Bột Mì: Chia Nhóm Và Phân Loại - The Ribbon Cafe

Điều hướng bài viết Gói lại một chút thu với muffin cốm 5 phương pháp trộn bột cơ bản trong làm bánh

Bột mì được xay từ lúa mì, là thành phần cơ bản khi làm bánh. Tuy nhiên, các bạn có biết người ta phân chia bột mì như thế nào không?

1. Theo hàm lượng Gluten/protein Gluten là hỗn hợp hai protein gồm gliadin và glutenin. Gluten được tạo thành khi các phân tử glutenin liên kết với các phân tử gliadin, mang lại độ dẻo dai cho bột làm bánh. Nếu bột này được trộn với đường và chất lên men, khí CO2 sẽ được tạo ra làm bột bánh phồng lên. Quá trình nướng làm gluten kết tụ và cố định hình dạng cuối cùng của sản phẩm bánh. Dựa vào hàm lượng gluten hay chính là Protein, người ta phân chia bột mì ra thành 2 nhóm chính: Sponge flour – hàm lượng gluten caoSponge Weak flour – hàm lượng gluten thấp Từ đó chia ra” Bread flour – hàm lượng protein 11 – 14 % : hàm lượng protein cao tạo độ dẻo dai lí tưởng cho bánh mì. Khi làm bánh mì, người thợ càng nhào trộn kĩ thì lượng gluten sản sinh ra càng lớn và càng vững chắc, thành phẩm sẽ có độ dai vầ mịn cao hơn. Pastry flour – hàm lượng protein 09 – 11 % hàm lượng này thích hợp làm các món bánh nướng giàu chất béo như danish, puff pastry, … Cake flour – hàm lượng protein 07 – 09 % : bột nhẹ và có lượng protein thấp nên khi nhào trộn sẽ sinh ra ít gluten hơn. Bột bánh ít gluten sẽ cho ra thành phẩm xốp mềm hơn. Cake flour có thể tự trộn bằng cách pha thêm tinh bột vào Bột mì đa dụng ( bột ngô, bột năng, bột khoai tây)

2. Theo đóng gói Plain flour/All purpose flour – 10,5 – 11,5 % – là loại bột mì thông thường, đa ứng dụng, có thể được tẩy trắng hay không. Bột mì sau khi được tẩy trắng thì hàm lượng protein chứa trong đó thường giảm đi so với bột chưa tẩy trắng. Self-rising flour: có sẵn bột nở và muối. Khi sử dụng bột tự nở, ta chỉ cần nhào trộn mà không cần thêm bất kì chất kích nở nào. Lưu ý là chất kích nở có trong SRF chỉ là bột nở chứ không phải men khô nên loại bột này chỉ thích hợp làm bành ngọt ( cake)

3. Một số loại bột mì khác Durum flour/Semolina flour : làm từ durum wheat – hàm lượng protein cao nhất trong số các loại bột mì. Loại bột này lí tưởng dùng để làm pasta và một số món pudding của Ý Graham flour : bột mì nguyên cám. Loại bột này chuyên dùng làm craker ( Graham craker ) Whole wheat flour : nguyên cám, thô và giàu protein và khoáng chất. Bột có màu đậm, cho ra thành phẩm bánh có vị đậm đà hơn so với bột mì tinh. Enriched flour : bột mì được bổ sung các chất dinh dưỡng < thông thường là khoáng vi lượng > Spelt flour : làm từ lúa mì spelt gain thường được trồng ở Trung âu – ít chất xơ hơn trong khi hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Đặc biệt nhất là nó gần như không chứa gluten vì thành phần gluten trong loại bột này có kết cấu khá yếu nên khi vàng nhào trộn thì kết cấu này càng bị phá vỡ. Với những người dị ứng gluten thì đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho các món bánh nướng.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Thêm
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Điều hướng bài viết Gói lại một chút thu với muffin cốm 5 phương pháp trộn bột cơ bản trong làm bánh

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Search recipes Tìm New posts
  • Chuyển nhà
  • DƯA CHUỘT TRỘN GIẤM ỚT
  • DƯA BẮP CẢI MUỐI CHUA CỦA BỐ
  • CÁ TRÊ BỎ LÒ CUỐN BÁNH TRÁNG
  • Petit Pain – Làm bánh mỳ, có khó gì!
Top posts Top posts Thời gian Tháng Mười Hai 2014 (3) Tháng Mười 2014 (1) Tháng Chín 2014 (15) Tháng Tám 2014 (16) Tháng Năm 2014 (2) Tháng Hai 2014 (1) Tháng Mười Hai 2013 (5) Tháng Sáu 2013 (7) Tháng Năm 2013 (2) Tháng Tư 2013 (8) Tháng Hai 2013 (8) Tháng Một 2013 (5) Tháng Mười Hai 2012 (5) Tháng Mười Một 2012 (3) Tháng Mười 2012 (5) Tháng Chín 2012 (3) Tháng Tám 2012 (8) Tháng Bảy 2012 (6) Tháng Sáu 2012 (13) Tháng Năm 2012 (13) Tháng Tư 2012 (24) Tháng Ba 2012 (13) Tháng Hai 2012 (13) Tháng Một 2012 (10) Tháng Mười Hai 2011 (6) Tháng Mười Một 2011 (6) Tháng Mười 2011 (6) Tháng Chín 2011 (5) Tháng Tám 2011 (20) Tháng Bảy 2011 (13) Tháng Sáu 2011 (19) Tháng Năm 2011 (18) Tháng Tư 2011 (4) Tháng Ba 2011 (7) Tháng Hai 2011 (34) Tháng Một 2011 (7) Tháng Mười Hai 2010 (7) Tháng Mười Một 2010 (19) Tháng Mười 2010 (45) Tháng Chín 2010 (20) Tháng Tám 2010 (37) Tháng Bảy 2010 (24) Tháng Sáu 2010 (29) Tháng Năm 2010 (21) Tháng Tư 2010 (2) Tháng Ba 2010 (11) Tháng Hai 2010 (9) Tháng Một 2010 (5) Tháng Mười Hai 2009 (8) Tháng Mười Một 2009 (7) Tháng Chín 2009 (7) Tháng Tám 2009 (13) Tháng Bảy 2009 (19) Tháng Sáu 2009 (10) Tháng Năm 2009 (9) Tháng Tư 2009 (12) Tháng Hai 2009 (11) Tháng Một 2009 (10) Tháng Mười Hai 2008 (11) Tháng Mười Một 2008 (6) Tháng Mười 2008 (8) Tháng Chín 2008 (4) Tháng Tám 2008 (8) Tháng Bảy 2008 (1) Tháng Năm 2008 (2) Tháng Tư 2008 (5) Tháng Ba 2008 (3) Ribbon cafe
  • About
  • Home
  • Index
  • Jardin
  • Kitchen
  • Tour les Jour
Follow Blog via Email

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

Địa chỉ email:

Follow

Tham gia cùng 2 099 người đăng ký khác
  • RSS - Bài viết
  • RSS - Bình luận
Fanpage
  • Fanpage on Facebook
Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • The Ribbon Cafe
    • Đã có 106 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • The Ribbon Cafe
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Bột Mì Spelt Là Gì