BS.CK2 Dương Văn Mười Một Giải đáp: Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân ...
Có thể bạn quan tâm
- Bảo hiểm y tế
- Đào tạo
- Kiến thức y khoa
- Tư vấn bác sĩ
- Góc tri ân
- Tấm lòng vàng
- Danh mục
- Nhận tin từ bệnh viện
- Gửi Email
- Tìm kiếm
- Giới thiệu Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan
Sơ đồ tổ chức
Lịch sử hình thành
Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện
Danh sách Khoa/Phòng
Danh sách bác sĩ theo các chuyên khoa
Danh mục kỹ thuật
- Tin tức & Hoạt động
- Dịch vụ khám bệnh Dịch vụ khám bệnh Quy trình khám bệnh
Khám bảo hiểm
Khám bình thường
Khám dịch vụ
Giới thiệu các dịch vụKhám V.I.P - Doanh nhân
Phòng Tâm lý Trị liệu
Khám bệnh trong giờ
Khám bệnh hẹn giờ
Khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe chuyên khoa
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe cho công ty
Dịch vụ thẩm mỹ
Dịch vụ chủng ngừa
Quản lý chất lượng bệnh viện
Dịch vụ đặc biệtDịch vụ nuôi bệnh tại bệnh viện, tại nhà
Danh mục kỹ thuậtDanh mục phân tuyến kỹ thuật
- Chăm sóc khách hàng Chăm sóc khách hàng
Trả lời câu hỏi - Tư vấn sức khỏe:
(028) 38.683.496 - 1900 09.99.83Gửi câu hỏi
- Lịch khám
- Bảng giá Bảng giá
Bảng giá khám bệnh
Bảng giá phòng các loại
Bảng giá dịch vụ y tế
Bảng giá vật tư y tế
Giá thuốc
Bảng giá dịch vụ cận lâm sàng
- tuyển dụng
- thông báo
Tư vấn bác sĩ
In ấn 05/05/2019 16:48 BS.CK2 Dương Văn Mười Một giải đáp: Suy giãn tĩnh mạch chân, ngăn chặn cách nào? BS.CK2 Dương Văn Mười Một - Phó khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 tư vấn cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến suy giãn tĩnh mạch chân, cách ngăn chặn... “Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về suy tĩnh mạch chi dưới, hay còn được gọi là suy tĩnh mạch chân có những triệu chứng gì, phát hiện ra sao, các biến chứng của bệnh và có thể ngăn chặn bằng cách nào, hôm nay, Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi đã mời BS.CK2 Dương Văn Mười Một - phó khoa Phẫu thuật tim-Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 chia sẻ với quý bạn đọc về căn bệnh này.BS.CK2 Dương Văn Mười Một - Phó khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: Hoàng Long.NỘI DUNG TƯ VẤN1. Thưa BS, suy giãn tĩnh mạch vì sao thường gặp ở những đối tượng nào. Tại sao phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới?BS.CK2 Dương Văn Mười MộtBệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở các đối tượng như nhân viên văn phòng, người bán hàng, nhân viên phục vụ, công nhân, giáo viên, thợ may họ là những người đứng lâu, ngồi nhiều. Ngoài ra, đây còn gọi là bệnh của ông bà những người lớn tuổi ngồi một chỗ trên ghế bố hoặc xe đẩy mà chân không được kê cao. Chính vì tư thế đó mà máu ở chân sẽ ứ đọng trong suốt 4-8 tiếng đứng liên tục hoặc ngồi liên tục, từ đó gây nên triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.Ở phụ nữ thường gặp hơn so với nam giới vì lý do liên quan đến nội tiết tố, mang thai, sử dụng thuốc ngừa thai,...2. Nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì, thưa BS?BS.CK2 Dương Văn Mười MộtTheo các số liệu thống kê rằng dân số trên Thế giới có 80% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính do di truyền. 20% còn lại do thói quen sinh hoạt hay đặc thù công việc gây nên dẫn đến tình trạng máu chậm về tim do đứng lâu, ngồi lâu, tăng trọng quá mức, người chế độ ăn ít chất xơ hay bị táo bón, ít vận động dẫn đến tình trạng ứ máu ở chi dưới. Người lớn tuổi thường ở tư thế nửa ngồi nửa nằm để chân thòng dưới đất.Ngoài ra, một nguyên nhân khác đến từ phẫu thuật. Trong sản khoa và niệu khoa, bất động lâu trong gãy xương v.v… BS.CK2 Dương Văn Mười Một cho biết: người lớn tuổi ngồi một chỗ trên ghế bố hoặc xe đẩy mà chân không được kê cao có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 1153. Người bệnh suy tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường có các dấu hiệu mờ nhạt, không rõ ràng, chính bệnh nhân cũng không biết. Vậy làm sao để phát hiện được bệnh sớm? Bệnh giãn tĩnh mạch chân có các triệu chứng nhận biết gì, thưa BS? Và các triệu chứng này có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở chân không?BS.CK2 Dương Văn Mười MộtỞ giai đoạn đầu có biểu hiện âm thầm, rất khó phát hiện, cảm giác như là đứng lâu mỏi chân, nặng chân. Về chiều có các triệu chứng như sưng chân. Về đêm sẽ có các triệu chứng như chuột rút, chân không yên. Đồng thời nhìn thấy các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, màu xanh, tím dưới da. Có thể có các thay đổi màu sắc ở da do biến dưỡng da, chàm, loét da.Những triệu chứng trên báo hiệu cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Nếu có những triệu chứng trên, bệnh nhân phải có kế hoạch đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp.Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể phân biệt với các loại bệnh khác như:- Phù chân ở người phù do suy dinh dưỡng, suy tim, suy thận: biểu hiện toàn thân, phù mềm, kê chân cao không giảm. Phù do suy tĩnh mạch: Kê cao chân sẽ giảm sưng chân, phù cứng do ứ truệ tuần hoàn.- Tĩnh mạch nổi dưới da: phân biệt bệnh bướu máu thường khu trú ở 1 chân- Loét da: Phân biệt bệnh rối loạn biến dưỡng do tiểu đường, chàm, nấm da...Các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, màu xanh, tím dưới da ở người bị suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 1154. Xin BS cho biết các giai đoạn tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chân từ nhẹ đến nặng?BS.CK2 Dương Văn Mười MộtTrên thế giới đã chia các giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch thành 7 giai đoạn, được tính từ giai đoạn 0 cho đến giai đoạn 6 theo mức độ nặng dần của bệnh.- Giai đoạn 0: giai đoạn sớm của bệnh, nhìn chân vẫn bình thường. Có các triệu chứng nhẹ, mơ hồ, khó phát hiện được, như sưng chân, tê chân, mỏi chân, nặng bắp chân, cảm giác kiến bò dọc cẳng chân, chuột rút ban đêm.- Giai đoạn 1: tĩnh mạch có thể giãn nhẹ dưới chân, dạng mạng lưới nhìn thấy trên chân.- Giai đoạn 2: tĩnh mạch có thể nổi ngoằn ngoèo dưới da.- Giai đoạn 3: gồm những triệu chứng của giai đoạn 2, kèm theo phù chân.- Giai đoạn 4: thay đổi màu sắc của da ở dưới chân như cẳng chân, cổ chân. Phù chân, chàm.- Giai đoạn 5: loạn dưỡng da, phù chân, loét chân nhưng vết sẹo đã lành. - Giai đoạn 6: loạn lưỡng da, vết loét tiến triển.5. Để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân được thăm khám như thế nào?BS.CK2 Dương Văn Mười MộtTriệu chứng cơ năng:- Cảm giác mỏi chân, nặng chân nhất là về chiều.- Phù chân, thường là ở vùng cổ chân, sau một ngày làm việc, giảm khi nằm kê chân cao.- Một số triệu chứng khác như: cảm giác châm chích ở chân, chuột rút về đêm, chân không yên.Triệu chứng thực thể: Cho bệnh nhân đứng trên bục cao, người khám chú ý quan sát- Dấu hiệu phù chân, một bên hay hai bên, đối xứng hay không. - Sờ nắn để đánh giá độ chắc vùng chi dưới, đặc biệt là ở bắp chân. - Nhìn thấy giãn các tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới da.- Các thay đổi ở da do biến dưỡng da, hoại tử các mô da (gây chàm, loét da)- Nghiệm pháp gõ sóng (tap test - Schwartz test - wave test): Nghiệm pháp này nhằm xác định suy van tĩnh mạch hiển.