Brufen – Siro Giảm đau, Hạ Sốt Cho Trẻ Em - ITP Pharma
Có thể bạn quan tâm
1, Thuốc Brufen là gì?
Thuốc Brufen là hỗn dịch uống có thành phần chính là Ibuprofen. Nó được sử dụng như một loại thuốc giảm đau, hạ sốt từ mức độ nhẹ đến trung bình.
Thuốc được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia về thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe Abbott, có trụ sở tại Abbott Park, Illinois, Hoa Kỳ. Với lịch sử hơn 80 năm, Abbott luôn nỗ lực và khắt khe với những sản phẩm của mình, mang đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Thành phần chính là hoạt chất Ibuprofen với nồng độ 100mg/5ml.
Số đăng ký: VN 12140 11.
Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống hay siro, thích hợp cho trẻ em và những bệnh nhân bị khó nuốt.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 60ml.
2, Công dụng của thuốc Brufen
- Giảm triệu chứng đau do nhiều nguyên nhân như: đau đầu, đau răng, đau nhức xương khớp do thời tiết, đau cấp tính và mạn tính do viêm, đau do chấn thương nhẹ…
- Hạ sốt.
- Chống viêm nhẹ.
3, Chỉ định của thuốc Brufen
- Bệnh nhân có triệu chứng sốt, sốt sau tiêm chủng, sốt do cảm lạnh…
- Giảm đau, đau bụng kinh, đau sau phẫu thuật, đau sau chấn thương, đau do giãn cơ sau vận động…
- Giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm.
- Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, viêm bao gân, đau thắt lưng….
4, Thành phần chính của thuốc Brufen có tác dụng gì?
Thuốc có thành phần chính là Ibuprofen với hàm lượng 100mg/5ml. Ibuprofen là một hoạt chất thuộc nhóm chống viêm không Steroid (NSAID), dẫn chất của acid propionic.
Ibuprofen ức chế không chọn lọc enzyme Cyclooxygenase (COX-1 và COX-2), ngăn chặn quá trình tổng hợp một số Prostaglandin (PE). Trong đó có Prostaglandin là chất trung gian truyền tín hiệu của quá trình điều hòa nhiệt độ ở vùng dưới đồi vì vậy gây ra tác dụng hạ sốt.
Ibuprofen cũng ngăn chặn tổng hợp Prostaglandin PGE 2 và PGI 2, chất trung gian của quá trình viêm, hình thành phù nề, tăng tính thấm thành mạch, thúc đẩy sự thâm nhập của bạch cầu. Cá nhà khoa học đã chỉ ra Ibuprofen có tác dụng chống viêm, nhưng không mạnh bằng một số thuốc khác trong nhóm NSAID.
Tác dụng giảm đau của Ibuprofen được cho là do cạnh tranh vị trí gắn với thụ thể Axit gamma-aminobutyric (GABA), chất dẫn truyền thần kinh cảm giác trong cơ thể người. Quá trình dẫn truyền thần kinh bị gián đoạn, cảm giác đau sẽ không được truyền đến não bộ, không còn cảm thấy đau.
5, Cách sử dụng
Liều dùng:
Người lớn, người già, trẻ em trên 12 tuổi:
- Liều khuyến cáo là 200mg – 400mg, tương đương 10-20ml, tối đa 3 lần một ngày.
- Các liều cách nhau tối thiểu 4 giờ. Tổng liều tối đa trong 24 giờ là 1200mg (60ml).
Trẻ em dưới 12 tuổi:
- Trẻ sơ sinh 3-6 tháng, nặng trên 5kg: Một liều 2,5ml. Uống tối đa 3 lần trong 24 giờ. Không được sử dụng trong hơn 24 giờ.
- Trẻ sơ sinh 6 tháng – 1 tuổi: Mỗi liều 2,5ml. Uống tối đa 3 lần trong 24 giờ.
- Trẻ em 1-4 tuổi: Mỗi liều 5ml. Uống tối đa 3 lần trong 24 giờ.
- Trẻ em 4-7 tuổi: Mỗi liều 7,5ml. Uống tối đa 3 lần trong 24 giờ.
- Trẻ em 7-12 tuổi: Mỗi liều 10ml. Uống tối đa 3 lần trong 24 giờ.
Bệnh nhân suy gan thận cần được hiệu chỉnh liều thích hợp với tình trạng bệnh mắc kèm. Tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Cách dùng:
- Các liều uống cách nhau ít nhất 4-6 giờ.
- Dùng khi đói sẽ có tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên với những bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa thì nên sử dụng trong bữa ăn hoặc sau khi ăn.
