Bóng Chày - Môn Thể Thao Quốc Dân Của Nhật Bản | WeXpats Guide

Nhắc đến thể thao Nhật Bản, nhiều người sẽ nghĩ đến bóng đá hay sumo. Đúng là bóng đá vẫn được coi là “môn thể thao vua" và có rất nhiều người hâm mộ trên thế giới. Tuy nhiên ở Nhật Bản, môn thể thao được yêu thích nhất lại là bóng chày. Đối với Việt Nam chúng ta thì đây là một môn thể thao khá lạ lẫm, vậy tại sao người Nhật lại thích nó đến vậy?

Mục lục

  1. Bóng chày là môn thể thao như thế nào?
  2. Lịch sử bóng chày Nhật Bản
  3. Tại sao người Nhật lại thích bóng chày?
  4. Từ vựng tiếng Nhật liên quan đến bóng chày

Bóng chày là môn thể thao như thế nào?

Bóng chày là môn thể thao được chơi trên sân cỏ, trong hai đội đối đầu với nhau. Trong bóng chày, một cầu thủ của một đội ném một quả bóng vào một cầu thủ của đội kia, người này sẽ cố gắng dùng gậy đánh nó. Sau đó, cầu thủ đánh bóng phải chạy xung quanh sân. Người chơi nhận được điểm bằng cách chạy vòng tròn xung quanh ba điểm trên mặt đất được gọi là căn cứ (base), và cuối cùng quay trở lại nơi họ bắt đầu, được gọi là sân nhà. Họ phải làm điều này mà không bị các cầu thủ của đội khác bắt lại.

Bóng chày phát triển từ các trò chơi bóng cũ ở Anh vào giữa thế kỷ 18. Trò chơi này được những người nhập cư mang đến Bắc Mỹ, nơi phiên bản hiện đại của bóng chày được phát triển. Đến cuối thế kỷ 19, bóng chày được công nhận rộng rãi và là môn thể thao quốc gia của Hoa Kỳ. Bóng chày phổ biến ở Bắc Mỹ và các khu vực Trung và Nam Mỹ, Caribe và Đông Á, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Bài viết được tuyển chọn

Chia sẻ những rắc rối khi gia hạn visa 「Top 1 cách sử dụng ngày nghỉ...

Cuộc sống ở Nhật

5 lý do để người Việt chọn sống ở tỉnh Oita Nhật Bản

Cuộc sống ở Nhật

Làm việc ở Oita được gì? | Khám phá Oita qua lời kể chân thật nhất

Cuộc sống ở Nhật

Bí kíp CHUYỂN VIỆC TẠI NHẬT thành công của người từng bỏ cuộc trong đạ...

Làm việc tại Nhật

Nhân vật biểu tượng của WeXpats| PONGA-CHAN

Làm việc tại Nhật

Lịch sử bóng chày Nhật Bản

Bóng chày du nhập vào Nhật Bản vào năm 1872 bởi một giáo viên tiếng Anh người Mỹ tên là Horace Wilson, người đã giảng dạy tại Học viện Kaisei Tokyo. Đó là đầu thời kỳ Minh Trị (1868-1912), thời kỳ mà việc áp dụng các phong tục và tập quán từ phương Tây rất thịnh hành.

Môn thể thao này đã không phổ biến trên toàn Nhật Bản cho đến khi Thế chiến II kết thúc. Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, các lính Mỹ đã quảng bá rất nhiều cho môn thể thao này. Các huyền thoại bóng chày như Babe Ruth, Lou Gehrig và Joe DiMaggio đã thành lập một giải đấu All-Star và thi đấu với các cầu thủ địa phương Nhật Bản.

Tại sao người Nhật lại thích bóng chày?

Bóng chày, được người Nhật gọi là 野球 (yakyuu), nghĩa đen là “bóng sân”, là một hiện tượng quốc gia ở Nhật Bản. Masaoka Shiki, một trong bốn bậc thầy haiku vĩ đại của Nhật Bản, đã viết một số bài thơ ca ngợi môn thể thao này. Bóng chày thậm chí còn phổ biến hơn cả môn sumo truyền thống của đất nước mặt trời mọc.

Theo dữ liệu do Dịch vụ Nghiên cứu Trung ương của Nhật Bản công bố vào năm 2018, 48% người được hỏi cho rằng bóng chày là môn thể thao yêu thích của họ. Đấu vật sumo và bóng đá xếp ở vị trí thứ hai với tỷ lệ khoảng 25% mỗi môn.

Trò tiêu khiển yêu thích của người Mỹ, bóng chày, hiện đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản đến nỗi rất nhiều người ở đây còn tưởng rằng bóng chày có nguồn gốc từ quốc gia châu Á này. Đây là sự kiện thể thao được nhiều người tham dự nhất trong cả nước Nhật và là sự kiện thu hút đông đảo người hâm mộ từ mọi tầng lớp. Có nhiều lý do để lý giải cho điều này.

