Bóng Cười, Khí Cười Là Gì? Hít Bóng Cười Có ảnh Hưởng Gì Không?

Bóng cười, khí cười hiện nay được nhiều giới trẻ sử dụng với mục đích giải trí, mang lại những cảm giác thăng hoa, phấn khích trong những cuộc ăn chơi. Vậy bóng cười, khí cười là gì? Nếu bóng cười, khí cười gây cảm giác hưng phấn như vậy có phải là một chất kích thích bị cấm không? Hít bóng cười có ảnh hưởng gì không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bóng cười, khí cười nhé!

  • Cách đeo bao cao su cho nam và nữ
  • Danh sách các phòng khám đa khoa tư nhân tại Hà Nội

Bóng cười, khí cười là gì?

Khí cười hay còn gọi là khí N2O ( Dinitơ monoxit )là một loại khí có vị ngọt, không màu. Trong khí cười có một loại chất gây ức chế thần kinh, khiến cho cơ thể phản ứng chậm lại, người dùng hít khí này sẽ có cảm giác hưng phấn và sảng khoái.

Khí N2O có thể được sử dụng giúp điều trị giảm đau, có chức năng như một thuốc an thần nhẹ, nên khí N2O thường được sử dụng khi thực hiện các thủ thuật y tế như nha khoa, sản khoa giúp người bệnh giảm lo lắng và thư giãn. Ngoài ra, khí N2O cũng được ứng dụng trong ngành thực phẩm, thường dùng trong các hộp kem tươi dạng xịt nén.

Bóng cười (Funkyball) là một hình thức chứa khí N2O (Dinitơ monoxit) trong bóng bay, người dùng có thể hít khí bằng cách ngậm vào đầu thổi bóng. Hít khí cười tạo ra những cơn hưng phấn nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.

Bóng cười, khí cười là gì? Hít bóng cười có ảnh hưởng gì không?
Bóng cười, khí cười là gì? Hít bóng cười có ảnh hưởng gì không?

Hít bóng cười, khí cười có ảnh hưởng gì không?

Khí cười được phép sử dụng trong y tế với một liều lượng nhất định theo chỉ định của bác sĩ. Với nhiều phương pháp gây tê khác, bệnh nhân cần có thời gian nhất định để nghỉ ngơi và hồi sức. Còn với phương pháp thực hiện xông khí cười, khí N2O sẽ tác động đến não bộ nhanh chóng chỉ trong vòng 20 giây, cảm giác cơn đau được giảm và người bệnh thấy hưng phấn chỉ sau 2 - 3 phút kể từ khi xông. Sau đó chất khí gây tê sẽ tự biến mất khỏi cơ thể trong khoảng 5 phút sau khi tắt máy xông, lúc này người bệnh có thể tự động trở về nhà mà không cần người hộ tống hay phải nằm hồi sức.

Cách thực hiện phương pháp gây tê bằng cách xông khí cười như sau: bệnh nhân được bác sĩ cho hít đồng thời cả khí oxy cùng với khí cười hoặc khí oxy được tiếp khoảng 5 - 10 phút sau khi tắt khí cười. Khí oxy giúp loại bỏ các khí còn lại trong cơ thể giúp cơ thể được tỉnh táo. Khí N2O sẽ gây tê nhẹ mà không cần phải tiêm thuốc qua da - điều khiến cho nhiều bệnh nhân cảm thấy sợ hãi. Việc thực hiện gây tê bằng cách xông khí cười được đánh giá là một phương pháp an toàn và hầu như không có phản ứng phụ, không để lại hậu quả hay tác động tiêu cực tới các cơ quan nội tạng như não, tim, thận, gan, phổi…Trước khi thực hiện gây tê bằng khí cười, người bệnh nên ăn nhẹ trước để ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn. Sau khi thực hiện cũng nên tránh ăn nhiều.

Tùy vào cơ địa của từng người, sau khi sử dụng khí cười có thể gây ra một số triệu chứng như sốt, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hay khó thở thì cần có sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Mặc dù khí cười dùng trong y tế khá an toàn và chủ yếu được thực hiện trong các thủ thuật nha khoa, sản khoa, thể dục thể thao, song không phải đối tượng nào cũng có thể dung nạp khí cười. Những đối tượng người bệnh sau đây chống chỉ định sử dụng khí cười:

  • Người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp nếu xông khí N2O vào cơ thể có thể gây ra chứng tràn khí ngực
  • Người mắc các bệnh về tâm thần: nếu sử dụng sẽ bị kích thích hay ảo giác, không làm chủ được hành vi
  • Người bị thiếu vitamin B12: thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng ngứa ran hay tê bì tay chân
  • Người đã sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện
  • Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu
  • Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật mắt, nhất là những người thực hiện thủ thuật bỏ dịch thủy tinh thể : bệnh nhân thực hiện thủ thuật bỏ dịch tinh thể sẽ được bơm các bóng khí vào mắt để cố định võng mạc, nếu xông khí N2O vào sẽ làm các bóng khí này bị sưng phồng và vỡ tung, có thể làm hỏng mắt.
  • Người bệnh chấn thương não không nên sử dụng khí cười vì có thể làm gia tăng áp lực trong não

Có thể thấy, khí cười trong y tế được coi là một loại chất an toàn nếu được sử dụng với liều lượng nhất định theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng phù hợp với từng thể trạng người bệnh cũng như thủ thuật y tế mà bệnh nhân thực hiện.

  • Việc sử dụng khí cười trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt lạm dụng với mục đích giải trí nhằm kéo dài những cảm giác phấn khích lâu dần sẽ gây ra những phản ứng phụ không mong muốn đối với sức khỏe và thậm chí có thể gây tử vong.

Khí cười ở những khu vui chơi, giải trí ( bar, pub, club, quán nước vỉa hè,... ) thường được sử dụng bằng cách xả hỗn hợp khí vào một vật thể khác, phổ biến là bóng bay được các “dân chơi” gọi là bóng cười hoặc dùng trực tiếp.

Khi hít bóng cười, người chơi ban đầu sẽ cảm thấy phấn khích, cứ thế tuôn ra tiếng cười không thể kiểm soát được. Sau khi sử dụng bóng cười, có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp có thể nói đến như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể đổ nhiều mồ hôi dẫn đến dễ bị ớn lạnh và rùng mình. Một số trường hợp có thể bị ảo giác hay giọng nói bị biến dạng.

Nếu lạm dụng bóng cười quá nhiều, người dung có thể gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Khó thở hoặc thở bị khò khè
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Kích ứng vùng mắt, mũi, họng
  • Môi tái nhợt
  • Lên cơn co giật
  • Ảo giác nhiều dẫn đến bị rối loạn thần kinh
  • Huyết áp tăng đột ngột có thể gây ra đột quỵ
  • Hít khí cười quá nhiều có thể làm não bộ bị tổn thương, lâu dần dẫn đến mê sảng, hôn mê sâu hoặc thậm chí tử vong
  • Hít khí cười, bóng cười có thể lẫn tạp chất hay vi khuẩn độc hại đi vào cơ thể.
  • Khí cười thường được nén lạnh trong các bình gas chứa khí. Hít khí cười trực tiếp rất lạnh ( khoảng -40 độ C ), có thể gây tê cóng mùi, môi, cổ họng, nặng hơn có thể gây tổn thương phổi, phá vỡ nhu mô phổi.
  • Sử dụng khí cười kết hợp với các chất kích thích như rượu, bia,.. có thể dẫn đến ngộ độc

Cũng giống như các đối tượng chống chỉ định dùng khí cười trong y tế, những người nằm trong những đối tượng đó lại càng không được lạm dụng sử dụng ngoài cuộc sống hàng ngày, dù muốn lấy cảm giác vui vẻ hay hưng phấn trong những cuộc chơi. Bởi lẽ, nếu sử dụng có thể bị đột quỵ hoặc tử vong bất cứ lúc nào nếu không được kịp thời cấp cứu và cứu chữa.

Khí cười có tác dụng ức chế hệ thần kinh gây ra những hưng phấn và ảo giác, được nhiều người sử dụng giống như một loại chất kích thích, dùng lâu người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện dùng tương tư như heroin.

  • Khí cười có thể áp dụng được với trẻ từ độ tuổi biết đi trở lên. Trẻ nhỏ hít phải khí cười cũng bị các tác dụng phụ giống như người lớn như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, sốt, rùng mình. Đồng thời, trẻ cũng có biểu hiện hưng phấn, cáu kỉnh. Những dấu hiệu này sẽ nhanh chóng biến mất và không ảnh hưởng lâu dài đến bé. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện nếu bé được bác sĩ tại cơ sở y tế áp dụng thực hiện, không nên lạm dụng cho bé sử dụng vui chơi giống như người lớn đang sử dụng, vì trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phát triển hệ thần kinh, các hệ cơ quan và kể cả nhận thức. Nếu để trẻ nhỏ sử dụng bóng cười, khí cười giống như người lớn tham gia những cuộc vui sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, nhiều bé có thể bị lệch lạc trong suy nghĩ sử dụng các chất kích thích.

Khí cười có bị cấm không?

Tình trạng người dân tự ý sử dụng quá nhiều bóng cười, khí cười trong những cuộc vui chơi, giải trí như một loại chất kích thích dẫn đến gây nghiện, lạm dụng gây ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.

Một số mối nguy hại khác nếu nhiều người sử dụng bóng cười tràn lan trên thị trường có thể nói đến như:

  • Tham gia sử dụng bóng cười ở những nơi cao tầng, không có nơi che chắn rất dễ bị ngã hay tai nạn do mất kiểm soát khi đang hưng phấn
  • Nhiều người dùng khí cười, bóng cười khi đang tham gia giao thông để tăng sự kích thích, hưng phấn có thể gây tai nạn giao thông
  • Sử dụng bóng cười lúc một mình, không được sơ cứu kịp thời nếu có những phản ứng phụ gây ra tử vong

Bên cạnh đó, có nhiều người kinh doanh vì lợi nhuận nên thường thu mua, chiết khí cười pha tạp với nhiều chất hóa học độc hại khác nên người dùng dễ phản ứng với các tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiều bình gas người kinh doanh dùng bị lỗi có thể phát nổ, gây bỏng lạnh cho người tiếp xúc.

Trước những tình trạng sản xuất, kinh doanh, tự ý sử dụng bóng cười như một loại chất kích thích và có thể dẫn đến tử vong, nên với sự thông qua của Bộ y tế, từ ngày 29/5/2019 việc sử dụng bóng cười với mục đích giải trí chính thức được xếp vào danh mục cấm tại Việt Nam.

Còn trong lĩnh vực y tế, từ ngày 13/5/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng khí N2O, sử dụng liều lượng phù hợp tùy thuộc với từng đối tượng người bệnh. Đồng thời kiểm soát việc phân phối với những hộ kinh doanh nhận mua khí cười, bởi có nhiều người lách luật đăng ký mua khí cười sử dụng trong y tế nhưng thực chất lại dùng trong kinh doanh giải trí.

Bài viết trên là những thông tin về bóng cười, khí cười. Bạn có thể thấy, khí cười dùng trong y tế rất an toàn nhưng lại nguy hiểm khi lạm dụng sử dụng với mục đích giải trí ở bên ngoài. Sử dụng khí cười với mục đích vui chơi, giải trí không có sự cho phép và chỉ định của bác sĩ là việc làm có hại cho sức khỏe, tính mạng của con người và bị nhà nước cấm thực hiện. Nếu bạn là một công dân gương mẫu, một người quan tâm đến sức khỏe thì không nên sử dụng bóng cười, khí cười trong cuộc sống hàng ngày, mà chỉ sử dụng khi bạn là người bệnh được bác sĩ thực hiện thủ thuật chữa bệnh.

Từ khóa » Bóng Chúa Là Gì