BSC Là Gì? Những Điều Doanh Nghiệp Cần Biết Về BSC - IHCM

BSC là viết tắt từ Balanced Scorecard, nghĩa là thẻ điểm cân bằng. Thuật ngữ BSC không còn xa lạ trong kinh doanh, trở thành thước đo hiệu suất quản lý chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng. BSC là công cụ đo lường, cung cấp các phản hồi cho doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả quản lý và phục vụ khách hàng. Vậy cụ thể BSC là gì, đặc điểm của BSC là gì?

Câu trả lời sẽ có tại nội dung bài viết sau đây.

Thẻ điểm cân bằng BSC là gì?

Khái niệm BSC là gì hay BSC là viết tắt của từ gì là thắc mắc của rất nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về thẻ điểm cân bằng. BSC là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Balanced Scorecard. Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là thẻ cân bằng điểm hay thẻ điểm cân bằng. BSC là thước đo hiệu suất quản lý chiến lược, được sử dụng nhằm xác định và cải thiện các chức năng kinh doanh nội bộ.

A1

BSC được xem như một hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp thiết lập, giám sát và đo lường chiến lược, mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả. Thẻ điểm cân bằng được sử dụng để đo lường hiệu quả chiến lược và cung cấp thông tin phản hồi cho doanh nghiệp. Thông qua các dữ liệu định lượng nhà quản lý có thể phân tích chiến lược từ đó đưa ra các giải pháp tốt hơn cho doanh nghiệp.

  • BSC là thước đo hiệu suất được sử dụng để xác định, cải thiện và kiểm soát các chức năng và các kết quả thu được của doanh nghiệp
  • BSC được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992 bởi David Norton và Robert Kaplan
  • Thẻ điểm cân bằng liên quan đến việc đo lường bốn khía cạnh chính của doanh nghiệp: Học tập và tăng trưởng, Quy trình doanh nghiệp, Khách hàng và Tài chính.

Hiểu thêm về Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng)

Để hiểu thêm BSC là gì chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc cũng như các thành tựu mà phương pháp thẻ điểm cân bằng đã đạt được. Cụ thể:

Nguồn gốc của Balanced Scorecard

Học giả kế toán, Tiến sĩ Robert Kaplan và Nhà lý thuyết và Điều hành kinh doanh Tiến sĩ David Norton là những người phát minh ra thẻ điểm cân bằng.

Năm 1992, trong cuốn sách Harvard Business Review, David Norton và Robert Kaplan đã giới thiệu về BSC trong bài viết: “The Balanced Scorecard – Các biện pháp thúc đẩy hiệu suất”. Cả Kaplan và Norton đều thực hiện các thước đo hiệu suất theo hệ thống đo lường trước đó và điều chỉnh chúng để đưa vào thông tin phi tài chính.

Mô hình BSC giúp nâng cao các hành vi tốt trong doanh nghiệp bằng việc áp dụng 4 khía cạnh bao gồm:

  • Đào tạo và tăng trưởng
  • Quy trình doanh nghiệp
  • Khách hàng
  • Tài chính

BSC giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu, chỉ số đo lường, kế hoạch và mục tiêu được tạo ra bởi bốn khía cạnh chính của doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể dễ dàng xác định các yếu tố cản trở hoạt động kinh doanh được theo dõi bằng BSC, từ đó vạch ra những thay đổi chiến lược trong tương lai.

BSC cung cấp thông tin về tổng thể doanh nghiệp khi xem các mục tiêu kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình BSC để thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược nhằm xem xét hình thức kinh doanh giúp tăng giá trị. Nhà quản lý cũng có thể sử dụng BSC để lập kế hoạch chiến lược và mục tiêu tăng trưởng.

Một số thành tựu về thẻ điểm cân bằng

Thẻ điểm cân bằng BSC là gì, mang đến những lợi ích gì cho các doanh nghiệp? BSC đạt nhiều thành tựu và được ứng dụng rộng rãi tại nhiều công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trên toàn thế giới.

a3

Có thể kể đến một số thành tựu nổi bật:

  • Theo Gartner Group, có đến hơn 50% các công ty, doanh nghiệp lớn tại Mỹ áp dụng BSC vào mô hình kinh doanh
  • BSC được xem là một trong những ý tưởng kinh doanh có sức ảnh hưởng lớn nhất được trình bày tại Harvard Business Review
  • Theo hiệp hội BSC Hoa Kỳ, có đến 65% trong số 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới đã áp dụng BSC vào quản trị chiến lược.
  • Theo Bain & Co, vào năm 2012, trong top 10 công cụ quản trị được ứng dụng rộng rãi nhất, BSC đứng ở vị trí thứ 5. Và đứng thứ 6 vào năm 2014
  • Phương pháp BSC – Thẻ cân bằng điểm đã xuất hiện và được áp dụng tại hơn 100 quốc gia
  • Theo khảo sát toàn cầu của 2GC, 73% các doanh nghiệp từng áp dụng BSC và đánh giá cao phương pháp này.

Đặc điểm chính của mô hình BSC là gì?

Cấu trúc của mô hình BSC là gì? Như đã nói ở trên, cấu trúc của mô hình BSC được tạo thành từ 4 khía cạnh của doanh nghiệp bao gồm:

  • Learning and growth (Đào tạo và phát triển)
  • Business processes (Quy trình doanh nghiệp)
  • Customer perspectives (Viễn cảnh khách hàng)
  • Financial data (Dữ liệu tài chính).

Bốn khía cạnh này có mối quan hệ tác động, có sự liên kết và bổ trợ lẫn nhau. Vậy cụ thể 4 yếu tố tạo nên mô hình BSC là gì? Thẻ điểm cân bằng BSC được tạo nên từ những yếu tố sau:

Learning and Growth (Đào tạo và phát triển)

Thước đo và ý nghĩa của yếu tố Learning & Growth trong BSC là gì? Learning and Growth được hiểu là Đào tạo và phát triển hay Học hỏi và trưởng thành. Chỉ số này bao gồm việc giáo dục kiến thức, kỹ năng, phong cách làm việc, quy trình làm việc cũng như văn hóa doanh nghiệp cho nhân sự. Thước đo đào tạo và phát triển giúp tăng lợi thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Business processes (Quy trình doanh nghiệp)

Một doanh nghiệp muốn tồn tại, hoạt động trơn tru cần dựa vào quy trình doanh nghiệp, bộ máy vận hành của toàn thể nhân sự. Thước đo quy trình doanh nghiệp giúp đo lường chỉ số hiệu quả trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp. Từ đó rút ra bài học, xác định các vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh và đề ra biện pháp xử lý kịp thời.

Khía cạnh đo lường này giúp cải tiến quy trình sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp. Quy trình doanh nghiệp được đánh giá bằng cách xem xét chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm có tốt hay không. Quản lý hoạt động kinh doanh, theo dõi sự chậm trễ, tắc nghẽn, thiếu hụt hoặc lãng phí. Ngoài ra các chỉ số này còn chỉ ra năng lực thực tế doanh nghiệp, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan hơn.

Customer perspectives (Viễn cảnh khách hàng)

Thước đo Customer perspectives trong mô hình BSC là gì? Đây chính là thước đo độ hài lòng, các quan điểm và ý kiến của khách hàng. Khách hàng chính là nguồn sống, là người tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc thu thập ý kiến khách hàng giúp các doanh nghiệp đo lường mức độ hài lòng của họ với chất lượng, giá cả của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

a2

Financial data (Dữ liệu tài chính)

Ý nghĩa của chỉ số Financial data trong BSC là gì? Các dữ liệu như doanh thu bán hàng, chi tiêu và lợi nhuận hàng tuần, hàng tháng, hay hàng năm giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả về mặt tài chính.

Các dữ liệu tài chính có thể bao gồm: Doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận, dòng tiền, vốn, nợ, hệ số quay vòng hàng tồn kho chi phí khấu hao, chi phí có định,…

Qua thông tin bài viết chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc mô hình BSC là gì? BSC được xem là công cụ giúp hiện thực hóa ước mơ của rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Mô hình này giúp tăng hiệu quả cho các chiến lược kinh doanh dài hạn, tăng sức mạnh bên trong và khả năng cạnh tranh bên ngoài cho doanh nghiệp.

Tin mới

  • PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
  • iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
  • Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
  • So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
  • Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022

Từ khóa » Tìm Hiểu Bsc