Lịch sử lâu đời

Bóng chày ở Nhật Bản có lịch sử lâu đời, như đã nói ở trên, người Nhật Bản lần đầu tiên biết đến nó vào năm 1872, nhưng sự nổi tiếng của nó là nhờ những nỗ lực của các cầu thủ Mỹ, những người đã thành lập giải bóng chày chuyên nghiệp đầu tiên của đất nước. Đội All-Star Mỹ do Lou Gehrig dẫn đầu đã chơi 17 trận với các đội đại học Nhật Bản và giành chiến thắng tất cả.

Bất chấp việc các cầu thủ Nhật Bản thua cuộc, cảnh tượng này đã tạo nên sự chấn động trên khắp đất nước. Điều đó đã khiến người Nhật cải thiện cấu trúc giải bóng chày nghiệp dư của họ và dẫn đến việc thành lập một giải đấu bóng chày chuyên nghiệp vào tháng 12 năm 1934. Đội bóng chày đầu tiên của Nhật Bản, Tokyo Giants, ban đầu được đặt tên là “Câu lạc bộ Dainippon Tokyo Yakyu” đã chơi trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên của họ ở Nagoya vào tháng 2 năm 1936. Tuy nhiên, bóng chày chỉ được công nhận rộng rãi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trở thành môn thể thao đồng đội phổ biến nhất của đất nước kể từ đó.

Giải đấu chuyên nghiệp

Hằng năm ở Nhật có đầy đủ các giải thi đấu bóng chày, từ các giải đấu chuyên nghiệp cho đến những giải đấu của học sinh ở các trường trung học. Dù là giải đấu nào thì cũng được thu hút nhiều người xem và đến cổ vũ. Bóng chày chuyên nghiệp của Nhật Bản như chúng ta đã biết được thành lập từ những năm 1950. Bóng chày Chuyên nghiệp Nhật Bản bao gồm hai giải đấu, Pacific League và Central League, mỗi giải có sáu đội. Các đội liên minh lớn thuộc sở hữu của các tổ chức công ty khác nhau. Central League bao gồm những chú Rồng của Tokyo Chunichi, Những chú hổ Hanshin của Osaka, Những chú Nhạn Yakult và Những Người khổng lồ Yomiuri của Tokyo, Những Ngôi sao Vịnh Yokohama và Cá Chép Hiroshima. Pacific League bao gồm Osaka’s Kintetsu Buffaloes, Tokyo’s Nippon Ham Fighters, Kobe’s Orix Blue Wave, Tokorozawa’s Seibu Lions, Fukuoka Daiei Hawks và Chiba Lotte Marines.

Bắt đầu từ đầu tháng 4, các đội tham gia 130 trận đấu tại thành phố quê hương của họ và các thị trấn trong khu vực mà không có đại diện của các đội chuyên nghiệp. Sau đó, các nhà vô địch ở các giải đấu đó sẽ cạnh tranh chức vô địch quốc gia cuối mùa giải vào tháng 10. Tất cả các trận đấu này đều được phát sóng trên toàn quốc và thu hút hàng chục triệu khán giả.

Bầu không khí sân vận động đáng kinh ngạc

Trong khi những người hâm mộ bóng chày ở Mỹ thường chế nhạo các cầu thủ và người hâm mộ từ các đội đối lập, thì người Nhật lại cau có trước hành vi đó. Người hâm mộ bóng chày Nhật Bản được tách riêng biệt tại các sân vận động và bạn không được phép mặc màu của đội đối lập trong khu vực dành riêng cho người hâm mộ của đội kia. Ưu điểm chính của việc sắp xếp những người ủng hộ cùng một đội là nó giúp họ đồng lòng cổ vũ đội của mình dễ dàng hơn. Những người hâm mộ bóng chày ở Nhật Bản cũng có những bài hát cổ vũ dành riêng cho từng cầu thủ trong đội của họ. Do đó, bầu không khí trong một trận đấu bóng chày chuyên nghiệp của Nhật Bản thường không có gì sánh được, đặc biệt là do các linh vật điên cuồng, bóng bay và uriko (những cô gái bán bia) chạy ngược xuôi giao bia từ những chiếc thùng mà họ mang trên lưng. Những trải nghiệm thú vị này khiến khách du lịch kéo đến các sự kiện trò chơi bóng chày, kể cả những người không phải là người hâm mộ bóng chày cũng không muốn bỏ lỡ.

Giải vô địch trung học

Bóng chày cũng rất phổ biến ở cấp trung học Nhật Bản. Kể từ năm 1915, các cầu thủ bóng chày trung học đã tham gia vào các giải vô địch quốc gia được tổ chức vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm. Khoảng 4.000 đội tham gia giai đoạn đầu và các đội hàng đầu từ 47 quận của đất nước sẽ tụ họp tại Hyogo cho giải đấu Koshien kéo dài 10 ngày. Không giống như ở Mỹ, nơi các trận đấu bóng chày dành cho học sinh trung học chỉ thu hút vài trăm khán giả, các trận đấu ở trường trung học Nhật Bản thu hút hàng triệu khán giả và được phát sóng trên toàn quốc. Những người chơi xuất sắc nhất trong các giải đấu này sẽ thu hút được sự chú ý và trở thành những người nổi tiếng chỉ sau một đêm. Các đội chuyên nghiệp cũng triển khai tuyển trạch viên theo dõi và tuyển chọn những cầu thủ mới tốt nhất vào vòng đấu chuyên nghiệp.

