Hít Bóng Cười: Để Có 1 Chút Cảm Giác "lên Mây" Thì đem Cả Hệ Thần ...
Có thể bạn quan tâm
Nhiều trường hợp phải nhập viện do hít bóng cười
Vào đầu năm ngoái, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từng chia sẻ một trường hợp bệnh nhân nam 20 tuổi bị rối loạn vận động, ngộ độc khí N2O do hít 30 quả bóng cười mỗi ngày trong một thời gian dài.
Bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện rối loạn cảm giác và giảm vận động, có cảm giác tê bì bàn chân lan lên cổ chân và bàn tay hai bên, đi lại không vững. Qua khám lâm sàng và xét nghiệm còn thấy bệnh nhân có biểu hiện tổn thương tủy sống cổ khá nhiều, mất chất liệu tủy sống.
Trào lưu hít bóng cười không chỉ được biết đến ở Việt Nam mà còn cực thịnh hành ở giới trẻ trên khắp thế giới.
Vào năm 2016, thông tin một hot girl ở Hà Nội nhập viện do hít bóng cười từng làm nhiều người kinh hãi. Sau khi sử dụng bóng cười tại quán bar trên phố Lương Ngọc Quyến (Hà Nội), Trang (SN 1994) có biểu hiện choáng váng, buồn nôn, chân tay co giật. Ngay sau đó, cô gái này đã được đưa vào cấp cứu tại khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội).
Chỉ sau vài tiếng, tay chân cô gái đã mất hết cảm giác. Bác sĩ xác nhận bệnh nhân bị ngộ độc khí N2O, kết hợp trước đó hút shisha, uống rượu, khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng, khiến cô mất một thời gian dài để các chi hoạt động bình thường trở lại.
Chất khí nitrous oxide hay N2O không phải là dạng khí độc, nó chỉ có tác dụng giảm đau, gây tê, có vị ngọt và không làm mất tri giác, khiến bạn luôn luôn trong trạng thái lâng lâng, thiếu tỉnh táo.
Cũng vào năm 2018, sau khi hít 15 quả bóng cười chứa oxit nitơ, thiếu nữ người Anh bị tổn thương thần kinh, phải di chuyển bằng xe lăn. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng nề, không còn cảm giác từ bắp chân lên đến vai, tay cũng mất kiểm soát và không thể cầm nắm.
Chất khí nitrous oxide hay N2O không phải là dạng khí độc, nó chỉ có tác dụng giảm đau, gây tê, có vị ngọt và không làm mất tri giác, khiến bạn luôn luôn trong trạng thái lâng lâng, thiếu tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, bạn sẽ luôn nhớ đến hương vị của bóng cười và thèm được hít chúng mỗi ngày. Hiện tượng này chẳng khác gì nghiện ma túy.
Hít bóng cười ảnh hưởng đến hệ thần kinh như thế nào?
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết, nếu sử dụng N2O ở nồng độ thấp sẽ kích hoạt trung tâm gây cười trong não bộ. Khi hít vào cơ thể, khí này sẽ tan vào máu, tác động đến thần kinh với cảm giác châm chích ở đầu các chi, đi lại loạng choạng và gây cười.
Nếu sử dụng N2O ở nồng độ thấp sẽ kích hoạt trung tâm gây cười trong não bộ.
Nhiều người cho rằng hít bóng cười trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng đến thần kinh. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, hít khí cười trong thời gian ngắn với liều lượng lớn vẫn có thể khiến người sử dụng bị co giật, run rẩy. Đặc biệt, người mắc bệnh về tim mạch, hen suyễn và một số bệnh liên quan tới đường hô hấp, hít N2O lâu có thể dẫn tới ngừng thở.
Vốn dĩ khí cười tạo ra hưng phấn ảo, nên nếu sử dụng nhiều có thể gây nghiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh. Sử dụng bóng cười có một đặc điểm chung là khiến người dùng lờ đờ, ngơ ngơ, đi đứng loạng choạng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim, thiếu máu. Khi ấy dây thần kinh ngoại biên cũng như thần kinh thực vật giảm hoạt động, bị trơ hoặc mệt mỏi. Tùy theo cơ địa và sức khỏe của mỗi người mà cảm giác này mà các biểu hiện nói trên ở mức khác nhau, với những người có sức khỏe kém thì hệ thần kinh thực vật có thể càng bị mệt mỏi nghiêm trọng.
Nguy hiểm hơn, khi đã quá quen cảm giác "phê" ảo giác của bóng cười, người dùng sẽ cảm thấy nó không tạo ra nhiều kích thích nữa, lúc này họ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác"phê" mạnh hơn như ma túy, thuốc lắc. Thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển, thần kinh còn chưa ổn định nếu lạm dụng loại khí cười này sẽ càng nguy hiểm.
Việc sử dụng bóng cười với số lượng lớn và thường xuyên sẽ gây ra việc tổn hại thần kinh nghiêm trọng. Dữ liệu do các nhà khoa học Anh công bố cho biết khí cười đã gây ra 17 ca tử vong ở nước này trong giai đoạn 2006 - 2012. Trong đó có 5 ca tử vong do ngạt thở vì thiếu oxy.
Theo vị chuyên gia này, ở nước ngoài loại khí N2O vẫn được công khai bán và sử dụng trong các hộp đêm. "Tuy nhiên, họ đều quản lý liều lượng rất nghiêm ngặt, bán theo định lượng cho phép nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Trong khi đó, tại Việt Nam, cơ chế quản lý còn lỏng lẻo nên kéo theo những nguy hại sức khỏe không mong muốn", PGS.TS Trần Hồng Côn khẳng định.
Từ khóa » Bú Bóng
-
Bóng Cười: Bạn đã Hiểu đúng Về Chất Kích Thích Dạng Hít Này?
-
Bóng Cười: Nước Mắt Lăn Dài Sau “cuộc Vui” Ngắn
-
Bóng Cười, Khí Cười Là Gì? Hít Bóng Cười Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Bóng Cười ( Khí Cười ) Là Gì? Có Tác Hại Thế Nào Tới Sức Khỏe?
-
Bóng Cười Là Gì? Tác Hại Của Bóng Cười - Elipsport
-
Hóng Hớt Showbiz - Công Chúa Pong Póng Khóc Huhu :)) Cre
-
Bóng Cười Có Bị Cấm Tại Việt Nam?
-
Bóng Cười: Thú Vui ẩn Chứa Nhiều Hiểm Hoạ Của Giới Trẻ - YouTube
-
Sư Nguy Hiểm Của Bóng Cười
-
Bóng Cười: Vui Một Phút Hại Cả đời
-
Cách Hút Bóng Cười Hiệu Quả Nhất, Cách Bơm Bóng Cười đúng Nhất!
-
Bác Sĩ Hải - HMM @ Best Bú Bóng #5 - SoundCloud
-
Bác Sĩ Hải - Hát Mỏi Mồm @Best Bú Bóng #5 - Mixcloud