- Nghiệm pháp ho (cough test):Xác định suy van tĩnh mạch hiển – đùi. - Nghiệm pháp Trendelenburg: xác định suy van tĩnh xuyên, tĩnh mạch hiễn lớnCận lâm sàng:- Siêu âm doppler màu- Đo dung tích tĩnh mạch khi vận động- Chụp tĩnh mạch cản quangSiêu âm doppler màu giúp bác sĩ quan sát mạch máu, tầm soát và chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 1156. Riêng đối với suy van tĩnh mạch sâu có thể phát hiện sớm không, thưa BS? Người dân có thể tự nhận biết các triệu chứng hay phát hiện bằng cách nào?BS.CK2 Dương Văn Mười MộtMọi người có thể tự phát hiện được bệnh lý của mình như các triệu chứng tôi vừa kể trên như cảm giác đứng lâu có cảm giác mỏi chân, nặng chân, sưng chân. Giai đoạn nặng hơn có biểu hiện như thay đổi màu sắc da, phù chân trong thời gian dài không có dấu hiệu suy giảm, loét da thì phải thăm khám để có hướng điều trị.Người dân nhận biết các dấu hiệu trên nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mạch máu để có hướng điều trị thích hợp.7. Để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân gồm có những phương pháp nào ạ? Phương pháp nào được ưu tiên sử dụng nhiều nhất?BS.CK2 Dương Văn Mười MộtCó nhiều phương pháp điều trị của suy giãn tĩnh mạch chân, thông thường dùng thuốc điều trị (điều trị nội khoa) nhằm bảo tồn suy giãn tĩnh mạch không biến chứng. Gồm:Thuốc: Chống viêm, tác dụng trợ tĩnh mạch, che chở mạch, chống đông. Băng ép: vớ y khoa, thun cuộn, máy áp lực. Vật lý trị liệu.Bên cạnh đó, thủ thuật và ngoại khoa cũng được áp dụng vào điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Gồm: Các phương pháp can thiệp trực tiếp như Lột bỏ tĩnh mạch hiển bằng cách sử dụng dây rút tĩnh mạch gọi phương pháp Stripping. Rút bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ (microplebectomy) với tên gọi là phương pháp Muller. Các phương pháp can thiệp nội mạch như Phương pháp chích xơ tức Can thiệp nội tĩnh mạch bằng sóng cao tần (RFA): kích thước tĩnh mạch< 12mm. Phương pháp laser nội tĩnh mạch: Kích thước tĩnh mạch <18mm.Các phương pháp tốt nhất trong suy giãn tĩnh mạch chân thường là thể thao, bơi lội hoặc yoga. Nếu giai đoạn nặng hơn thì cần can thiệp để điều trị, như thời gian trước đây, bác sĩ sẽ mổ hở để giải phẫu các tĩnh mạch giãn. Nhưng ngày nay, y học phát triển, bệnh nhân có thể được áp dụng phẫu thuật bằng laser, dùng nhiệt để đốt tĩnh mạch giãn, mang lại hiệu quả tuyệt đối. Sau khi áp dụng phương pháp mới này, bệnh nhân có thể về sinh hoạt bình thường.Đốt suy giãn tĩnh mạch chân bằng laser - Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 1158. Suy tĩnh mạch chân nếu không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng gì, thưa BS?BS.CK2 Dương Văn Mười MộtNếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các tình trạng như loét chân, nhiễm trùng hoặc có những trường hợp nhiễm trùng nặng phải cắt bỏ chi.Tiến triển:- Bệnh giai đoạn đầu: Bệnh nhân có cảm giác tức, nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng lâu, có thể phù nề nhẹ ở cẳng - bàn chân vào cuối ngày làm việc, nghỉ ngơi thì hết phù nề.- Bệnh giai đoạn nặng: Thường xuyên có cảm giác tê chân, ngứa da vùng tổn thương, đau nhiều ở chân khi đi bộ. Triệu chứng phù nề không mất đi khi nghỉ ngơi. Các tổn thương da do loạn dưỡng xuất như: viêm da, xơ cứng da, loét…Biến chứng: - Quá tải hệ thống sâu gây suy tĩnh mạch sâu, như Viêm tắc tĩnh mạch nông: huyết khối hình thành ở tĩnh mạch do tình trạng ứ trệ. Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thường là do chấn thương.- Những thay đổi tại da, như xơ mỡ da (Lipodermatoslerosis): là quá trình xơ hóa dần dần da và lớp mỡ dưới da. Teo da trắng (White atrophy): là một thay đổi điển hình ở bệnh nhân suy tĩnh mạch. Chàm. Loét chân.Loét da do suy giãn tĩnh mạch không điều đúng hoặc chậm điều trị - Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 1159. Vậy làm cách nào để phòng ngừa, ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch chân ạ?BS.CK2 Dương Văn Mười Một- Cần tạo thói quen duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống hợp lý,... Với những công việc có tính đặc thù phải ngồi lâu, đứng nhiều,...khi đã bị suy giãn tĩnh mạch rồi có thể thay đổi công việc tránh việc đứng lâu khiến bệnh tiến triển nặng hơn. - Tăng cường vận động, thể thao bơi lội là phương pháp tốt nhất cho tĩnh mạch, Voga - Khi đi trên tàu xe, máy bay trong thời gian dài phải tạo tư thế ngồi thoải mái, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông. Vì vậy, khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, nên đứng dậy và đi loanh quanh, co duỗi cơ chân.- Không ngâm chân nước nóng vì khi nóng làm giãn mạch máu ngày nặng hơn.- Uống đầy đủ nước, duy trì trọng lượng hợp lý, chế độ ăn uống nhiều chất xơ. - Nhận biết các dấu hiệu của bệnh để phòng tránh: sưng, đỏ, đau, hoặc thay đổi màu sắc trên da chân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.- Bệnh suy giãn tĩnh mạch này sẽ giãn nở khi gặp nhiệt độ nóng, vì thế nên hạn chế ngâm chân ở nước nóng. Khi tắm nước nóng dưới vòi sen thì hạn chế đứng. Nên ngồi hoặc tắm trong bồn.10. Vớ y khoa được xem là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Những lưu ý nào khi chọn mua vớ cho người giãn tĩnh mạch, làm sao biết mình đã chọn được đôi vớ phù hợp, thưa BS? Bác sĩ có thể hướng dẫn các bạn độc giả biết cách sử dụng vớ y khoa như thế nào là đúng?BS.CK2 Dương Văn Mười MộtVớ y khoa là một phương pháp hỗ trợ cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vớ hỗ trợ giai đoạn đầu cho những người suy giãn tĩnh mạch khi phải đứng lâu bị mỏi hay có cảm giác nặng chân, đặc biệt những người có công việc phải đứng nhiều, nhằm hạn chế lượng máu ứ ở chân gây ra tình trạng phù chân, nếu không chữa trị sẽ bị loét chân. Chính vì vậy, vớ y khoa được sử dụng trong trường hợp làm việc, khi nghỉ ngơi có thể tháo ra. Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch nên mang vớ chứ không đợi đến sưng chân.Tối về khi ngủ bệnh nhân không cần mang và có thể kê chân cao hơn, khoảng từ 10-20cm so với tư thế mình nằm. Vớ chỉ nên mang khi mình đứng hoặc ngồi làm việc.Để chọn một đôi vớ phù hợp nên chọn vớ vừa chân, không quá rộng. Vì rộng vớ không có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu chọn vớ chật, cảm giác ép chân sẽ khiến bệnh nhân khó chịu. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đo size vớ cho phù hợp chân của mình. Ví dụ, người có thân hình lớn nên chọn vớ có kích thước lớn, người nhỏ sẽ chọn vớ nhỏ hơn.BS.CK2 Dương Văn Mười Một (trái) và MC Minh Khuê giao lưu trực tuyến với độc giả AloBacsi. Ảnh: Hoàng Long.~~~~~~AloBacsi trân trọng cảm ơn Bác sĩ Chuyên khoa 2 Dương Văn Mười Một - Phó khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu của Bệnh viện 115 đã tham gia tư vấn giúp bạn đọc hiểu rõ căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, qua đó biết cách xử trí và ngăn chặn căn bệnh này.Xin chào và hẹn gặp lại bác sĩ trong những chương trình tư vấn tiếp theo.Trân trọng.Thực hiện: Minh Khuê - Ảnh: Hoàng LongCổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn In ấn- Từ khóa:
- BS.CK2 Dương Văn Mười Một
- suy tĩnh mạch chân
- suy tĩnh mạch chi dưới
Tin mới nhất
-
Yêu cầu báo giá mua sắm Vật tư tiêu hao – hóa chất lần 41/2024
Không gian văn hóa nghệ thuật tại Bệnh viện Nhân dân 115: Một hơi thở mới cho sức khỏe tinh thần
Thông báo mời báo giá hợp tác đầu tư, lắp đặt, khai thác hệ thống phủ sóng di động
Yêu cầu báo giá Mua sắm Dịch chạy thận và Vật tư tiêu hao cấp cứu
Tin cùng chuyên mục
-
Nhân 1 trường hợp đột ngột ngưng tim khi nội soi, Bác sĩ cảnh báo điều gì?
-
Tiếp tục một trường hợp hóc xương cá và đâm thủng ruột non
-
Tầm soát bệnh nhân tiền đái tháo đường nguy cơ cao
-
Hỏi đáp về chiến dịch tiêm vắc xin sởi
-
Hỏi đáp về bệnh bạch hầu
-
Vì sao phải luôn cảnh giác trước COVID-19 dù đã tiêm đủ liều vắc xin?
-
Polyp ống tiêu hóa
-
Tháo gỡ tất tần tật thắc mắc về hiện tượng đồng vận do liệt dây thần kinh số 7
-
Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng đồng vận kèm liệt mặt?
-
Thường xuyên đau đầu, mất ngủ, phải làm sao?
-
Hội chứng ống cổ tay - bệnh dễ gặp ở người đi xe máy, làm việc văn phòng
-
Hội chứng ống cổ tay vì sao hay tái phát?
-
Đi ngoài phân sống là biểu hiện bệnh gì, có cần kiêng ăn món gì không?
-
Các loại thuốc tiêu hóa nên có sẵn trong nhà dịp Tết
-
Đi ngoài phân sống cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?
Video
Bệnh viện Nhân dân 115 giới thiệu đến Quý khách các thông tin về bệnh viện
Những điều cần biết về bệnh sởi
100 năm ngày ra đời Insulin cuộc sống người bệnh đái tháo đường đã thay đổi thế nào?
Cuộc chạy đua với thời gian cứu não của bác sĩ đột quỵ Việt Nam, thế giới nhìn nhận thế nào?
Các dịch vụ
- Khám V.I.P - Doanh nhân
- Phòng Tâm lý Trị liệu
- Khám bệnh trong giờ
- Khám bệnh hẹn giờ
- Khám sức khỏe tổng quát
- Khám sức khỏe chuyên khoa
- Khám sức khỏe định kỳ
- Khám sức khỏe cho công ty
- Dịch vụ thẩm mỹ
- Dịch vụ chủng ngừa
- Quản lý chất lượng bệnh viện
- Giá viện phí TT04
Các chuyên khoa
- Khoa Tim mạch Can thiệp
- Khoa Tim mạch tổng quát
- Khoa Nhịp tim học
- Cải cách hành chính
- Khoa Phẫu thuật Tim - Lồng ngực mạch máu
- Khoa Nội Tiêu hóa
- Khoa Nội Thần kinh tổng quát
- Khoa Ngoại Thần kinh
- Khoa Nội tiết
- Khoa Bệnh lý mạch máu não
- Khoa Truyền nhiễm
- Khoa Cơ xương khớp
- Khoa Hô hấp - Hồi sức tim mạch
- Khoa Ngoại Niệu - Ghép thận
- Khoa Nội Thận - Miễn dịch ghép
- Khoa Cấp cứu
- Khoa Hồi sức tích cực và chống độc
- Khoa Gây mê hồi sức
- Khoa Ngoại tổng hợp
- Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình
- Khoa Tai mũi họng
- Khoa Răng Hàm Mặt - Mắt
- Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng
- Khoa Điều Trị Theo Yêu Cầu - Y Học Thể Thao
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa Giải phẫu bệnh
- Khoa Nội soi
- Khoa Dinh dưỡng
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Dược
- Khoa Ung bướu
- Đơn vị Nhà thuốc
- Phòng Tổ chức Cán bộ
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp
- Phòng Điều dưỡng
- Phòng Chỉ đạo tuyến
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Hành chính Quản trị
- Phòng Vật tư, Thiết bị y tế
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Quản lý chất lượng
- Phòng Công tác xã hội
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu tổng quan
- Sơ đồ tổ chức
- Lịch sử hình thành
- Danh sách Phòng/Khoa
- Danh sách bác sĩ theo các chuyên khoa
- Tin tức & Hoạt động
- Dịch vụ khám bệnh
- Quy trình khám bệnh
- Khám bảo hiểm
- Khám bình thường
- Khám dịch vụ
- Giới thiệu các dịch vụ
- Phòng Tâm lý Trị liệu
- Khám bệnh trong giờ
- Khám sức khỏe tổng quát
- Khám Sức Khỏe Chuyên Khoa
- Khám sức khỏe định kỳ
- Khám sức khỏe cho công ty
- Dịch vụ thẫm mỹ
- Dịch vụ đặc biệt
- Dịch vụ nuôi bệnh tại bệnh viện, tại nhà
- Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Trả lời câu hỏi - Tư vấn sức khỏe
(08) 38.620.011 - 0902.768.115
hoặc
Gửi câu hỏi - Lịch khám
- Bảng giá
- Bảng giá
- Bảng giá khám bệnh
- Bảng giá phòng các loại
- Bảng giá dịch vụ y tế
- Bảng giá vật tư y tế
- Giá thuốc
- Bảng giá dịch vụ cận lâm sàng
- Bảng giá phẫu thuật - thủ thuật
Bệnh viện nhân dân 115
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 3865 2368 - 028 3865 4139 - 028 3865 5110, Fax 028 3865 5193
Copyright © 2017, bản quyền thuộc về BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115.
Phát triển bởi AloBacsi.vn
Kết nối với chúng tôi
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH028 1080
Gửi Email
Email của bạn: Tiêu đề: Nhập nội dung email: Hủy Gửi email }Đăng ký nhận thông tin từ bệnh viện
Địa chỉ email: Đăng kýHướng dẫn khai báo y tế trước khi vào bệnh viện
Để được tiếp đón và phục vụ tốt hơn.
Bước 1: Truy cập địa chỉ khai báo: https://kbyt.khambenh.gov.vn hoặc quét mã QR code
Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin.
Bước 3: Chụp màn hình điện thoại và lưu kết quả khai báo.
Bước 4: Đưa Nhân viên y tế kiểm tra và dán tem sàng lọc
Lưu ý: Tất cả người vào bệnh viện đều phải khai báo y tế
- Gửi Email
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu tổng quan
- Sơ đồ tổ chức
- Lịch sử hình thành
- Danh sách Phòng/Khoa
- Danh sách bác sĩ theo các chuyên khoa
- Tin tức & Hoạt động
- Dịch vụ khám bệnh
- 1. Quy trình khám bệnh
- Khám bảo hiểm
- Khám bình thường
- Khám dịch vụ
- 2. Giới thiệu các dịch vụ
- Khám V.I.P - Doanh nhân
- Phòng Tâm lý Trị liệu
- Khám bệnh trong giờ
- Khám bệnh hẹn giờ
- Khám bệnh tại nhà
- Khám sức khỏe tổng quát
- Khám sức khỏe chuyên khoa
- Khám sức khỏe cho công ty
- Dịch vụ thẩm mỹ
- Dịch vụ chủng ngừa
- Quản lý chất lượng bệnh viện
- 3. Dịch vụ đặc biệt
- Dịch vụ nuôi bệnh tại bệnh viện, tại nhà
- Chăm sóc khách hàng
-
Trả lời câu hỏi - Tư vấn sức khỏe:
(028) 38.683.496 - 0906.336.115Gửi câu hỏi
-
- Lịch khám
- Bảng giá
- Bảng giá
- Bảng giá khám bệnh
- Bảng giá phòng các loại
- Bảng giá dịch vụ y tế
- Bảng giá vật tư y tế
- Giá thuốc
- Bảng giá dịch vụ cận lâm sàng
- Bảng giá phẫu thuật - thủ thuật
- Tấm lòng vàng
- Góc tri ân
- Bác sĩ tư vấn
- Kiến thức y khoa
- Đào tạo
- Bảo hiểm y tế
- tuyển dụng
- thông báo
Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Chân Thì Khám ở đâu
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Khám ở đâu? - CIH
-
6 địa Chỉ Khám Chữa Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Uy Tín Tại Hà Nội
-
6 Địa Chỉ Khám Chữa Suy Giãn Tĩnh Mạch Tốt Tại TP.HCM - BookingCare
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Khám ở đâu Cho Kết Quả Chính Xác?
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Khám Khoa Nào? Ở đâu Khám Uy Tín?
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ...
-
Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà | Vinmec
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Suy Tĩnh Mạch Là Gì? Bị Suy Tĩnh Mạch đi Khám ở đâu?
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Mạn Tính, Những Hiểu Biết Cơ Bản Dành Cho ...
-
Giãn Tĩnh Mạch Chân Khám ở đâu Và Những điều Bạn Cần Biết
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Khám Khoa Nào? Các Biện Pháp Phòng ...