BU LÔNG M16 NGHĨA LÀ GÌ? ĐỊNH NGHĨA BU LÔNG M16
Có thể bạn quan tâm
BU LÔNG M16 NGHĨA LÀ GÌ?
Bu lông là một sản phẩm cơ khí mà không phải ai cũng có thể nắm chắc được. Nhiều người đi mua hàng lần đầu, thậm chí còn không biết bu lông M16 nghĩa là gì. Trong bài viết ngắn này cơ khí Việt Hàn giúp quý khách hàng giải thích rõ bu lông M16 nghĩa là gì, hay định nghĩa bu lông M16.
Muốn biết bu lông M16 nghĩa là gì chúng ta có thể nhìn vào bảng thông số dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích từng thông số cụ thể của bu lông M16.
Qua bảng thông số nói trên, dưới đây chúng tôi có giải thích từng kích thước của bu lông M16 để bạn có thể nắm được bu lông M16 nghĩa là gì.
Đường kính thân bu lông M16
Trên bản vẽ thể hiện đường kính thân của bu lông là kích thước d = 16mm, kích thước này gọi là đường kính danh nghĩa của bu lông d=16mm. Trên thực tế thì thông thường chúng ta đo được d sẽ bé hơn 16mm một chút. Như vậy thì bu lông M16 nghĩa là loại bu lông có đường kính thân là 16mm.
Bước ren của bu lông M16
Bước ren của bu lông M16 là chỉ số P = 2mm trên bảng thông số mà không thể hiện trên bản vẽ tổng thể của bu lông. Hình ảnh dưới đây thể hiện rõ bước ren P =2mm có nghĩa là gì.
Qua hình ảnh trên chúng ta có thể thấy bước ren là khoảng cách từ một điểm trên ren đỉnh ren đến một điểm tương ứng trên đỉnh ren tiếp theo được đo song song với trục. Bu lông M16 nghĩa là bước ren của bu lông bằng 2mm.
Kích thước mũ của bu lông M16
Theo bản vẽ ở trên thì chúng ta có thể thấy mũ bu lông M16 có 2 thông số cần quan tâm, đó là chiều dày mũ bu lông, và đường kính giác bu lông hay còn gọi là cỡ cờ lê. Theo bảng thông số trên thì kích thước của mũ bu lông M16 là:
Chiều dày giác k = 10mm
Đường kính giác s = 24 mm nghĩa là bu lông M16 thì dùng cờ lê số 24 để xiết bu lông.
Chiều dài của bu lông M16
Thực ra bu lông M16 là cái tên mà chưa thể hiện chiều dài của bu lông mà chỉ là cái tên chung chung cho tất cả các loại bu lông có đường kính danh nghĩa d = 16mm bước ren P = 2mm và kích thước mũ của bu lông như trên. Bu lông M16 thì có nhiều chiều dài khác nhau, chiều dài của bu lông được tính là kích thước L trên bản vẽ. Chiều dài bu lông M16 thông thường là L = 20, 25, 30, 35…200mm. Tùy vào từng công việc khác nhau mà chúng ta sử dụng bu lông M16 có chiều dài phù hợp.
Phụ kiện lắp cùng bu lông M16
Bu lông M16 có thể sử dụng mình nó đẻ lắp trực tiếp vào máy hoặc vị trí nào đó có ren theo tiêu chuẩn bu lông M16. Tuy nhiên trong đa phần các trường hợp thì bu lông M16 sẽ lắp theo 1 bộ đồng nhất của nó bao gồm: đai ốc M16, long đen phẳng M16 và long đen vênh M16. Trên thực tế cũng tùy vào yêu cầu của từng liên kết khác nhau sẽ có những phụ kiện cụ thể đi cùng nhau mà ghép thành bộ của bu lông.
Phân loại bu lông M16
Có nhiều cách để phân loại bu lông M16, tuy nhiên có 2 phương án phân loại thịnh hành nhất hiện nay, đó là phân loại theo tiêu chuẩn sản xuất và phân loại theo vật liệu sản xuất.
