Bong Gân Bàn Chân Thường Gặp ở Những Người Chơi Thể Thao

Bàn chân bạn bị sưng to, thâm tím và đau đớn? Chân bạn khó cử động và không đi lại được? Đó có thể là do bạn đã bị bong gân bàn chân. Tình trạng này thường gặp ở những người chơi thể thao, nhất là môn bóng đá. Vậy triệu chứng cụ thể của bệnh này là gì?.

Triệu chứng thường gặp khi bị bong gân bàn chân

Bong gân bàn chân là tình trạng các dây chằng bị đứt một phần hoặc hoàn toàn. Dây chằng là bộ phận nối các xương ở bàn chân với nhau. Chúng được liên kết bằng các sợi collagen khỏe, linh hoạt và khi bị rách hoặc giãn sẽ dẫn tới bong gân.

Những triệu chứng phổ biến của chấn thương này là phần bàn chân bị sưng và bầm tím. Kèm theo đó là các cơn đau ở mu bàn chân và khớp không thể cử động như bình thường được. Đặc biệt, đau rất khó chịu và làm ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động hằng ngày của người bệnh.

Bong gân xảy ra khi có lực tác động mạnh như lúc chơi thể thao hoặc thường xuyên vận động tay chân. Do đó, các vận động viên của những môn thể thao như bóng đá rất dễ gặp phải chấn thương này.

/uploads/1568985733-bong-gan-ban-chan-01.png

Bong gân bàn chân thường gặp ở những người chơi thể thao

Bong gân bàn chân mất bao lâu để hồi phục hẳn?

Bong gân bàn chân tổn thương ở nhiều mức độ và yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian bình phục. Một số mức độ từ nhẹ tới nặng của tình trạng này:

- Mức độ 1: Phân gân bị kéo dài ra, kéo theo đó là một ít bó sợi bị đứt.

- Mức độ 2: Không làm tổn thương ở phần khớp nhưng bó sợi đứt nhiều, ít biến chứng và nhanh lành.

- Mức độ 3: Dây chằng tách ra khỏi đầu xương, khớp lỏng cùng nhiều biến chứng khác.

Theo đó, người bệnh bị bong gân ở mức độ 1 thì sẽ tự khỏi và có thể vận động bình thường trở lại. Còn ở mức độ 2 và 3 thì cần băng bột để bất động khớp trong 4 - 6 tuần rồi tập vận động từ nhẹ đến nặng.

/uploads/1568985733-bong-gan-ban-chan-02.png

Tùy vào mức độ của bong gân mà có thời gian hồi phục lâu hoặc nhanh

Sơ cứu nhanh khi phát hiện bong gân bàn chân

Ngay khi nhận thấy những triệu chứng của bong gân bàn chân, người bệnh cần nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh. Chườm nước lạnh hoặc túi đá trong vòng 4 giờ để giảm đau và sưng. Tiến hành băng vết thương nhẹ nhàng theo kiểu lợp ngói, băng thun từ bàn qua cổ chân và dừng lại ở cẳng chân. Điều này giúp hạn chế biến chứng và không làm ảnh hưởng đến các khu vực khác. Sau 2 ngày chườm đá thì người bệnh ngâm chân với nước ấm 3-4 lần/ngày.

/uploads/1568985733-bong-gan-ban-chan-03.png

Bó bột giúp cố định chân và hạn chế tác động xấu khi di chuyển chân

Lưu ý:

- Không tự ý tiêm thuốc hoặc xoa bóp vết thương khi chưa có sự chỉ dẫn từ bác sĩ

- Khi nằm ngủ cần kê cao khớp cổ chân với gối mềm tầm 10cm

- Khi ngồi thì kê cổ chân cao ngang hông, hạn chế di chuyển tới mức tối thiểu.

Để tránh bị bong gân bàn chân, mọi người nên khởi động trước khi tập thể dục thể thao bằng cách đi bộ, chạy bộ hoặc nhảy tại chỗ.

Đồng thời bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm, silicium như gan bê, hạt bí, bột cacao, mực ống, rong biển, ngũ cốc,...trong khoảng 2-3 tuần kể từ lúc bong gân. Đặc biệt, dùng nước hầm xương bò với rau củ 2 lần mỗi ngày và thực hiện trong 1 tuần để tăng cường độ chắc khỏe cho chân.

Một số điều tối kỵ mà bạn không nên làm khi bị bong gân là: Bôi dầu nóng, dán salonpas, xoa mật gấu, xoa rượu thuốc, cử động vùng sưng đau,... Lý do là vì khi bong gân, chân nóng và sưng lên. Sử dụng các chất nóng sẽ làm chân sưng to và đau hơn. Tình trạng bệnh thêm nặng và dễ gây ra các biến chứng, tác động xấu tới bộ phận khác.

Trường hợp bong gân nặng thì phải tới phòng khám kiểm tra và điều trị. Phòng khám cơ xương khớp La Văn Lường – Nơi khám và chữa bệnh theo phương pháp Đông y và Tây y kết hợp. Để tìm hiểu thêm các thông tin về bong gân bàn chân và đặt lịch khám, xin vui lòng tham khảo thêm tại website https://phongkhamlavanluong.vn/ hoặc gọi tới hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Từ khóa » đau Mu Bàn Chân Khi đá Bóng