Bột Khoai Mì Và Bột Mì Rất Dễ Nhầm Lẫn? Làm Sao Để Phân Biệt

Bột khoai mì nhiều người thường nhầm lẫn gọi là bột mì. Thực tế đây là 2 loại bột hoàn toàn khác nhau và được sử dụng với mục đích cũng khác nhau. Có thể do cách gọi rút gọn nên dần mọi người thường gọi bột khoai mì là bột mì. Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ để mọi người nắm rõ hơn về 2 loại bột này nhé

PHỤ LỤC BÀI VIẾT

  • 1 BỘT MÌ VÀ BỘT KHOAI MÌ KHÁC NHAU VỀ NGUỒN GỐC
  • 2 BỘT MÌ VÀ TINH BỘT KHOAI MÌ KHÁC NHAU Ở THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
    • 2.1 Thành phần dinh dưỡng của tinh bột khoai mì
    • 2.2 Thành phần dinh dưỡng của bột mì
  • 3 BỘT MÌ VÀ TINH BỘT MÌ KHÁC NHAU VỀ ỨNG DỤNG
    • 3.1 Ứng dụng của tinh bột khoai mì
    • 3.2 Ứng dụng của bột mì

BỘT MÌ VÀ BỘT KHOAI MÌ KHÁC NHAU VỀ NGUỒN GỐC

Tinh bột khoai mì là loại tinh bột  được chiết xuất từ củ khoai mì ( củ sắn ). Tùy theo từng vùng miền mà có tên gọi khác nhau như bột năng, tinh bột sắn, tinh bột khoai mì, tapioca starch, tapioca flour, cassava starch. 

Củ khoai mì rất quan trọng, là loại thực phẩm chiếm sản lượng lớn, đứng sau gạo nên được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất thực phẩm và các ngành công nghiệp

Tinh bột khoai mì Starch In Food Việt Nam
Tinh bột khoai mì Starch In Food Việt Nam

Còn đối với bột mì, còn gọi là bột lúa mì nó cũng khác hoàn toàn với bột lúa gạo ở Việt Nam nha, mọi người đừng nhầm lẫn. Tinh bột mì có nguồn gốc từ hạt lúa mì được xay nhuyễn sau khi đã được tách phần vỏ cám và phôi

Lúa mì là một loại lương thực quan trọng và có sản lượng lớn chỉ sau lúa gạo và bắp. Nó thường tập trung nhiều ở các nước Châu ÂuChâu Mỹ, Tây Nam Á. Tại Việt Nam, chúng ta không trồng loại lúa mì này, nhưng các công ty có nhập khẩu lúa mì và sản xuất tinh bột mì tại Việt Nam để cung cấp cho các cơ sở, nhà máy, người tiêu dùng

Bột mì được làm từ cây lua mì, khác lúa gạo ở Việt Nam
Bột mì được làm từ cây lúa mì, khác lúa gạo ở Việt Nam

BỘT MÌ VÀ TINH BỘT KHOAI MÌ KHÁC NHAU Ở THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Thành phần dinh dưỡng của tinh bột khoai mì

Chúng ta cùng xem qua các thành phần dinh dưỡng của bột khoai mì và so sánh với bột mì ở dưới nha

Giá trị dinh dưỡng: 100 g
Calo (kcal): 129
Lipid: 3,9 g
Chất béo bão hoà: 1 g
Chất béo không bão hòa đa: 0,1 g
Axit béo không bão hòa đơn: 2,5 g
Cholesterol: 1 mg
Natri: 145 mg
Kali: 92 mg
Cacbohydrat: 22 g
Chất xơ: 0 g
Đường thực phẩm: 15 g
Protein: 2 g
Vitamin A 0 IU Vitamin C 0,3 mg
Canxi 71 mg Sắt 0,1 mg
Vitamin D 0 IU Vitamin B6 0 mg
Vitamin B12 0,2 µg Magie 6 mg

>>> Góc Thông Tin: Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn tại đây về đặc tính và ứng dụng của: Tinh bột khoai mì

Thành phần dinh dưỡng của bột mì

Giá trị dinh dưỡng: 100 g
Calo (kcal): 364
Lipid: 1 g
Chất béo bão hoà: 0.2 g
Chất béo không bão hòa đa: 0.4 g
Axit béo không bão hòa đơn: 0.1 g
Cholesterol: 0 mg
Natri: 2 mg
Kali: 107 mg
Cacbohydrat: 76 g
Chất xơ: 2.7 g
Đường thực phẩm: 0.3 g
Protein: 10 g
Vitamin A 0 IU Vitamin C 0 mg
Canxi 15 mg Sắt 1.2 mg
Vitamin D 0 IU Vitamin B6 0 mg
Vitamin B12 0 µg Magie 22 mg

Về tổng quan, thì bột mì cung cấp lượng calo nhiều hơn, trong khi lượng chất béo ít hơn và lượng Natri ít hơn so với tinh bột khoai mì.

Thành phần dinh dưỡng có trong bột mì
Thành phần dinh dưỡng có trong bột mì

BỘT MÌ VÀ TINH BỘT MÌ KHÁC NHAU VỀ ỨNG DỤNG

Ứng dụng của tinh bột khoai mì

Tinh bột khoai mì được ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm và ngành giấy như là chất làm dày, chất độn, chất keo như mì ăn liền, cồn , hạt nêm, mì chính, bánh tráng, bún, miến, bánh canh, giấy cuộn,…

Ngoài ra, một ứng dụng quan trọng của tinh bột khoai mì mà nhiều người không biết tới đó là: Nó là nguyên liệu chính để sản xuất ra tinh bột biến tính – Loại phụ gia quan trọng được sử dụng trong hầu hết các thực phẩm hằng ngày, trong các ngành công nghiệp hiện nay.

Ứng dụng tinh bột biến tính trong ngành thực phẩm
Ứng dụng tinh bột biến tính trong ngành thực phẩm

>>> THÔNG TIN:  Tinh bột biến tính rất quan trọng, nhưng có nhiều người chưa hiểu rõ, tìm hiểu thêm tại đây: Tinh bột biến tính là gì?

Ứng dụng của bột mì

Tùy vào đặc tính, ứng dụng và lượng protein có trong tinh bột mì mà chúng được phân loại và những ứng dụng sau:

  • Bột mì đa dụng – All purpose flour: Đây là loại bột mì được dùng phổ biến và thường xuyên nhất. Hầu như được sử dụng trong tất cả ngành bánh như bánh quy, bánh mì, bánh ngọt, bánh gato.
Bột mì đa dụng trong làm bánh
Bột mì đa dụng trong làm bánh
  • Cake flour hoặc Pastry flour – Bột mì số 8: Hàm lượng Protein thấp giúp tạo xốp cho thực phẩm nên bột này dùng để làm các loại bánh có kết cấu mềm, bông xốp như bánh cupcake hay bánh bông lan, …
Bột mì số 8 trong bánh ngọt mềm
Bột mì số 8 trong bánh ngọt mềm
  • Pastry flour: Là loại bột có  lượng protein thấp nhưng cao hơn bột mì số 8, thích hợp để làm vỏ bánh pie, cookies, bánh quy, muffins. 
  • Bread flour Bột mì số 11: Hàm lượng protein cao, đặc tính dai khi kết hợp với bột nở nên sẽ được dùng để làm bánh mì, đế bánh pizza, ….
  • Higr – gluten flour: Loại bột được dùng nhiều cho bánh mì có vỏ cứng, giòn như bagel hay đế bánh pizza.
Bột mì Hi Gluten sản xuất bánh mì
Bột mì Hi Gluten sản xuất bánh mì
  • Self – rising flour: Là loại bột trộn sẵn với bột nổi và đôi khi có cả muối. Bột này phù hợp để làm cookies, cake nhưng ít khi được sử dụng.

Đúng vậy, cả hai loại bột này đều rất quan trọng trong ngành thực phẩm, vì vậy tùy vào ứng dụng và mỗi chức năng mà chúng ta sử dụng tinh bột mì và tinh bột khoai mì cho hiệu quả. Và đừng quên không nhầm lẫn giữa hai loại bột này nữa nha

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết, mọi ý kiến góp ý xin gửi lại để Tinh bột Starch In Food Việt Nam hoàn thiện các thông tin một cách tốt nhất.

Từ khóa » Bột Mì Tinh Và Bột Mì đa Dụng Có Giống Nhau Không