Văn hóa thể thao

Bóng chày được đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức bắt buộc tại Nhật từ cấp tiểu học. Các giải đấu được tổ chức thường xuyên ở khắp nơi trên cả nước từ cấp trung học cho tới cấp đại học. Hầu như tất cả mọi người đều thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối dành cho đội bóng đại diện cho tỉnh của họ khi được tham gia các giải vô địch toàn quốc. Người Nhật đã coi bóng chày trở thành một phần văn hóa của họ, rất khó để tách tình cảm mà người hâm mộ bóng chày Nhật Bản dành cho đội của họ với tình yêu của những thành phố mà các đội này đại diện. Do đó, khi bạn đi bộ xuống phố, bạn có thể nhận ra màu sắc của các đội bóng chày địa phương hầu như ở khắp mọi nơi. Bên cạnh đó, bạn sẽ bắt gặp các cửa hàng bán áo đấu, móc chìa khóa, cờ hiệu, bóng chày có chữ ký và lịch đều được trang trí bằng biểu tượng của đội bóng chày của thành phố. Không chỉ các đội chuyên nghiệp mới có lượng người hâm mộ trung thành. Bạn thường có thể thấy mọi người ngừng các hoạt động bình thường của họ và đổ xô đến sân chơi bóng, nghe đài hoặc xem truyền hình bất cứ khi nào một đội bóng thiếu niên ít được biết đến thi đấu. Họ có thể chưa bao giờ nghe nói về đội bóng đó cũng như họ làm điều đó đơn giản vì họ yêu thích bóng chày. Không chỉ có các chàng trai mà ngay cả người già và các cô gái Nhật Bản cũng thường xuyên luyện tập bóng chày. Vì thế các sân bóng chày còn dễ dàng tìm thấy hơn rất nhiều so với sân bóng đá mini như tại Việt Nam. Người Nhật yêu bóng chày, đến mức đem nó vào cả manga. Những bộ truyện này được hưởng ứng rất nhiệt tình, không lấy làm lạ khi các bộ truyện tranh bóng chày huyền thoại như Captain, Touch, Major… từng làm chao đảo thị trường manga Nhật Bản trong một thời gian dài. Ở Nhật Bản, các cậu con trai thường nói đùa với nhau rằng nếu không biết chơi bóng chày thì sẽ khó tìm được bạn gái, nếu bạn chơi bóng chày giỏi thì sẽ có rất nhiều cô gái theo đuổi bạn. Nhiều cầu thủ bóng chày nổi tiếng, từng chơi cho các đội bóng nước ngoài và đạt được nhiều danh hiệu như Ichiro Suzuki, Shohei Ohtani, Hideki Matsui trở thành những thần tượng trong lòng nhiều người Nhật. Họ cũng được coi là biểu tượng của tính cách con người Nhật Bản, mang văn hóa Nhật Bản ra thế giới.

Từ vựng tiếng Nhật liên quan đến bóng chày

Tham khảo : Kosei.vn

  • 野球(やきゅう): bóng chày

  • イニング: hiệp đấu bóng chày

  • 球場(きゅうじょう): sân bóng chày

  • 敗者(はいしゃ): người thua

  • スタジアム: sân vận động

  • チーム: đội

  • ボール: trái bóng

  • 勝者(しょうしゃ): người thắng

  • キャッチャー: cầu thủ bắt bóng trong bóng chày

  • ストライク : đánh

  • ホームラン : home run, cú đánh cho phép người đánh chạy quanh ghi điểm mà không phải dừng lại, là cú ăn điểm trực tiếp.

  • ピッチャー: cầu thủ ném bóng

  • トップバッター: trận đấu đỉnh cao

  • 投手(とうしゅ): người phát bóng

  • 打者(だしゃ): người đập bóng

  • 捕手(ほしゅ): người bắt bóng

  • 野手(やしゅ): người chặn bóng

  • ファン: fan

  • バット: gậy đánh bóng

  • チャンピオン: nhà vô địch

  • 応援(おうえん)する: cổ vũ

  • 準決勝(じゅんけっしょう): trận bán kết

  • 試合(しあい): trận đấu

  • 負(ま)ける: thua

  • 勝(か)つ: thắng

  • 決勝戦(けっしょうせん): trận chung kết

  • スポーツ選手(せんしゅ): vận động viên

  • 選手(せんしゅ) : cầu thủ

  • プロスポーツ選手: cầu thủ chuyên nghiệp

  • マネージャー: quản lý

  • コーチ: huấn luyện viên

Chia sẻ: Sơn Thạch - WeXpats Team

Từ khóa » Bóng Chày Nhật Bản