. Vì vậy, luật quy định bổn phận đầu tiên cơ bản nhất là đối với gia đình phải kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ và Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em là hoàn toàn phù hợp.
2.2. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác:
Vấn đề này được quy định tại Điều 38 Luật trẻ em:
1. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
2. Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
3. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
Ngoài gia đình, tổ chức giúp trẻ em phát triển tối ưu chính là trường học. Nhà trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, không chỉ truyền đạt kiến thức mà hơn hết còn trang bị nhiều kỹ năng sống. “Tôn sự trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của nền giáo dục Việt Nam, truyền thống này phải được kế thừa và phát triển.
Xem thêm: Trẻ em không thể đứng đơn khởi kiện đòi bồi thường?Khi học tập và rèn luyện tại trường, trẻ em phải biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ bạn bè nhằm xây dựng đức tính tốt trong môi trường giáo dục tại trường. Mục đích chính của các nội quy trong nhà trường là tạo ra môi trường học tập an toàn và vui vẻ, để bảo đảm những nội quy đó được thực hiện trong thực tế đòi hỏi chính các học sinh phải học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, phải giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
2.3. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội:
Vấn đề này được quy định tại Điều 39 Luật trẻ em năm 2016.:
1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
Để có thể hình thành thái độ tôn trọng pháp luật và định hướng cho các hành vi đúng theo chuẩn mực trong khuôn khổ pháp luật của các cá nhân trong đời sống xã hội thì việc giáo dục pháp luật cho công dân là nền tảng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN. Việc giáo dục này cần phù hợp với từng đối tượng và độ tuổi nhất định, đối với trẻ em việc tuân thủ và chấp hành các quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi là cơ sở để nhà nước quản lý trật tự an toàn xã hội và xây dựng tinh thần chấp hành pháp luật của trẻ em được hiệu quả.
Ngoài gia đình và nhà trường, môi trường sống bên ngoài cũng tác động không nhỏ đến việc hình thành và phát triển của trẻ em. Vì vậy, việc quy định bổn phận của trẻ đối với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình sẽ góp phần xây dựng nên xã hội văn minh nói chung và thúc đẩy sự phát triển toàn diện về sự hòa nhập cộng đồng xã hội của trẻ em nói riêng.
Xem thêm: Điều kiện mở lớp dạy múa cho trẻ em2.4. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương đất nước:
Vấn đề này được quy định tại Điều 40 Luật trẻ em năm 2016.:
1. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
2. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy thiếu niên nhi đồng phải “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” bởi giáo dục lòng yêu nước cho trẻ phải bắt đầu từ việc giáo dục cho các em nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của đất nước. Bên cạnh đó đất nước ngày càng phát triển và hội nhập, việc trẻ em Việt Nam giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế để học hỏi và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại là điều tất yếu, giao lưu hợp tác phù hợp với từng độ tuổi và từng giai đoạn sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của trẻ em.
2.5. Bổn phận của trẻ em với bản thân:
Vấn đề này được quy định tại Điều 41 Luật trẻ em năm 2016.
1. Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
2. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
3. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
4. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
5. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Bên cạnh rèn luyện về mặt trí tuệ, đạo đức thì rèn luyện thể chất cũng cần được càng chú trọng nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân và xây dựng cuộc sống lành mạnh. Tuân thủ các quy định của pháp luật là nghĩa vụ của mọi công dân, trong đó trẻ em là đối tượng cần phải được giáo dục pháp luật hàng đầu.
Như vậy pháp luật đã quy định cho trẻ em quyền để đảm bảo phát triển toàn diện, đồng thời cũng phải có bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội và đất nước phù hợp với từng lứa tuổi.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568
Từ khóa » Bổn Phận Của Trẻ Em Theo Luật Trẻ Em
-
Bổn Phận Của Trẻ Em đối Với Gia đình
-
Theo Quy định Pháp Luật, Bổn Phận Của Trẻ Em Gồm Những Bổn Phận ...
-
Trẻ Em Có Bao Nhiêu Bổn Phận?
-
"QUYỀN VÀ BỔN PHẬN" CỦA TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA ...
-
Bổn Phận Của Trẻ Em - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Luật Trẻ Em 2016: 25 Quyền Và 5 Bổn Phận Của Trẻ Em
-
Quyền Và Bổn Phẩn Của Trẻ Em Theo Quy định Của Pháp Luật Việt Nam
-
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
-
Luật Trẻ Em 2016: 25 Quyền Và 5 Bổn Phận Của Trẻ Em - LawNet
-
LUẬT TRẺ EM 2016 - Medinet
-
Luật Trẻ Em
-
Bảo đảm Quyền Và Bổn Phận Của Trẻ Em Và Các Hành Vi Bị Nghiêm Cấm
-
Hỏi đáp Về Luật Trẻ Em - Sở Tư Pháp
-
Một Số điều Mới Về Luật Trẻ Em-mot So Dieu Moi Ve Luat Tre Em