Bóng Cười: Vui Một Phút Hại Cả đời
Có thể bạn quan tâm
Bs Trình Trung Phong -
Gần đây khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện đa khoa Quảng Nam liên tục tiếp nhận các trường hợp ngộ độc chất kích thích chủ yếu do hít bóng cười ở các thanh thiếu niên trẻ tuổi.
Tại sao mới chỉ du nhập vào Việt Nam không lâu nhưng bóng cười đã và đang trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích, thậm chí coi nó như một thú vui không thể thiếu mỗi khi đi hộp đêm? Là một dạng chất kích thích, bóng cười đem lại tác hại khôn lường thế nào cho người sử dụng?
Vậy bóng cười là gì? Bóng cười (tên tiếng Anh là Funky balloon) thực chất là một bóng chứa khí Dinitơ monoxit (N2O). Đây là loại khí không màu, không mùi có tính chất gây ức chế thần kinh làm cho phản ứng của cơ thể trở nên chậm chạp. Sau khi hít khí này người sử dụng có cảm giác hưng phấn, thích cười, chóng mặt nhẹ và ảo giác thoáng qua. Chất N2O được sử dụng trong y khoa nhưng phải đúng liều lượng và chỉ định. Tùy theo số lượng sử dụng, sức khỏe người dùng cũng như mức độ dung nạp của cơ thể mà nó gây hại trên cơ thể người dùng với các mức độ khác nhau.
Ngay sau khi sử dụng có thể đem lại cảm giác sảng khoái vui vẻ, sau đó người sử dụng có thể thấy chóng mặt, vả mồ hôi, buồn nôn. Một số trường hợp có thể đột tử do cung cấp không đủ khí oxy trong quá trình hô hấp.
Quá trình sử dụng lâu dài có thể gây ra mất trí nhớ, rối loạn tâm thần,tê tay chân và cảm giác buồn gây lệ thuộc tâm lý (nghiện). Khi hít bóng cười người sử dụng thấy sảng khoái nên cười không kiểm soát, chìm đắm trong ảo giác đê mê nên có thể gây ra tai nạn lúc nào không biết. Việc sử dụng chất gây ảo giác từ bóng cười sẽ gây hậu quả trên hệ thần kinh, hệ tim mạch lâu ngày sẽ gây trầm cảm. Điều nguy hại là khi sử dụng lâu dài sẽ gây nghiện và người sử dụng sẽ tìm đến những thứ ảo giác mạnh hơn như hàng cỏ, thuốc lắc, hàng đá, heroin...
Việc sớm nhận biết tác hại và những nguy cơ là việc rất cần thiết. Nhà trường, các đoàn thể cần tăng cường công tác tuyên truyền tác hại của việc sử dụng bóng cười nói riêng và ma túy nói chung. Các Thầy Cô và các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm để có biện pháp ngăn ngừa, đừng vì vui vẻ vài phút mà hủy hoại cả cuộc đời của trẻ.
Tin mới hơn:- 30/04/2021 15:39 - Vai trò của thuốc sinh học trong điều trị bệnh vảy…
- 30/04/2021 09:54 - Lưu ý dành cho người thân chăm sóc bệnh nhân hen p…
- 27/04/2021 11:39 - Tổ chức tập huấn truyền thông - giáo dục sức khỏe …
- 26/04/2021 17:34 - Sơ cứu bệnh nhân bị rắn cắn như thế nào là đúng?
- 26/04/2021 17:17 - Evali: tổn thương phổi do sử dụng thuốc lá điện tử
- 26/04/2021 10:55 - Sử dụng statin ở bệnh nhân xơ gan và mắc bệnh gan …
- 21/04/2021 09:31 - Can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- 13/04/2021 18:31 - Bệnh melioidosis
- 23/03/2021 09:58 - Xử trí sơ cấp cứu ngạt nước – đuối nước tại hiện t…
- 18/03/2021 10:48 - Phục hồi chức năng gãy thân hai xương cẳng tay
Từ khóa » Bú Bóng
-
Bóng Cười: Bạn đã Hiểu đúng Về Chất Kích Thích Dạng Hít Này?
-
Bóng Cười: Nước Mắt Lăn Dài Sau “cuộc Vui” Ngắn
-
Bóng Cười, Khí Cười Là Gì? Hít Bóng Cười Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Bóng Cười ( Khí Cười ) Là Gì? Có Tác Hại Thế Nào Tới Sức Khỏe?
-
Bóng Cười Là Gì? Tác Hại Của Bóng Cười - Elipsport
-
Hóng Hớt Showbiz - Công Chúa Pong Póng Khóc Huhu :)) Cre
-
Bóng Cười Có Bị Cấm Tại Việt Nam?
-
Hít Bóng Cười: Để Có 1 Chút Cảm Giác "lên Mây" Thì đem Cả Hệ Thần ...
-
Bóng Cười: Thú Vui ẩn Chứa Nhiều Hiểm Hoạ Của Giới Trẻ - YouTube
-
Sư Nguy Hiểm Của Bóng Cười
-
Cách Hút Bóng Cười Hiệu Quả Nhất, Cách Bơm Bóng Cười đúng Nhất!
-
Bác Sĩ Hải - HMM @ Best Bú Bóng #5 - SoundCloud
-
Bác Sĩ Hải - Hát Mỏi Mồm @Best Bú Bóng #5 - Mixcloud