- Lắc đều trước khi dùng.
- Sử dụng cốc đo đi kèm hoặc xylanh để lấy thuốc đúng liều. Uống hết thuốc, dùng một ít nước uống tráng lại cốc (xy lanh) và uống.
6, Thuốc Brufen dùng cho đối tượng đặc biệt không?
Phụ nữ mang thai: Các báo cáo về ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi còn rất hạn chế. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến các nên tránh sử dụng thuốc trong thai kỳ. Sử dụng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng trì hoãn chuyển dạ và tăng chảy máu ở cả mẹ và con. Nếu bắt buộc sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Phụ nữ cho con bú: Trong một số nghiên cứu, Ibuprofen xuất hiện trong sữa mẹ với nồng độ thấp và ít ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Nên hạn chế sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
Trẻ em: không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ dưới 5kg.
7, Thuốc Brufen giá bao nhiêu?
Thuốc Brufen được bán với giá dao động trong khoảng 55.000 đồng – 65 000 đồng cho một lọ. Mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo, giá có thể tăng hoặc giảm tùy cơ sở bán hàng.
8, Thuốc Brufen có thể mua ở đâu?
Thuốc hiện có bán tại các nhà thuốc và quầy thuốc trên toàn quốc. Bạn nên lựa chọn những cơ sở được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Lưu ý khi mua hàng, bạn nên kiểm tra kỹ lọ thuốc, hạn sử dụng, lọ thuốc không có dấu hiệu cạy mở, còn nguyên tem niêm phong trên vỏ, đặc biệt vỏ không bị dính, ướt vì có thể lọ bên trong bị dập vỡ.
Bạn có thể mua tại nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc online ITP Pharma là các nhà thuốc uy tín số một Hà Nội, chúng tôi luôn đảm bảo mang lại sản phẩm chất lượng và giá cả ưu đãi. Liên hệ với chúng tôi ngay qua website và hotline dưới đây để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm.
9,Chống chỉ định
- Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thuốc nào trong nhóm chống viêm không steroid (NSAID).
- Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có tình trạng loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa.
- Bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng đường tiêu hóa do sử dụng thuốc chống viêm không steroid nào khác.
- Bệnh nhân suy gan thận nặng.
- Phụ nữ trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Bệnh nhân bị suy giảm thể tích tuần hoàn do tiêu chảy, nôn mửa, sốt kéo dài.
10, Tác dụng phụ của thuốc Brufen
Tác dụng không mong muốn là điều không thể tránh khỏi với bất kỳ thuốc nào khi sử dụng ở liều điều trị. Tuy nhiên, đối với thuốc Brufen thì tần suất gặp tác dụng phụ thường không phổ biến hoặc hiếm gặp. Một số phản ứng dễ thấy như:
– Quá mẫn: mày đay, viêm ngứa, sưng mặt, tăng nhịp tim, hạ huyết áp….
– Hệ tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, khóc tiêu, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa. Loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu rất hiếm gặp, tình trạng gia tăng ở người già.
– Hệ thần kinh: Nhức đầu.
– Thận: Suy thận cấp, hoại tử, nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến tăng ure huyết thanh và phù nề.
– Gan: Rối loạn chức năng gan.
– Tim mạch: Phù, tăng huyết áp, suy tim, tăng nguy cơ huyết khối động mạch nhỏ.
Tần suất gặp tác dụng không mong muốn có thể gia tăng nếu kéo dài thời gian sử dụng thuốc Brufen.
Các tác dụng không mong muốn có thể giảm bằng cách sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và sử dụng trong thời gian ngắn nhất cần thiết.
11, Dược động học
Hoạt chất Ibuprofen của thuốc Brufen được hấp thu nhanh chóng ngay sau khi uống.
Nồng độ thuốc đạt đỉnh sau khoảng 1-2 giờ nếu dùng kèm thức ăn hoặc trong 45 phút khi dạ dày rỗng.
Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 98%, tuy nhiên điều này không có khả năng dẫn đến tương tác với thuốc khác liên quan tới tỷ lệ liên kết với protein huyết tương.
Thời gian bán thải của thuốc là 2 giờ. Phần lớn thuốc được bài tiết qua thận.
Trong một số nghiên cứu, Ibuprofen có xuất hiện trong sữa mẹ nhưng với nồng độ rất thấp.
12, Tương tác thuốc
Rượu, bia: tránh sử dụng rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc vì điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến xuất huyết tiêu quá.
Tránh kết hợp Brufen với các thuốc như:
- NSAID, thuốc ức chế chọn lọc COX-2, vì điều này làm gia tăng tác dụng phụ.