Phân loại bu lông M16 theo tiêu chuẩn sản xuất
Hiện nay tiêu chuẩn sản xuất bu lông rất đa dạng và phong phú, cso rất nhiều tiêu chuẩn sản xuất bu lông, về cơ bản thì sẽ khác nhau phần mũ của bu lông. Bu lông có mũ lục giác như giới thiệu ở trên thì đó là loại phổ thông nhất hiện nay. Theo tiêu chuẩn sản xuất bu lông thì chúng ta có các loại bu lông như dưới đây:
- Bu lông ren suốt tiêu chuẩn Din 933
- Bu lông ren lửng tiêu chuẩn Din 931
- Bu lông lục giác chìm đầu trụ tiêu chuẩn Din 912
- Bu lông lục giác chìm đầu cầu tiêu chuẩn Din 7380
- Bu lông lục giác chìm đầu bằng tiêu chuẩn Din 7991
- Bu lông đầu tròn cổ vuông tiêu chuẩn Din 603
- Bu lông mắt tiêu chuẩn Din 444-B
- Bu lông tai hồng tiêu chuẩn Din 316
Và còn nhiều loại bu lông khác nữa, trong bài viết này chúng tôi không đi sâu vào chi tiết từng loại tiêu chuẩn. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về cụ thể từng loại tiêu chuẩn, quý khách có thể tham khảo các tiêu chuẩn sản xuất bu lông ở link dưới đây.
>> Các loại bu lông
Phân loại bu lông m16 theo vật liệu sản xuất
Hiện nay vật liệu sản xuất bu lông M16 nói riêng, cũng như tất cả các loại bu lông nói chung rất đa dạng và phong phú. Dưới đây là một số loại vật liệu sản xuất bu lông hiện nay thông dụng nhất.
- Bu lông inox 201 được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ inox 201
- Bu lông inox 304 được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ inox 304
- Bu lông inox 316 được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ inox 316
- Bu lông inox 310 được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ inox 310
- Bu lông thép cấp bền 4.6
- Bu lông thép cấp bền 5.6
- Bu lông thép cấp bền 6.6
- Bu lông thép cấp bền 8.8
- Bu lông thép cấp bền 10.9
- Bu lông thép cấp bền 12.9
- Bu lông đồng được sản xuất từ vật liệu đồng nguyên chất hoặc hợp kim đồng
- Bu lông nhựa được sản xuất từ nhựa
Và nhiều loại vật liệu khác nữa.
Như vậy có thể thấy bu lông M16 nghĩa là gì thì mới là một yếu tố cơ bản thôi, bu lông đó sản xuất từ vật liệu gì, tiêu chuẩn gì nữa thì chúng ta mới biết chính xác loại bu lông M16 chúng ta cần là gì.
Bên trên là chút kiến thức về bu lông M16 mà cơ khí Việt Hàn chia sẻ đến quý khách hàng.
Đánh giá bài viết postMọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TM SẢN XUẤT VÀ XNK VIỆT HÀN
Địa chỉ: 20/B5 Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 0979293644
Email: cokhiviethan.hanoi@gmail.com
Từ khóa » Cách Vẽ Bu Lông đai ốc
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Vẽ đầu Bulông (đai ốc), Cách Tra Theo TCVN ...
-
Làm Thế Nào để Vẽ Bulong đai ốc đúng Tiêu Chuẩn? - VADUNI
-
Vekythuat #vecokhi #engineeringdrawing | Mối Ghép Bulong _ Đai ốc
-
Hướng Dẫn Vẽ Bulong & đai ốc Trên Solidworks - Bài 10 - YouTube
-
Các Chi Tiết Của Bu Lông, đai ốc
-
2 Cách Vẽ Bu Lông, Đai Ốc Trong Solidworks
-
Cách Vẽ đai ốc Sáu Cạnh
-
Cách Vẽ Bu Lông Đai Ốc Sáu Cạnh, Khái Niệm Về Bulong
-
2 Cách Vẽ Bu Lông, Đai Ốc Trong Solidworks
-
Cách Vẽ Bu Lông đai ốc
-
[Nên Xem] Cách đọc Kích Thước Bulông Chuẩn, đúng Nhất
-
Tài Liệu Bu Lông đai ốc - Giải Mã Ký Tự Trên Sản Phẩm
-
Giáo Trình Vẽ Kĩ Thuật: Các Chi Tiết Ghép Trong Mối Ghép Ren - VOER