Bong Gân Cổ Chân - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Bong gân cổ chân là dạng chấn thương thường gặp nhất không chỉ trong môi trường luyện tập thể thao. Tùy theo mức độ chấn thương, bong gân chân có thể chỉ ở mức nhẹ và dễ dàng điều trị tại nhà hoặc nặng hơn (đứt dây chằng) và cần đến phẫu thuật nối gân.
Tìm hiểu chung
Bong gân cổ chân là bệnh gì?
Bong gân cổ chân là chấn thương do kéo giãn cơ, đứt một phần hoặc hoàn toàn một hoặc nhiều dây chằng nối các xương cổ chân với nhau. Dây chằng là những sợi collagen khỏe và linh hoạt nối với xương, trong khi gân – thường là đầu tận của bó cơ – có nhiệm vụ nối cơ và xương với nhau.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Những dấu hiệu và triệu chứng bong gân cổ chân là gì?
Những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị bong gân chân gồm:
- Có tiếng trật chân hoặc cảm giác bị rách vào lúc chấn thương
- Cảm giác đau đớn khi bị thương và kéo dài sau đó, khi đi lại hoặc chuyển động cổ chân
- Cổ chân có thể sưng và khó gập lại
- Vùng da quanh chỗ bong gân có thể bị bầm tím
- Đối với chấn thương nặng, cơn đau dữ dội khiến việc mang vác nặng và di chuyển cổ chân rất khó khăn
- Có thể bị tê hoặc liệt bàn chân do tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bong gân cổ chân?
Bong gân xảy ra khi khớp bị ép phải gập nhiều hơn bình thường, do đó làm đau dây chằng. Dạng phổ biến nhất xảy ra khi bàn chân xoay vào trong và toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào cổ chân. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bong gân cổ chân có thể là do bị trật cổ chân hoặc bàn chân khi nhảy, đi bộ hay tập thể dục. Đặc biệt khi không khởi động cơ thể kỹ càng trước khi tập luyện.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường bị bong gân cổ chân?
Bong gân chân thường xảy ra ở những người mang giày cao gót hoặc người chơi các môn thể thao như bóng rổ và bóng đá, sử dụng lực chân nhiều cũng như thực hiện các động tác dễ dẫn đến trật khớp chân.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bong gân cổ chân?
Nguy cơ bị bong gân cổ chân bao gồm:
- Đã từng bị bong gân chân trước đó
- Đi bộ, chạy hoặc chơi trên những bề mặt không bằng phẳng
- Mang giày thể thao không vừa chân hoặc không phù hợp mục đích sử dụng
- Chơi các môn thể thao đòi hỏi sự thay đổi vận động đột ngột về phương hướng như bóng đá, bóng rổ.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bong gân cổ chân?
Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tai nạn, khám cổ chân bệnh nhân để kiểm tra gân và dây chằng.
Đối với bong gân chân nhẹ thì không cần kiểm tra thêm. Đối với bong gân nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Bị bong gân cổ chân phải làm sao?
Để chữa chân bị bong gân, bạn cần được sơ cứu tại chỗ trước khi đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ. Bạn nên:
- Chườm đá ngay lập tức do chân sẽ bị sưng nhanh chóng. Không được chườm nóng trong 72 tiếng sau khi bị thương do sẽ khiến sưng nhiều hơn
- Nghỉ ngơi cổ chân, dùng nạng
- Hạn chế tối đa việc đi lại
- Bó ép hoặc dùng thanh nẹp cổ chân lại
- Nâng cổ chân lên cao
- Liệu pháp vật lý trị liệu có thể làm khỏe cơ, giúp hồi phục và giúp tránh bị chấn thương nhiều hơn
- Dùng thuốc kháng viêm không kê toa (ibuprofen) để làm bớt sưng và giảm đau.
Tuy bong gân cổ chân có thể chữa tại nhà song một số trường hợp bong gân nghiêm trọng cần phải phẫu thuật và trị liệu vật lý.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn nhanh hồi phục sau chấn thương bong gân cổ chân?
Những việc bạn nên làm để kiểm soát tình trạng chân bị bong gân bao gồm:
- Đeo miếng bảo vệ cổ chân khi chơi thể thao nếu bạn thường bị bong gân bàn chân.
- Giảm cân nếu thừa cân nhằm giảm áp lực lên cổ chân
- Dùng thuốc và sử dụng nạng theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Nghỉ ngơi, chườm đá, nâng chân lên cao khi nằm và làm theo hướng dẫn vật lý trị liệu
- Liên hệ bác sĩ nếu bạn không thể đi lại bằng chân bị thương, không hết sưng sau 2 ngày hoặc sưng nhiều hơn, cổ chân trở nên đỏ hơn và nóng, bị sốt hoặc phát hiện mắt cá chân có vấn đề
- Liên hệ bác sĩ nếu bàn chân bị liệt, tê hoặc có màu sậm; hoặc ngón chân lạnh (dấu hiệu máu không tuần hoàn)
- Đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ nếu bạn không thấy có cải thiện trong 7-10 ngày sau khi bị bong gân.
Khi bị bong gân chân, bạn cần đi khám bác sĩ để xác định xem có chấn thương hoặc gãy xương kèm theo không. Nếu các kết quả thăm khám đều bình thường, bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc giảm đau và hướng dẫn bạn cách chăm sóc và hoạt động để bảo vệ vết thương. Nhìn chung, bạn cần phải nghỉ ngơi và tránh đè ép lực lên vùng cổ chân, không nên thoa dầu nóng hoặc thuốc cao không rõ loại vì điều này có thể làm vết thương sưng tấy nhiều hơn.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Băng Chân Bong Gân
-
Những Cách Quấn Băng Khi Bị Bong Gân Cổ Chân An Toàn Nhất
-
Bong Gân Cổ Chân: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Nhanh Khỏi Nhất
-
Xử Trí đúng Khi Bị Bong Gân Khớp Cổ Chân - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bong Gân Cổ Chân: Biểu Hiện Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả, An ...
-
Bị Bong Gân Cổ Tay, Cổ Chân: Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Làm Thế Nào Khi Bị Bong Gân Cổ Chân? | Vinmec
-
Cách Xử Lý Khi Bị Bong Gân - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Bong Gân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Cách Chữa Bong Gân Cổ Chân Tại Nhà Hiệu Quả Nhất | BvNTP
-
Bài 2 - Cách Băng Xử Lý Bong Gân Mắt Cá Cổ Chân Khi Chơi Bóng đá
-
Hướng Dẫn Hỗ Trợ Bảo Vệ Cổ Chân Với 6 Bước Dùng Băng Cuốn
-
Giải Pháp Xử Lý Khi Bị Bong Gân - Medinet
-
Bong Gân Bàn Chân Thường Gặp ở Những Người Chơi Thể Thao