- Aspirin: Sử dụng Brufen lâu dài có thể làm giảm tác dụng bảo vệ tim mạch của Aspirin liều thấp.
- Ticlopidine: Nguy cơ gây tác dụng phụ trong ức chế tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu.
- Methotrexate: Thuốc Brufen có thể làm tăng nồng độ Methotrexate trong huyết tương và tăng độc tính.
Một số thuốc khác nên thận trọng khi kết hợp:
- Thuốc chống đông máu.
- Thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu.
- Nhóm thuốc Glucocorticoid.
- Nhóm thuốc glycosid tim.
- Thuốc Cicloporin.
- Thuốc Zidovudine.
- Kháng sinh Quinolon.
13, Xử lý khi quá liều, quên liều
Quá liều:
Tình trạng quá liều Ibuprofen đã trở lên phổ biến vì nó được cấp phép bán dưới dạng thuốc không kê đơn, có rất nhiều chế phẩm thuốc khác nhau đều chứa dược chất Ibuprofen. Nhiều trường hợp quá liều đã được ghi nhận, nhưng ít đe dọa đến tính mạng.
Hầu hết các triệu chứng khi quá liều đều là tác dụng quá mức của thuốc, bao gồm: đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, ù tai…. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn như xuất huyết tiêu hóa, co giật, toan chuyển hóa, huyết áp tụt, rối loạn nhịp tim, hôn mê, rối loạn chức năng gan thận, suy tim….
Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tất cả những loại thuốc bạn đang sử dụng và sử dụng đúng liều cho phép để tránh những hậu quả không mong muốn. Nếu bạn sử dụng thuốc quá liều và có những triệu chứng trên, đến gặp ngay bác sĩ để được tiếp nhận và xử lý kịp thời.
Quên liều:
Nếu bạn quên liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra và dùng liều tiếp theo sau 4-6 giờ. Tuyệt đối không tự ý gấp đôi liều hoặc sử dụng liều tiếp theo ngay sau đó.
Nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo bình thường.
14, Lưu ý khi sử dụng
Ibuprofen có nguy cơ khởi phát bệnh tăng huyết áp, giữ nước và gây phù nề. Cần lưu ý đối với những bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp, có nguy cơ biến chứng tim mạch, giữ nước hoặc có tiền sử suy tim. Theo dõi tình trạng tim mạch, huyết áp chặt chẽ trong thời gian sử dụng thuốc.
Người cao tuổi và người suy giảm chức năng gan thận có tần suất tăng các phản ứng có hại với thuốc, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày.
Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc xấu đi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.
15, Ưu điểm của thuốc Brufen so với những thuốc giảm đau hạ sốt dạng bào chế khác?
Brufen là thuốc được bào chế dưới dạng siro nên có những ưu điểm như:
– Dễ dàng sử dụng cho trẻ em, bệnh nhân khó nuốt, người già, bệnh nhân đặt ống thông.
– Thuốc được hấp thu nhanh chóng, xuất hiện tác dụng sớm hơn nhưng dạng thuốc khác.
– Chia liều rất dễ, dùng được cho cả những em bé sơ sinh.
– Vị cam, màu sắc bắt mắt, dễ uống.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thuốc Brufen, mong rằng chúng tôi đã giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc. Cám ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống.
Xem thêm:
Thuốc Paracetamol Kabi AD – Dịch truyền hạ sốt, giảm đau
Thuốc hạ sốt giảm đau Efferalgan: công dụng, giá bán, tác dụng phụ
Từ khóa » Thuốc Brufen Có Tác Dụng Gì
-
Công Dụng Hạ Sốt Của Brufen | Vinmec
-
Brufen Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Brufen: Công Dụng, Liều Dùng Và Cách Sử Dụng
-
Thuốc Brufen (ibuprofen): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Quan Trọng
-
Thuốc Brufen Abbott Hạ Sốt Ở Trẻ Em, Giảm Đau Chai 60Ml
-
Siro Brufen 100mg/5ml Giảm đau, Hạ Sốt Chai 60ml
-
Dùng Thuốc BruFen Dùng để Hạ Sốt Có An Toàn Không?
-
[CHÍNH HÃNG] Thuốc Brufen 100mg/5ml - Thuốc Giảm đau, Hạ Sốt
-
Brufen 60ml | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Brufen - Thuốc Hạ Sốt, Giảm đau
-
Thuốc Brufen: Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Tác Dụng Phụ, Giá Bán
-
Thuốc Brufen: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng Phụ
-
Thuốc Brufen Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Giá Bao Nhiêu? Mua ở ...
-
Brufen Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng