Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Khám Khoa Nào? Các Biện Pháp Phòng ...

Mục lục [Ẩn]

Suy giãn tĩnh mạch chân là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến nhất hiện nay. Bệnh lý này không chỉ gây ra các triệu chứng như: nặng chân, đau chân, tê bì, chuột rút, sưng phù chân,...mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy “Suy giãn tĩnh mạch chân khám khoa nào? Các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là gì?” Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây:

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chân, gây ra bởi sự suy yếu của thành tĩnh mạch và sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo chiều trái ngược với bình thường, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại trong lòng mạch gây suy yếu và làm giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý mạn tính mà hiện nay vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân cụ thể nào gây ra tình trạng này. Nhưng có rất nhiều yếu tố nguy cơ có khả năng cao dẫn đến sự hình thành bệnh như: yếu tố di truyền, tuổi tác, sự rối loạn nội tiết tố nữ, tính chất công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều hoặc mang vác nặng, một số thói quen sinh hoạt như đi giày cao gót, mặc quần bó sát, ngồi vắt chéo chân,...

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, tác động xấu đến sức khỏe con người mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy những triệu chứng giúp nhận biết sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây:

Triệu chứng nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

  • Chân nặng, mỏi về buổi chiều tối, tình trạng này sẽ đỡ khi người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái.
  • Chân thường xuyên bị tê khi đứng hay ngồi lâu ở một tư thế.
  • Ban đêm hay bị chuột rút, chân co cứng, đau nhức không ngủ được.
  • Phù chân: có thể phù một hoặc cả hai bên chân, phổ biến nhất là phù ở bàn chân, cổ chân.
  • Các đường tĩnh mạch xanh tím hiện rõ trên da: có thể là các đám tĩnh mạch mạng nhện ở dưới mắt cá chân hoặc các tĩnh mạch nông dưới da giãn to, ngoằn ngoèo.

Tĩnh mạch nông nổi ngoằn ngoèo dưới da

Tĩnh mạch nông nổi ngoằn ngoèo dưới da

  • Sạm da, xuất hiện nhiều vết bầm tím trên da, khi gãi dễ gây xuất huyết những đốm đỏ li ti.

Trên đây là những triệu chứng để nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mắc bệnh, các triệu chứng này thường không rõ ràng nên để xác định bệnh chính xác hơn thì chúng ta cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám chuyên khoa, đồng thời có phương pháp điều trị sớm để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm.

Suy giãn tĩnh mạch chân khám khoa nào?

Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý của hệ tim mạch nên để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất, chúng ta cần phải đến những cơ sở y tế có chuyên khoa Tim mạch.

Suy giãn tĩnh mạch cần khám chuyên khoa tim mạch

Suy giãn tĩnh mạch cần khám chuyên khoa tim mạch

Tùy thuộc vị trí địa lý nơi sinh sống mà người bệnh có thể lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện uy tín trên địa bàn:

Một số bệnh viện uy tín khám suy giãn tĩnh mạch chân ở Hà Nội:

  • Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: Khu nhà C - Bệnh viện Bạch Mai, số 78, đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Viện tim mạch - Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Địa chỉ: số 1, đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Tim Hà Nội: Địa chỉ: số 92, đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E. Địa chỉ: số 89 Trần Cung, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Phòng khám số 1, chuyên khoa Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ: số 1, đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Một số bệnh viện uy tín khám suy giãn tĩnh mạch chân ở TP Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Tim Tâm Đức. Địa chỉ: số 4, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Tim TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 88, Thành Thái, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh.
  • Khoa Tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ: số 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP Hồ Chí Minh.
  • Khoa Lồng ngực - Mạch máu - Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ: số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh.

Về điều trị, tùy tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Các phương pháp điều trị nội khoa

  • Thuốc tây y: Các loại thuốc tây y thường được kê cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân là: thuốc có tác dụng trợ tĩnh mạch, thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm, giảm đau,...Tuy nhiên, đây là bệnh lý mạn tính nên thường phải sử dụng thuốc tây y lâu dài, dễ gây ra nhiều tác dụng phụ, gây độc gan thận, tác động xấu đến sức khỏe con người.
  • Tất y khoa: Việc mang tất y khoa sẽ tạo ra áp lực thích hợp, giúp các van tĩnh mạch vốn bị hư hại sẽ khép kín hơn, hạn chế máu ứ trệ trong lòng mạch, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, người sử dụng cần lưu ý là, tất y khoa chỉ cần ngừng sử dụng thì bệnh sẽ tái phát như cũ, đồng thời khi sử dụng sẽ gây cảm giác khó chịu, bí bách cho người bệnh.

Tất y khoa

Tất y khoa

  • Phương pháp gây xơ tĩnh mạch: Bao gồm phương pháp laser nội tĩnh mạch, phương pháp sóng radio, phương pháp chích xơ tạo bọt,...làm xơ hóa tĩnh mạch cần điều trị. Do đó các phương pháp này chỉ tác động lên các tĩnh mạch suy giãn, không giúp bảo vệ các tĩnh mạch lành, vì thế tỷ lệ tái phát bệnh rất cao.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa

Một số phương pháp điều trị ngoại khoa như: phẫu thuật Stripping, phẫu thuật Muller,... đều có tỷ lệ thành công thấp và nguy cơ biến chứng cao. Vì thế đây là biện pháp cuối cùng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân khi các biện pháp khác không có tác dụng hoặc khi bệnh tiến triển nặng, đã xuất hiện biến chứng.

Như vậy các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân nói trên đều chỉ tác động giúp cải thiện triệu chứng, không giải quyết được căn nguyên gây bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao.

Do đó, bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chân nên có những biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sớm bệnh lý này.

Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học

Không nên đứng hay ngồi quá lâu, không đi giày cao gót, không mặc quần áo chật, không mang vác nặng.

Tăng cường lưu thông máu trong tĩnh mạch khi nghỉ ngơi bằng cách massage chân, kê cao chân, thay đổi tư thế.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Bạn nên tập các môn thể thao có động tác nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… và nên hạn chế tập luyện những môn thể thao đòi hỏi cử động nhanh, mạnh như cử tạ, nhảy cao, nhảy xa,... Đồng thời, bạn nên kết hợp thêm một vài động tác tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đều đặn mỗi ngày:

Bài tập khi nằm: Nằm ngửa, tay để xuôi theo thân, áp sát hai bên hông, nâng 2 chân lên, sau đó 1 chân gấp 45 độ, thả chân xuống và đổi chân. Mỗi nhịp co chân lên thì hít thật sâu, khi duỗi bàn chân đặt xuống thì thở từ từ. Bạn nên tập động tác này 20 lần trên mỗi chân, ngày 2 lần.

Bài tập khi nằm tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Bài tập khi nằm tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Bài tập khi ngồi:

+ Xoay tròn bàn chân trên gót chân: xoay từ trái sang phải và ngược lại.

+ Nhón gót khi phải ngồi lâu: đứng cùng lúc cả hai bàn chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần.

+ Nhấc mũi bàn chân lên xuống: cố gắng nâng bàn chân lên tối đa, lặp lại nhiều lần.

+ Đá chân, co duỗi 2 chân xen kẽ khi phải ngồi lâu: Đá chân trước sau xen kẽ kết hợp nhón gót (lúc co chân lại) và nhấc bàn chân (lúc duỗi chân ra).

Bài tập khi nằm tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Bài tập khi nằm tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng:

Bạn nên xây dựng và thực hiện một chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng. Đồng thời bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như: các loại rau củ tươi, ngũ cốc, yến mạch, hạt óc chó, lạc, dầu hướng dương,...

Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế các thức ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo,... Ngoài ra bạn không nên ăn quá mặn hay sử dụng nhiều rượu, bia và các chất kích thích.

  • Sử dụng thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân an toàn và hiệu quả

Cây dẻ ngựa

Cây dẻ ngựa

Cây dẻ ngựa

Hiện nay, cây dẻ ngựa được trồng phổ biến ở những vùng khí hậu ôn đới trên toàn thế giới, có hoạt chất chính là Aescin có tác dụng:

  • Trợ tĩnh mạch: Aescin làm tăng sản xuất Prostaglandin - ức chế quá trình dị hóa của các mucopolysaccharide ở mô tĩnh mạch, giúp cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch.
  • Giảm phù sưng: Aescin có tác dụng làm giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp tĩnh mạch, nhờ đó giúp cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương, giảm phù nề.

Cây chổi đậu

Cây chổi đậu

Cây chổi đậu

Cây chổi đậu là một loại thảo dược phát triển tự nhiên ở các vùng Địa Trung Hải và châu Âu, có khả năng kích thích tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, lưu thông tuần hoàn máu. Từ đó giúp giảm các triệu chứng: nặng chân, sưng chân, chuột rút, giảm phồng tĩnh mạch,...

Cam, chanh

Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ họ cam chanh

Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ họ cam chanh

Diosmin và Hesperidin được chiết xuất từ vỏ họ cam chanh có tác dụng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Hai thành phần này có tác dụng bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm mao mạch, tăng cường sức bền thành mạch, giảm hiện tượng máu ứ đọng trong lòng mạch.

Các loại thảo dược nói trên đều có tác dụng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng thảo dược bằng phương pháp thủ công là sắc uống thì dược chất khó được chắt lọc hết, mất nhiều công sức và cần sự kiên trì. Do đó, hiệu quả đạt được thường không cao.

Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học hàng đầu Mỹ và Canada đã đầu tư nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm BoniVein. BoniVein là sự kết hợp hoàn hảo của 9 loại thảo dược quý và được bào chế bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới (công nghệ Microfluidizer), giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân an toàn và hiệu quả.

BoniVein - Giải pháp toàn diện đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch chân

Thành phần BoniVein

Thành phần BoniVein

Hiệu quả vượt trội của BoniVein đến từ sự kết hợp đột phá của 9 loại thảo dược quý, được chia thành 3 nhóm tác dụng chính:

  • Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân: hạt dẻ ngựa, rutin (chiết xuất từ hoa hòe), diosmin và hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), giúp làm tăng sức bền thành mạch và van tĩnh mạch, đồng thời cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch. Hơn nữa, nhóm thảo dược này còn giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như: đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút,...
  • Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, giúp làm bền và bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.
  • Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: bạch quả, cây chổi đậu có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối tĩnh mạch, phòng ngừa nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, việc sử dụng đều đặn 4-6 viên BoniVein mỗi ngày có tác dụng:

  • Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân như: đau nhức, tê bì, chuột rút, sưng phù,... sau 3 tuần sử dụng.
  • Hỗ trợ làm co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn sau 3 tháng sử dụng.

Cảm nhận khách hàng khi sử dụng BoniVein

BoniVein là một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân được đông đảo người bệnh tin tưởng sử dụng nhất hiện nay. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniVein:

Chú Phạm Văn Đạt (65 tuổi). Địa chỉ: số 4B, ấp 2, xã Tân Hạnh, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Số điện thoại: 0917.976.550.

Chú Phạm Văn Đạt (65 tuổi)

Chú Phạm Văn Đạt (65 tuổi)

“Chú bị đau nhức, nặng chân, chuột rút khá lâu rồi. Nhưng khoảng 3 năm gần đây, chú thấy nhiều cục máu bầm thâm tím cả một vùng chân, nhiều tĩnh mạch xanh nổi lên ngoằn ngoèo, chân sưng phù. Chú đi khám thì bác sĩ nói chú bị suy giãn tĩnh mạch nên kê cho thuốc Daflon và một vài loại thuốc chiết xuất từ hoa hòe. Chú dùng liên tục 2 loại thuốc đó liên tục 2 năm nhưng bệnh không thuyên giảm chút nào. May mắn là sau đó chú biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Các triệu chứng như: nặng chân, nhức mỏi, chuột rút giảm dần và sau khoảng 3 tháng thì các triệu chứng đó đã mất hẳn. Sau đó chú giảm liều BoniVein xuống còn 2 viên/ngày và duy trì đến giờ cũng được 5 tháng rồi, các cục máu bầm đã tan hết, chân cũng không còn sưng phù, chú mừng lắm.”

Cô Đỗ Thị Nội (61 tuổi). Địa chỉ: số nhà 27, hẻm 515/13, đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. Số điện thoại: 036.265.1848.

Cô Đỗ Thị Nội (61 tuổi)

Cô Đỗ Thị Nội (61 tuổi)

“Đầu năm 2017, chân phải cô đau nhức, nặng nề, tê dọc từ đầu xuống chân, đồng thời trên bắp chân xuất hiện nhiều mạch máu nổi to, ngoằn ngoèo. Cô đã đi khám và dùng thuốc tây y nhưng không có tác dụng. Sau đó, cô được người bạn mách cho dùng sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada. Vì thế cô mua BoniVein về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau hơn 1 tháng sử dụng, chân cô đã đỡ đau mỏi nhiều nên cô kiên trì sử dụng đến giờ cũng được gần 5 tháng rồi. Các tĩnh mạch nổi trên chân của cô đã co nhỏ được tới 80% rồi, cô cảm giác người khỏe khoắn hơn trước rất nhiều.”

Cô Châu Thị Sáng (59 tuổi). Địa chỉ: số 188/5/16, Tô Ngọc Vân, khu phố 3, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TPHCM. Số điện thoại: 090.851.2260.

Cô Châu Thị Sáng (59 tuổi)

Cô Châu Thị Sáng (59 tuổi)

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch từ năm 2007, lúc đầu chân cô chỉ bị tê, đau và nặng chân nên cũng không để tâm lắm. Một lần cô đi khám sức khỏe định kỳ thì phát hiện mình đã bị suy giãn tĩnh mạch sâu. Bác sĩ kê cho cô thuốc Daflon nên cô cũng uống rất đều đặn, không bỏ bữa nào nhưng bệnh không đỡ chút nào cả. Dần dần cô còn thường xuyên bị chuột rút và nhiều tĩnh mạch tím nổi đầy trên chân. Tình cờ cô biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada thông qua internet nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khoảng 1 tháng sử dụng, các triệu chứng đau chân, chuột rút, nhức mỏi,...đã giảm rõ. Vì thế nên cô kiên trì dùng hết 3 tháng, các triệu chứng khó chịu không còn nữa, tĩnh mạch tím xanh ở chân cũng đã mờ đi nhiều.”

Mong rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi: “Suy giãn tĩnh mạch chân khám khoa nào? Các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là gì?”. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

XEM THÊM:

  • Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì? Chế độ tập luyện như thế nào?
  • Bệnh giãn tĩnh mạch có tập được yoga không? Tập yoga như thế nào thì tốt?

​​​​​​​

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Chân Thì Khám ở đâu