Thuốc Brufen: Công Dụng, Liều Dùng Và Cách Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Brufen thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về cảm cúm, giảm đau, hạ sốt cho trẻ em. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng khắc phụ triệu chứng đau nhức do các bệnh lý về cơ xương khớp gây nên.
- Nhóm thuốc: Thuốc chống viêm không Steroid; thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc điều trị gout và các bệnh lý về xương khớp
- Dạng bào chế: Viên nén, hỗn dịch uống
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai 60ml; hộp 10 vỉ x 10 viên nén 200mg, 400mg hoặc 600mg
Thông tin về thuốc Brufen
1. Thành phần
Thuốc Brufen là sự kết hợp giữa hoạt chất Ibuprofen và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nén và hỗn dịch uống.
2. Công dụng
Thuốc Brufen có công dụng ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:
- Hạ sốt
- Đau răng do nhổ răng
- Đau bụng kinh
- Đau đầu
- Đau do bong gân
- Đau sau phẫu thuật
- Đau khi đặt xương gãy hoặc trật khớp
- Đau và viêm do viêm khớp dạng thấp
- Viêm xương khớp
- Viêm cột sống dính khớp
- Đau thắt lưng
- Viêm nang lông
- Viêm gân.
Lưu ý: Thuốc Brufen có thể được dùng trong những trường hợp không được liệt kê trong bài viêt này.
3. Chống chỉ định
Thuốc Brufen chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Ibuprofen hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Những người có tiền sử hoặc đang bị dị ứng với những loại thuốc chống viêm không Steroid
- Bệnh nhân đang trong tình trạng chảy máu bất thường hoặc mắc phải những bệnh lý liên quan đến chảy máu
- Người có tiền sử hoặc đang bị viêm loét đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, chảy máu trong ruột
- Những người có tiền sử thủng hoặc chảy máu trong dạ dày ruột do sử dụng NSAID trước đó
- Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng
- Bệnh nhân bị suy tim nặng
- Những người đang trong tình trạng mất nước do bị tiêu chảy, nôn ói hoặc uống không đủ nước
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
4. Cách dùng
Thuốc Brufen được sử dụng thông qua đường uống. Đối với viên nén, người bệnh cần uống trọn một viên với một cốc nước đầy. Trước khi sử dụng thuốc, người dùng không nên phá vỡ cấu trúc của thuốc hoặc tán nhuyễn thuốc và không nên nhai thuốc trước khi nuốt. Bạn có thể uống thuốc cùng với thức ăn hoặc không có thức ăn. Trong trường hợp bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn khi dùng thuốc, bạn cần sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng uống lại thuốc khi nôn ói.
Đối với hỗn dịch uống, người bệnh cần uống khi bụng đói. Trước khi sử dụng thuốc bạn không nên pha loãng thuốc cùng với nước hoặc những dung dịch khác. Ngoài ra bạn nên dùng thuốc kèm với thức ăn đối với những bệnh nhân có dạ dày nhạy cảm.
5. Liều lượng
Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý và độ tuổi của người bệnh, liều dùng thuốc Brufen ở mỗi người là khác nhau.
Đối với người lớn
Dùng 200 – 400mg (10 – 20ml)/lần, sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày.
Lưu ý:
- Thời gian uống thuốc giữa các liều ít nhất 4 giờ
- Dùng trên 400mg/lần sẽ không làm tăng tác dụng điều trị
- Không sử dụng quá 1200mg Brufen trong 24 giờ và không dùng quá 400mg/lần trừ khi có chỉ định của bác sĩ
- Hỏi ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng đau không thuyên giảm sau 5 ngày dùng thuốc và 3 ngày dùng thuốc đối với hạ sốt.
Đối với trẻ em
Liều dùng cho hạ sốt và giảm đau
Dùng 20 – 30mg/kg/ngày, chia thành nhiều lần uống hoặc dùng hỗn dịch 20mg/ml như sau:
Trẻ em từ 3 – 6 tháng (khoảng 5 – 7kg): Dùng 2,5ml/lần, sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày
Trẻ em từ 6 – 12 tháng (khoảng 7 – 10kg): Dùng 2,5ml/lần, sử dụng 3 lần/ngày
Trẻ em từ 1 – 2 tuổi (khoảng 10 – 14,5kg): Dùng 2,5ml/lần, sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày
Trẻ em từ 3 – 7 tuổi (khoảng 14.5 – 25kg): Dùng 5ml/lần, sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày
Trẻ em từ 8 – 12 tuổi (khoảng 25 – 40kg): Dùng 10ml/lần, sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày.
Lưu ý:
- Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi và trẻ em có cân nặng dưới 5kg
- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nặng thêm sau 24 giờ dùng thuốc. Đặc biệt là đối với trẻ em từ 3 – 5 tháng tuổi
- Hỏi ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nặng thêm sau 3 ngày dùng thuốc ở những bệnh nhân từ 6 tháng – 18 tuổi.
6. Bảo quản
Người bệnh nên bảo quản thuốc Brufen tại những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ trong phòng từ 25 – 30 độ C. Đối với hỗn dịch uống người dùng cần đậy kín nắp vào bảo quản trong hộp thuốc. Đối với viên nén người dùng cần bảo quản thuốc trong bao bì hoặc hộp thuốc. Đồng thời không tách thuốc ra khỏi vỉ khi chưa cần thiết. Bên cạnh đó bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Không để thuốc không toilet và những nơi ẩm ướt khác. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.
Trong trường hợp thuốc Brufen đã hết hạn sử dụng, người bệnh không nên tiếp tục sử dụng thuốc. Thay vào đó bạn cần hỏi ý kiến dược sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải về cách xử lý thuốc an toàn, không gây ô nhiễm môi trường. Nếu có cách xử lý thuốc trên bao bì, bạn vui lòng làm theo hướng dẫn. Người dùng không nên tự ý xử lý thuốc qua ống dẫn nước, không xử lý thuốc trong toilet hoặc vứt thuốc ra ngoài môi trường tự nhiên.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Brufen
1. Khuyến cáo khi dùng
Người bệnh không nên sử dụng thuốc Brufen với liều cao và không sử dụng thuốc trong một thời gian dài. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế bạn chỉ nên sử dụng thuốc với liều lượng thấp nhất, trong khoảng thời gian ngắn nhất và cần thiết nhất để giúp kiểm soát các triệu chứng.
Bên cạnh đó người bệnh không nên sử dụng thuốc Brufen cùng với thuốc ức chế bơm proton, thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 và những loại thuốc chống viêm không Steroid khác. Điêu này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng tương tác thuốc và nguy cơ xuất huyết dạ dày ruột.
Ngoài ra khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Thuốc Brufen có khả năng làm ức chế tạm thời chức năng của tiểu cầu máu (kết tập tiểu cầu)
- Brufen và những loại thuốc chống viêm không Steroid khác đều có khả năng che giấu dấu hiệu nhiễm trùng
- Trong thời gian sử dụng thuốc giảm đau Brufen, người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng đau đầu. Tuy nhiên không vì thế mà bạn tăng liều dùng thuốc
- Người cao tuổi nếu muốn sử dụng thuốc cần có sự theo dõi và chỉ định liều dùng từ bác sĩ. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng làm thủng, loét và chảy máu dạ dày, thậm chí gây tử vong. Người lớn và trẻ em cũng được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng liều cao
- Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Đặc biệt là bệnh cao huyết áp, suy tim, suy thận, suy gan, bệnh mạch não, bệnh động mạch ngoại biên, tăng lipid máu, tiểu đường, tình trạng giữ nước và phù nề liên quan đến việc điều trị bằng NSAID
- Việc sử dụng thuốc Brufen ở liều cao (2400mg/ngày) hoặc sử dụng trong một thời gian dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ huyết khối động mạch bao gồm: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim
- Trong thời gian sử dụng thuốc nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở vùng bụng (đặc biệt chảy máu dạ dày), người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời
- Những người có tiền sử hoặc đang bị viêm loét, xuất huyết dạ dày ruột không nên sử dụng thuốc Brufen
- Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng không nên sử dụng thuốc. Bởi thành phần trong thuốc có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên trầm trọng hơn
- Bệnh nhân bị hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì độc tính, bệnh thủy đậu, hen phế quản và các rối loạn về hô hấp khác cần thận trọng trước quyết định sử dụng thuốc
- Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, khó thở, chóng mặt hoặc phát ban nghiêm trọng
- Phụ nữ có thai nên thận trọng trước quyết định sử dụng thuốc. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi
- Trước khi sử dụng thuốc bạn cần nói với bác sĩ nếu bạn đang có dự định thụ thai
- Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc, bởi thành phần trong thuốc có khả năng điều tiết qua sữa mẹ đến trẻ nhỏ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
- Trong thời gian sử dụng thuốc người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc bởi thành phần trong thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng
- Người bệnh không nên uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc bởi thành phần trong rượu có khả năng khiến cơn buồn ngủ và tình trạng chóng mặt của bạn trở nên tồi tệ hơn.
2. Tác dụng phụ
Trong thời gian sử dụng thuốc Brufen người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:
Tác dụng phụ thường gặp
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Buồn nôn và nôn ói
- Loét dạ dày và ruột
- Táo bón
- Đầy hơi
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Khó tiêu
- Có cảm giác nóng rát ở miệng và cổ họng
- Chóng mặt.
