Brand Name Là Gì? Nguyên Tắc đặt Brand Name Hiệu Quả - CareerLink

Mục Lục

  • Brand name là gì?
  • Vai trò của brand name
  • Nguyên tắc đặt brand name hiệu quả
    • Được bảo hộ
    • Thể hiện ngành nghề hay sản phẩm của doanh nghiệp
    • Đơn giản và dễ ghi nhớ
    • Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
    • Phù hợp thị trường và khách hàng mục tiêu
  • Cách xây dựng brand name
    • Log
    • Mạng xã hội
    • Website

Trước khi muốn xây dựng brand hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ, brand name là gì cũng như vai trò, nguyên tắc cũng như một số kênh giúp doanh nghiệp xây dựng Brand name hiệu quả là gì?

Brand name là gì?

Brand name có nghĩa là tên thương hiệu. Tên thương hiệu là tên của một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó được nhà sản xuất đặt. Nói ngược lại, một cái tên, thường là danh từ riêng, sẽ trở thành thương hiệu khi nó được áp dụng cho một dòng sản phẩm, hay lĩnh vực dịch vụ nào đó.

Một định nghĩa khác rộng hơn: Brand name là tên, là biểu tượng thiết kế, hoặc bất cứ đặc điểm nào sử dụng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ này so với sản phẩm, dịch vụ khác. Vì thế, có thể coi thương hiệu như một ý tưởng, hoặc hình ảnh khi suy nghĩ về một sản phẩm, dịch vụ cụ thể.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người lầm tưởng và cho rằng, tên thương hiệu là một nhãn hiệu hàng hóa. Thực tế, nhận định này là không chính xác, bởi nói một cách đơn giản, nếu thương hiệu là phần “hồn” thì nhãn hiệu hàng hóa chỉ là phần “xác”.

“Nhãn hiệu có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi có thể thay đổi hoặc loại bỏ nhưng thương hiệu là một quá trình lâu dài, đôi khi gắn liền với số phận, cả cuộc đời của người sáng lập ra nó.” 

Người sáng lập ra Amazon, tỷ phú Jeff Bezos từng nói “Thương hiệu của bạn là tất cả những gì khách hàng nói về nó khi bạn không có mặt ở đó”, bởi vậy, nó là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận. Một brand name hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định sự có mặt của mình trên thị trường, giúp khách hàng nhớ và khắc sâu trong tâm trí. 

Vai trò của brand name

Như đã nói ở phần brand name là gì thì một brand name hay có thể giúp doanh nghiệp “bắn mũi tên trí nhớ” vào tâm trí khách hàng nhanh và trúng đích hơn. Ngược lại, một cái tên thương hiệu không hay, doanh nghiệp của bạn vẫn tồn tại nhưng quãng đường đi vào tâm trí khách hàng sẽ xa hơn và lâu hơn. Điều đó cho thấy brand name có nhiều vai trò quan trọng.

Thứ nhất, tên thương hiệu là thứ đầu tiên đi vào nhận thức khách hàng, xác nhận sự hiện hữu doanh nghiệp trên thị trường. Tên thương hiệu là định dạng sản phẩm, cho phép khách hàng ghi nhớ, chấp nhận, ủng hộ hay phản đối, tẩy chay.

Bởi vậy, bạn có thể làm marketing, bạn có thể có rất nhiều chiến lược kinh doanh hấp dẫn, nhưng khách hàng không thể gọi tên thương hiệu của bạn thì điều đó có nghĩa, bạn chưa thành công.

Thứ hai, tên thương hiệu giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp truyền thông một cách hiệu quả tới khách hàng. Bản thân tên thương hiệu đã chứa một phần thông điệp, đồng thời nó trở thành công cụ truyền thông thông qua giao tiếp, đánh vào tiềm thức khách hàng.

Thứ ba, tên thương hiệu là điểm khác biệt giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác khi kinh doanh cùng một lĩnh vực trên thị trường. Vì thế nó luôn là trọng tâm của bất kì một chương trình phát triển thương hiệu nào.

Thứ tư, tên thương hiệu như một công cụ pháp luật giúp bảo vệ người sở hữu nó trước những cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ như ăn cắp, sao chép…

Brand name càng có giá trị, càng khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Theo thời gian, cái tên có thể mang lại một nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp. Vì thế khi đặt brand name của doanh nghiệp cần phải được dựa trên những nguyên tắc nhất định.

Nguyên tắc đặt brand name hiệu quả

Đặt tên thương hiệu là một trong những bước quan trọng đầu tiên và không thể thiếu trong quá trình tạo lập và xây dựng thương hiệu. Quá trình lựa chọn tên cần dựa trên một số nguyên tắc cơ bản.

Được bảo hộ

Tên thương hiệu dù ý nghĩa ra sao nhưng nếu không được bảo hộ về mặt pháp lý thì rất dễ bị làm nhái, thậm chí sao chép và cuối cùng sẽ bị mất. Vì thế, hãy lựa chọn những tên thương hiệu được bảo hộ để tránh rủi ro cho doanh nghiệp.

Thể hiện ngành nghề hay sản phẩm của doanh nghiệp

Với những thương hiệu mới, chưa được biết đến thì tên thương hiệu nên gắn với ngành nghề hoặc sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tiếp cận khách hàng cũng như tối ưu được chi phí truyền thông. Ví dụ như bất động sản thường gắn với “land”, ngành sữa thường gắn với “milk”…

Đơn giản và dễ ghi nhớ

Thông thường, vì brand name có tầm quan trọng lớn nên khi đặt tên, doanh nghiệp thường “tham” và gắn cho nó quá nhiều ý nghĩa mà quên đi nguyên tắc, đơn giản và dễ nhớ. Khách hàng sẽ không thể nhớ đến tên thương hiệu khi nó khó nhớ, khó đọc. Bạn nên đặt tên thương hiệu làm sao dễ nhớ, dễ đọc, như một số thương hiệu lớn Coca Cola, Honda, Amazon…

Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Tên thương hiệu cần sự khác biệt với tên sản phẩm của những đối thủ trực tiếp. Bạn không nên đặt brand name trùng hoặc na ná với những sản phẩm của đối thủ để tránh những hiểu nhầm cũng như cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Phù hợp thị trường và khách hàng mục tiêu

Khi đặt brand name bạn cũng đừng quên phân khúc thị trường. Bạn cần xác định rõ thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu để có những lựa chọn phù hợp. Với phân khúc thấp, bình dân bạn có thể hướng tới sự đơn giản.

Với phân khúc cao cấp thì bạn cần tới những từ tạo cảm giác sang trọng. Bạn cũng không thể đặt một cái tên tiếng Anh khi phân khúc thị trường là người Việt Nam với khách hàng có thu nhập thấp ở các vùng quê. Hoặc ngược lại, một cái tên tiếng Việt khó thành công ở nước ngoài. 

Bởi vậy, bạn cần cân đối tất cả những nguyên tắc trên để có thể một brand name tạo giá trị cho doanh nghiệp. Chắc chắn một tên thương hiệu hay sẽ giúp doanh nghiệp của bạn “đi vào tâm trí” khách hàng một cách nhanh nhất. 

Cách xây dựng brand name

Sau khi đã lựa chọn được brand name phù hợp, điều bạn cần là lựa chọn những kênh phù hợp để xây dựng brand name.

Log

Nếu tên gọi là thương hiệu dưới dạng tượng thanh thì logo chính là thương hiệu dưới dạng tượng hình. Nhưng điều đó không có nghĩa, bạn làm một cái logo rồi bảo “đó là thương hiệu”. Thiết kế logo chính là một phần cấu thành của thương hiệu. Vì thế nó cần sự nhất quán với những kênh khác trong quá trình xây dựng brand name.

Mạng xã hội

Mạng xã hội là một trong những kênh phổ biến nhất hiện nay được các doanh nghiệp sử dụng để lan tỏa brand name. Tùy vào sản phẩm, chiến lược, phân cấp thị trường và khách hàng mục tiêu, thương hiệu của bạn cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.

Website

Website vẫn được coi là “ngôi nhà”, là diện mạo của một thương hiệu. Bởi vậy, doanh nghiệp bạn sau khi đã có brand name cần có website để khách hàng có thể vào và khám phá những giá trị của doanh nghiệp bạn. Website cần thể hiện nhất quán các thông điệp từ màu sắc, nội dung tới hình ảnh để tạo ra sự đồng nhất và nhất quán về thương hiệu của bạn.

Một brand name hay không giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại nếu sản phẩm của bạn không tốt. Hi vọng với những chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về brand name là gì, vai trò cũng như những nguyên tắc mà doanh nghiệp cần tuân thủ để có được một brand name giá trị.

Nguyễn Lý

Về Tác Giả

CareerLink
Bài Mới Nhất
  • ai làm lốTikTok Video2024.12.26Ai làm lố???
  • Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: hỏi gì để tạo ấn tượngGóc kỹ năng2024.12.23Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: hỏi gì để tạo ấn tượng?
  • Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người có tính cầu thị?Góc kỹ năng2024.12.19Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người có tính cầu thị?
  • IPO là gì? Lợi ích và điều kiện để thực hiện IPOKiến thức kinh tế2024.12.19IPO là gì? Lợi ích và điều kiện để thực hiện IPO

Từ khóa » đặt Câu Với Brand Name