BSC Là Gì? Cách ứng Dụng Balanced Scorecard Hiệu Quả - Fastdo
Có thể bạn quan tâm
Bạn muốn biết BSC là gì? Bạn muốn tìm hiểu về quy trình sử dụng BSC hiệu quả cho doanh nghiệp. Nội dung bài viết dưới đây của Fastdo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn áp dụng BSC vào doanh nghiệp. Hãy đọc bài viết để tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Balanced Scorecard là gì?
Balanced Scorecard (BSC) là một hệ thống quản trị chiến lược, giúp doanh nghiệp thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả các mục tiêu đã đề ra. Ngoài các vấn đề về tài chính, BSC còn tập trung vào 3 yếu tố phi tài chính khác đó là khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập và phát triển.
>>> XEM THÊM: 8 bước đơn giản để có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc2. Mô hình cấu trúc quản trị của BSC
Mô hình cấu trúc quản trị của BSC bao gồm 4 khía cạnh. Dựa vào những yếu tố này mà các doanh nghiệp có thể phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy 4 khía cạnh của Balanced Scorecard là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé!
2.1 Về quy trình
Ở khía cạnh này, doanh nghiệp cần xác định được quy trình cốt lõi mà doanh nghiệp cần đầu tư. Các quy trình được xem là cốt lõi nếu:
- Có thể cung cấp cho khách hàng các giá trị trên thị trường mục tiêu.
- Làm hài lòng khách hàng về tỷ suất lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào quy trình có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng khách hàng, các chỉ tiêu đo lường tài chính.
2.2 Về tài chính
Các chỉ số về tài chính thể hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, tùy vào chỉ số, tình trạng kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ có các chiến lược phù hợp như:
- Chiến lược tăng trưởng: Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu đầu tư nhiều hơn.
- Chiến lược duy trì: Doanh nghiệp vẫn cần đầu tư nhưng phải duy trì thị phần hiện tại và tập trung vào tỷ suất hoàn vốn.
- Chiến lược thu hoạch: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần hướng tới việc thu hồi vốn của các khoản đầu tư.
2.3 Về khách hàng
Ở quy trình này, doanh nghiệp nên tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Dựa vào các chỉ số đánh giá được, doanh nghiệp cần điều chỉnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ để làm tăng độ hài lòng của khách hàng hơn.
Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả hoạt động trên thị trường, doanh nghiệp cần đáp ứng được các giá trị mà khách hàng yêu cầu. Kết quả của sự đáp ứng này cũng là yếu tố mà doanh nghiệp cần đánh giá.
2.4 Về học tập phát triển
Học tập phát triển trong doanh nghiệp gồm ba nguồn chính: Con người, hệ thống, quy trình tổ chức. Ở quy trình này, công ty sẽ được kiểm tra về đào tạo nhân viên tiếp cận các công nghệ, tư duy mới.
Để đo lường chất lượng nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần kết hợp các yếu tố như mức độ hài lòng, sự trung thành, đào tạo, kỹ năng nhân viên. Từ đó, phát triển sự gắn kết của nhân viên và công ty, tạo nên thành công cho doanh nghiệp
>>> XEM THÊM: Phương pháp KonMari và 5 nguyên tắc áp dụng đặc trưng3. Lợi ích mà Balanced Scorecard mang đến cho doanh nghiệp
Với các mô hình hiện đại ở trên, Balanced Scorecard đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy những lợi ích tiểu đến từ mô hình BSC là gì?
3.1 Lập kế hoạch chiến lược hiệu quả
BSC đem lại cho bạn một hệ thống các mối quan hệ giữa nhân quả và mục tiêu với nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng nên một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh.
3.2 Cải thiện truyền thông doanh nghiệp
Truyền thông doanh nghiệp bao gồm kế hoạch truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Kế hoạch này sẽ giúp nhân viên và các đối tác của bạn ấn tượng, hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược.
3.3 Kết nối chặt chẽ các dự án khác nhau
Dựa vào BSC, các dự án nhỏ được xây dựng dễ dàng hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp định hướng đúng các bước phát triển, không bị lãng phí dự án.
3.4 Cải thiện hiệu suất báo cáo
Các thông tin từ BSC có thể được dùng làm báo cáo tổng quan. Điều này giúp cho các vấn đề chính trong báo cáo được thể hiện rõ ràng, gọn gàng hơn và tập trung vào các mục tiêu quan trọng.
>>> XEM THÊM: Phần mềm OKRs là gì? 8 phần mềm OKRs hàng đầu cho doanh nghiệp4. Đối tượng nên sử dụng thẻ điểm cân bằng (BSC)
Thẻ điểm cân bằng được hơn 50% các doanh nghiệp lớn ở các nước như: Mỹ, Châu Âu… sử dụng. Thêm vào đó, đây cũng là loại thẻ được sử dụng phổ biến ở các tổ chức phi lợi nhuận và trong các chính phủ trên toàn thế giới.
5. Cách áp dụng BSC để đem hiệu quả cho doanh nghiệp
BSC là một mô hình xây dựng chiến lược với nhiều công dụng. Tuy nhiên, để việc sử dụng BSC đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần chú ý áp dụng các bước sau:
5.1 Bước 1 – Kiểm soát được các dữ liệu trong mô hình BSC
Nếu doanh nghiệp của bạn đang quá tải với các dữ liệu thì đừng cố gắng đưa chúng vào BSC. Thay vào đó, hãy tham khảo các quy trình kiểm soát dữ liệu sau:
- Các yếu tố mục tiêu trong BSC nên được giới hạn từ 10 – 15 mục tiêu.
- Chuẩn bị trước câu hỏi về các yếu tố mục tiêu và nhấn mạnh vào các con số có thể đo lường được.
- Trước 1 – 2 ngày họp, hãy gửi trước cho nhân viên tài liệu của các yếu tố mục tiêu và yêu cầu họ nghiên cứu trước.
- Đưa ra các quyết định và ghi lại những điều quan trọng trong cuộc họp, nhắc nhở nhân viên chịu trách nhiệm về nó.
5.2 Bước 2 – Đo lường và đánh giá được các yếu tố mục tiêu trong mô hình
Để đo lường và đánh giá được các yếu tố mục tiêu, bạn có thể sử dụng các ký hiệu hoặc màu sắc khác nhau, ví dụ:
- Màu đỏ: Yếu tố mục tiêu cần bổ sung hoặc trợ giúp thêm tài nguyên.
- Màu vàng: Yếu tố mục tiêu gặp một chút trở ngại nhưng có thể tự xử lý được hoặc đang đi đúng hướng.
- Màu xanh lá cây: Yếu tố mục tiêu đang đi đúng hướng.
Lưu ý, việc đánh giá cần khách quan để tránh các trường hợp nhầm lẫn. Bạn có thể thành lập hội đồng đánh giá nếu cần thiết.
5.3 Bước 3 – Dựa vào KPI để đánh giá định kỳ các yếu tố mục tiêu
KPI là công cụ quản lý hiệu suất khi bạn giao công việc và trách nhiệm cho nhân viên. Để việc đánh giá được hiệu quả, bạn nên sử dụng cả hai công cụ BSC và KPI. Tùy vào các yếu tố mục tiêu, doanh nghiệp cần đặt KPI phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hiệu suất làm việc và có hướng điều chỉnh hợp lý.
5.4 Bước 4 – Kết nối các yếu tố mục tiêu lại với nhau
Bước cuối cùng chính là kết nối các yếu tố mục tiêu với nhau. Bạn có thể linh hoạt khi kết nối các mục tiêu này miễn là không có yếu tố mục tiêu nào đứng riêng lẻ. Vậy là bạn đã hoàn thành một mô hình BSC một cách tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình. Hãy áp dụng để có được con đường ngắn nhất đưa doanh nghiệp của mình đến thành công.
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách nén file PDF cực kỳ chi tiết và dễ thực hiện6. Một số lưu ý khi triển khai mô hình BSC là gì
Lập bản đồ chiến lược: Bản đồ chiến lược thể hiện mối quan hệ logic, nguyên nhân, kết quả của các yếu tố mục tiêu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của BSC để trực quan hóa và truyền đạt các giá trị của công ty.
Đo lường mục tiêu chiến lược thông qua hệ thống KPI: Mỗi mục tiêu sẽ tương ứng với một KPI được đề ra. KPI là yếu tố giám sát hiệu quả của quá trình thực hiện chiến lược. Hoàn thành KPI sẽ đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.
>>> XEM THÊM: 13 kỹ năng quản lý dự án giúp bạn thành công trong công việc7. Bí quyết khai thác tối đa sức mạnh của BSC là gì
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, BSC sẽ phát huy tối đa sức mạnh của mình khi được kết hợp cùng với OKRs. Tuy cả hai phương pháp đều hữu ích theo cách riêng, nhưng khi cộng hưởng vào nhau lại tạo ra những giá trị mạnh mẽ cho Doanh nghiệp.
Một mô hình chiến lược có tên “Two Speed Execution” đã được xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa BSC và OKRs. Trong khi BSC rất hữu ích trong việc xây dựng các mục tiêu dài hạn của tổ chức, OKRs lại vô cùng tuyệt vời trong việc chia nhỏ các mục tiêu dài hạn ấy thành các kết quả nhỏ hơn và mang tính định lượng.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng BSC để xác định các chiến lược và mục tiêu chính ban đầu. Sau khi đã hoàn tất, hãy sử dụng OKRs cho những thông tin bạn vừa vạch ra với BSC. Sự kết hợp này sẽ giúp Doanh nghiệp của bạn có một các tiếp cận toàn diện hơn trong việc quản lý dự án.
Tuy nhiên, phương pháp OKRs chỉ thực sự phát huy tối đa hiệu quả khi được kết hợp với một công cụ phù hợp. Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo cho phép người dùng thực hiện toàn bộ các chức năng liên quan đến OKRs trong cùng một không gian TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC. Bám sát hoàn toàn lý thuyết OKRs chuẩn quốc tế, Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo sẽ giúp bạn tối ưu hóa 200% giá trị mà OKRs mang lại.
Bạn quan tâm đến Bộ quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo. Đăng ký ngay để trải nghiệm 7 ngày miễn phí bản demo với các tính năng riêng biệt từ phần mềm fOKRs.
Nhận ngay bản Demo phần mềm fOKRs
Với những thông tin hữu ích mà Fastdo đã tổng hợp được trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc BSC là gì. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc muốn tìm hiểu thêm về các công cụ quản trị doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua fastdo.vn để được tư vấn miễn phí.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY:
- Phương pháp KonMari và 5 nguyên tắc áp dụng đặc trưng
- Mẫu bảng tiến độ thi công và phương pháp xây dựng chi tiết năm 2024
- 12 Cách chuyển PDF sang Excel không bị lỗi định dạng
- 9 cách chuyển PDF sang Word nhanh chóng, không lỗi font chữ
- [REVIEW] Jira là gì? Tính năng và cách sử dụng phần mềm Jira từ A – Z
Từ khóa » Tìm Hiểu Bsc
-
BSC Là Gì? Tại Sao BSC Lại được Nhiều Doanh Nghiệp Sử Dụng
-
BSC Là Gì? 5 Phút Tìm Hiểu Về BSC Và ứng Dụng Thực Tiễn
-
BSC (Balanced Scorecard) Là Gì? Áp Dụng BSC Như Thế Nào để ...
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Quản Lý Chiến Lược BSC (Balanced Scorecard)
-
Giới Thiệu Công Ty Chứng Khoán Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát ... - BSC
-
BSC Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược Thành Công Với Mô Hình BSC
-
BSC (Balanced Scorecard) - Tổng Quan Về Mô Hình Quản Trị Chiến Lược
-
BSC Là Gì? Doanh Nghiệp Nên Áp Dụng BSC Thế Nào? - Chefjob
-
Tìm Hiểu Bsc Là Gì Và Lợi ích Mà Nó Mang Lại Cho Doanh Nghiệp
-
BSC Là Gì? Tìm Hiểu Về Dự án Binance Smart Chain - Finhay
-
BSC Là Gì? Ứng Dụng Thẻ Điểm Cân Bằng Trong Doanh Nghiệp
-
BSC Là Gì? Vì Sao Doanh Nghiệp Nên áp Dụng Mô Hình BSC - WEONE
-
BSC Là Gì? Những Điều Doanh Nghiệp Cần Biết Về BSC - IHCM
-
BSC Là Gì? Cách ứng Dụng BSC Trong Doanh Nghiệp Hiệu Quả - Bizfly