Tác dụng phụ hiếm gặp
- Thủng dạ dày
- Xuất huyết dạ dày (xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi)
- Nôn ra máu
- Đi ngoài có máu đen
- Bệnh Crohn
- Viêm ruột kết tiến triển
- Viêm dạ dày
- Phản ứng dị ứng
- Khó thở
- Chóng mặt nghiêm trọng
- Phát ban da
- Ngứa ngáy
- Phù bạch huyết
- Bệnh da bóng nước: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì độc tính
- Nổi mề đay
- Cơ thể suy yếu
- Co thắt phế quản
- Tăng viêm mạc hoại tử
- Bội nhiễm mô mềm
- Rối loạn tim mạch
- Suy tim.
Trong trường hợp những tác dụng phụ thường gặp xuất hiện kéo dài hoặc thường xuyên tái phát, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Brufen và báo ngay với bác sĩ. Đối với trường hợp những tác dụng phụ hiếm gặp xuất hiện và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc gọi đến Trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.
3. Tương tác thuốc
Thuốc Brufen có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị khác làm giảm hiệu quả chữa bệnh của nhau. Đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm:
- Loét dạ dày
- Thủng và xuất huyết dạ dày, ruột
- Ngộ độc thận
- Suy tim
- Giảm đường huyết
- Gây độc tính huyết
Chính vì thế, trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Những loại thuốc có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin và các loại thảo dược.
Brufen có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc sau đây:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc ức chế ACE
- Thuốc đối kháng angiotensin-II NSAID
- Glycosid trợ tim
- Methotrexate
- Lithium
- Mifepristone
- Ciclosporin
- Corticosteroid
- Axit acetylsalicylic
- Warfarin và những loại thuốc chống đông khác
- Sulfonylurea
- Zidovudine
- Salicylate và thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2
- Cholestyramine
- Aminoglycosid
- Tacrolimus
- Thuốc chống kết tụ tiểu cầu
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc
- Kháng sinh nhóm Quinolone
- Ginkgo biloba
- Các thuốc ức chế CYP2C9: Voriconazole và Fluconazole
- Thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng
- Những chiết xuất từ cây cỏ.
4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều
Nên làm gì khi dùng thuốc thiếu liều?
Trong trường hợp quên sử dụng một liều thuốc Brufen, người bệnh cần uống liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, bạn cần bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp đúng với kế hoạch. Người bệnh tuyệt đối không nên uống bù hoặc uống gấp đôi số liều đã quy định.
Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?
Người bệnh không nên sử dụng thuốc Brufen quá số liều quy định và không nên dùng thuốc trong một thời gian dài. Bởi điều này có thể gây nên tình trạng sốc thuốc khiến cơ thể xuất hiện những tác dụng phụ và các phản ứng nguy hiểm như:
- Phản ứng dị ứng
- Khó thở
- Co thắt phế quản
- Phát ban
- Chóng mặt nghiêm trọng
- Cơ thể suy yếu
- Ngất xỉu
- Động kinh
- Co giật
- Xuất hiện ảo giác
- Đột quỵ
- Nhồi máu cơ tim
- Suy tim
- Viêm loét dạ dày ruột
- Thủng và xuất huyết dạ dày ruột.
Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều kèm theo những phản ứng nguy hiểm trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc gọi đến Trung tâm y tế để được cấp cứu thời. Ngoài ra, bạn cần mang theo vỏ thuốc hoặc danh sách tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng để bác sĩ có thể xem xét và ra hướng xử lý thích hợp.
5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc
Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Brufen nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc những tác dụng phụ nghiêm trọng. Đồng thời đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra nếu nhận thấy quá trình chữa bệnh với thuốc không mang lại hiệu quả, bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn, bạn cũng cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về tác dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Brufen. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có đơn thuốc và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Yuraf là thuốc gì?
- Thuốc Ibudolor: Công dụng, cách dùng và thận trọng
Từ khóa » Thuốc Brufen Có Tác Dụng Gì
-
Công Dụng Hạ Sốt Của Brufen | Vinmec
-
Brufen Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Brufen (ibuprofen): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Quan Trọng
-
Thuốc Brufen Abbott Hạ Sốt Ở Trẻ Em, Giảm Đau Chai 60Ml
-
Siro Brufen 100mg/5ml Giảm đau, Hạ Sốt Chai 60ml
-
Dùng Thuốc BruFen Dùng để Hạ Sốt Có An Toàn Không?
-
[CHÍNH HÃNG] Thuốc Brufen 100mg/5ml - Thuốc Giảm đau, Hạ Sốt
-
Brufen 60ml | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Brufen - Thuốc Hạ Sốt, Giảm đau
-
Thuốc Brufen: Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Tác Dụng Phụ, Giá Bán
-
Brufen – Siro Giảm đau, Hạ Sốt Cho Trẻ Em - ITP Pharma
-
Thuốc Brufen: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng Phụ
-
Thuốc Brufen Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Giá Bao Nhiêu? Mua ở ...
-
Brufen Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng