Bóng Cười: Bạn đã Hiểu đúng Về Chất Kích Thích Dạng Hít Này?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Bóng cười là gì?
- Nó được sử dụng như thế nào?
- Tác động của khí “bóng cười”?
- Ảnh hưởng lâu dài
- Tác động đến sự an toàn như thế nào?
- Một số nguy hại khi dùng “bóng cười”
- Bóng cười có hợp pháp ở Việt Nam không?
Chất kích thích dạng hít là bóng cười dù mới chỉ du nhập vào Việt Nam, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành trào lưu được giới trẻ quan tâm nhiều. Vậy bóng cười là gì? Phải chăng chỉ với một hơi sẽ giúp người hít cười không ngừng nghỉ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm.
Bóng cười là gì?
Bóng cười (còn có tên gọi là Funkyball) là một hình thức chứa của khí Dinitơ monoxit (N2O). Khí Dinitơ monoxit (N2O) được sử dụng như một chất kích thích dạng hít.
Thành phần trong bóng cười là khí Dinitơ monoxit (N2O). Nó là một loại khí không màu được các nha sĩ sử dụng như một chất giảm đau, gây tê. Dinitơ monoxit cũng được ứng dụng trong ngành thực phẩm, thường được dùng trong các hộp kem tươi dạng xịt nén.
Đây là một loại chất gây ức chế thần kinh, khiến cho cơ thể trở nên chậm chạp. Khi hít khí này, con người sẽ trở nên thoải mái, thư giãn và cười khúc khích, đây cũng chính là lý do mà nó còn có tên là “khí cười’’ (khi được bơm vào các quả bóng thì được gọi là “bóng cười”). Bóng cười khiến người dùng có cảm giác hưng phấn nhẹ, váng đầu, chóng mặt và gặp ảo giác.
Một số người dùng còn bị đau đầu hoặc buồn nôn khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười là chất khí không màu, không mùi, hay còn được gọi là khí cười. Khi hít vào, khí sẽ làm cho cơ thể phản ứng chậm lại. Điều này giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái và hưng phấn. Bài viết “Bóng cười: Những nguy hiểm tiềm ẩn tới sức khỏe” sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn về tác dụng phụ tiềm tàng của loại khí này.
Nó được sử dụng như thế nào?
Khí N2O thường bằng cách xả các hộp khí nitơ hoặc vào một vật thể khác, chẳng hạn như bóng bay hoặc dùng trực tiếp. Hít phải oxit nitơ tạo ra cơn hưng phấn nhanh chóng và cảm giác phấn khích trong một khoảng thời gian ngắn.
Tác động của khí “bóng cười”?
Khí trong Bóng cười ảnh hưởng đến người dùng khác nhau, dựa trên:
- Số lượng.
- Thể trạng và sức khỏe của người dùng.
- Độ dung nạp của cơ thể.
- Các chất khác được trộn lẩn hoặc sử dụng cùng.
Các tác động sau có thể được cảm nhận gần như ngay lập tức hoặc kéo dài trong vài phút:
- Hưng phấn.
- Cảm giác tê trên cơ thể.
- An thần.
- Tạo cảm giác thư giãn, vui tươi.
- Cười không kiểm soát.
- Phối hợp cử động khó khăn.
- Mờ mắt.
- Sự hoang mang.
- Chóng mặt.
- Đổ mồ hôi.
- Cảm thấy mệt mỏi bất thường hoặc yếu đi.
- Đột tử.
Nếu hít một lượng lớn N2O, nó có thể tạo ra:
- Tụt huyết áp.
- Ngất xỉu.
- Đau ngực do tim.
Hít N2O có thể gây tử vong nếu bạn không được cung cấp đủ khí oxy để hô hấp.
Xem thêm: Thường xuyên chóng mặt: Nguyên nhân do đâu
Ảnh hưởng lâu dài
Sử dụng khí bóng cười kéo dài có thể dẫn đến:
- Mất trí nhớ.
- Thiếu vitamin B12 (suy giảm lâu dài gây tổn thương não và thần kinh).
- Ù tai.
- Tê ở tay hoặc chân.
- Co thắt cơ bắp.
- Dị tật bẩm sinh (nếu sử dụng trong thai kỳ).
- Hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Ảnh hưởng đến sinh sản.
- Cảm giác trầm buồn.
- Lệ thuộc tâm lý (nghiện).
- Rối loạn tâm thần.
Tác động đến sự an toàn như thế nào?
Khí trong bóng cười (N20) khi hít trực tiếp rất lạnh (-40°C) và có thể gây tê cóng cho mũi, môi và cổ họng (bao gồm cả dây thanh âm). Vì khí có áp suất cao do tính chất hóa học của riêng của nó nên nó có thể phá vỡ nhu mô phổi. Khí khi hít trực tiếp từ các vật chứa không phù hợp rất nguy hiểm vì co thể lẫn tạp chất hay vi khuẩn.
Mọi người cũng có thể tự làm hại mình nếu họ sử dụng các bình gas bị lỗi vì có thể phát nổ. Khi pha chế khí bằng tay không cũng có thể gây bỏng lạnh.
Một số nguy hại khi dùng “bóng cười”
- Không nên sử dụng “bóng cười” ở những nơi không an toàn. Ví dụ khi đi ngồi trên tầng cao không được che chắn thì bạn rất dễ mất kiểm soát khi sử dụng bóng cười. Đặc biệt chú ý không được lái xe hoặc vận hành máy móc khi đã hít loại khí này.
- Không nên dùng đồ uống có cồn trong khi hít “bóng cười” vì cả hai chất này đều gây ức chế thần kinh. Khi kết hợp, chúng có thể làm tăng các nguy cơ về sức khỏe và tai nạn.
- Bạn không nên sử dụng bóng cười khi chỉ có một mình mà nên có người khác ở bên cạnh và họ có kiến thức sơ cấp cứu để phòng những tình huống xấu có thể xảy ra.
Bóng cười có hợp pháp ở Việt Nam không?
Hiện việc sử dụng bóng cười (chứa chất N2O) chưa có quy định cấm. Tuy nhiên, Dinitơ monoxit thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Do đó, việc mua bán, sử dụng bóng cười cho người là sai phạm bởi không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho người.
Trước tình trạng sản xuất, kinh doanh và tự ý sử dụng bóng cười – chất kích thích có thể dẫn đến tử vong. Từ ngày 29/05/2019, với sự thông qua của Bộ y tế, việc sử dụng với mục đích vui chơi giải trí chính thức được xếp vào danh mục cấm tại Hà Nội.
Điều tra ma túy toàn cầu (2013 – 2014) cho thấy N2O xếp hàng thứ 14 trong các loại thuốc gây nghiện được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu – đứng trước cả Ketamine. Sau đó, loại chất kích thích dạng hít giải trí được sử dụng nhiều thứ hai ở Anh – được sử dụng bởi 400.000 thanh niên vào năm 2014, đã chính thức bị cấm vào năm 2015 tại Anh. Và số tiền phạt có thể lên tới 1.000 GBP ($ 1,250). Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc đặc biệt là thuốc kích thích nào cũng luôn mang theo rủi ro. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định sử dụng.
Từ khóa » Bóng Cười Bơm Khí Gì
-
Sư Nguy Hiểm Của Bóng Cười
-
Bóng Cười, Khí Cười Là Gì? Hít Bóng Cười Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Bóng Cười ( Khí Cười ) Là Gì? Có Tác Hại Thế Nào Tới Sức Khỏe?
-
Bóng Cười: Nước Mắt Lăn Dài Sau “cuộc Vui” Ngắn
-
Bóng Cười Là Gì, Trào Lưu Gây Nguy Hiểm Sức Khỏe Cho Giới Trẻ?
-
Khí Trong Bóng Cười Là Khí Gì, Hút Có Hại Không
-
Bóng Cười Khí Heli Là Gì, Sử Dụng Bóng Cười Có Nguy Hiểm Không?
-
Bóng Cười Là Gì? Tác Hại Của Bóng Cười - Elipsport
-
Bóng Cười Là Gì? Hít Bóng Cười ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Như Thế ...
-
Bóng Cười - Thú Vui Hay Tai Họa? - Báo Lao Động
-
Hãy Thận Trọng Với Bong Bóng Cười - Sở Y Tế Bình Định
-
"Đầu Tư" Bình Khí ở Nhà Bơm Bóng Cười để Hít, Thanh Niên 21 Tuổi ...
-
Bóng Cười Là Gì Và Bóng Cười Nguy Hiểm Thế Nào?