Bữa Cơm Học đường: Xây Dựng Sao Cho Hợp Lý, đảm Bảo An Toàn ...
Có thể bạn quan tâm
Bữa ăn bán trú với học sinh tiểu học rất quan trọng. Ảnh minh hoạ
Học sinh tiểu học chỉ cần bữa ăn 30.000 đồng/em
Theo ông Nguyễn Đại Ngọc, Phó Trưởng phòng Quản lý ngộ độc - Ban quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 1.970 trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT. Trong đó, trên 290 trường hợp đồng với cơ sở cung cấp suất ăn sẵn để phục vụ học sinh.
Thực tế, tại các trường có yếu tố nước ngoài, trường tư thục, không ít cơ sở đánh vào tâm lý lo lắng lớn nhất hiện nay của phụ huynh là an toàn thực phẩm, bữa ăn học đường. Nhiều phụ huynh lựa chọn trường cho con sẵn sàng chấp nhận mức phí cao hơn bình quân chỉ với mong muốn con được ăn uống an toàn, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Vì thế, khi giới thiệu về trường thường giới thiệu về bữa ăn rất công phu, hợp tác với đơn vị có tiếng tăm để phụ huynh thêm phần yên tâm. Có những cơ sở giáo dục, suất ăn sáng của học sinh khoảng 45.000 - 70.000 đồng/em.
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, theo bộ thực đơn đã được Bộ GD&ĐT và Viện Dinh dưỡng Quốc gia thẩm định, chi phí một bữa ăn trẻ tiểu học tại trường, cả bữa chính và bữa xế đảm bảo dinh dưỡng chỉ hết hơn 30.000 đồng. Mức chi phí này đã đảm bảo điều kiện thực phẩm, rau củ sạch, đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Về bữa ăn trường học ở thành phố, bà Thu cho biết, đối với trẻ mầm non, thực hiện chế độ dinh dưỡng theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Đối với tiểu học, thực hiện theo bộ thực đơn của Ajinomoto, còn đối với THCS, THPT hiện chưa có quy định cụ thể về dinh dưỡng.
Xây dựng bữa ăn học đường hợp lý, đảm bảo an toàn thực phẩm
Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, với trẻ em tiểu học từ 6 - 11 tuổi, năng lượng khuyến nghị như sau: Trẻ nam 6 - 7 tuổi cần 1.570 Kcal/trẻ/ngày, ở độ tuổi 8 - 9 là 1.820 và 2.150 với trẻ 9 - 11 tuổi. Tương tự, nhu cầu dinh dưỡng với trẻ nữ ở 3 nhóm tuổi trên là 1.460, 1.730 và 1.980 (Kcal/trẻ/ngày). Trong cơ cấu của bữa ăn gồm 4 nhóm thực phẩm là: Chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên mỗi lứa tuổi, giới tính và hoạt động thể lực lại cần sự điều chỉnh nhu cầu cho phù hợp với học sinh tiểu học.
Hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của học sinh sẽ giúp cha mẹ, nhà trường xây dựng bữa ăn học đường hợp lý cho học sinh trong thời gian ở nhà cũng như tại các trường bán trú. Trong quá trình xây dựng thực đơn, cần thực hiện các nguyên tắc được ngành Dinh dưỡng khuyến cáo. Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 50-55% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và chất đạm cung cấp là 13-20%.
Nhóm thực phẩm giàu đạm cần ăn phối hợp đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản với đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ… và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần. Các loại cá, tôm, tép và cua là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể. Các loại hạt đậu, đỗ cũng là nguồn đạm thực vật tốt, cung cấp một số acid amin thiết yếu mà đạm động vật thường có ít. Đồng thời nên ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả.
Với trẻ tiểu học ở trường không ăn bán trú hoặc ăn bán trú không có bữa phụ cần đảm bảo cung cấp cho trẻ 3 bữa chính, không để trẻ nhịn ăn sáng đi học. Bữa sáng, bữa trưa cung cấp khoảng 35% tổng nhu cầu năng lượng của một ngày, bữa tối cung cấp 30%. Với trường tiểu học ăn bán trú có bữa phụ thì phân chia thành 4 bữa: năng lượng của bữa sáng từ 25-30%, năng lượng bữa trưa 35%, năng lượng bữa phụ 10%, năng lượng bữa tối 25-30% tổng nhu cầu năng lượng.
Xây dựng thực đơn bữa ăn bán trú
Bữa ăn đa dạng về nguồn gốc thực phẩm cung cấp chất đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa) và nguồn gốc thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc). Bữa trưa có 2-3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm, trong đó nên có 1 loại thực phẩm nguồn hải sản. Bữa ăn đa dạng về các loại rau xanh, hoa quả chín từ 3-5 loại. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, lạp xường, giò chả. Hạn chế sử dụng muối và đường. Bữa trưa gồm món mặn, món xào, món canh, món cơm và hoa quả chín tráng miệng.
Bữa phụ dùng sữa và chế phẩm của sữa, nên sử dụng sữa không đường hoặc sữa ít đường.
(BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Hà Nội: Thêm kênh giám sát an toàn thực phẩm trong trường họcHòa Xuân
Từ khóa » Nguyên Tắc Bữa ăn Học đường
-
15 Loại Thực Phẩm). Các Chất Dinh Dưỡng Của ... - Bữa ăn Học đường
-
Xây Dựng Bữa ăn Học đường Hợp Lý Cho Học Sinh Tiểu Học ở Các ...
-
Nguyên Tắc Một Chiều Khép Kín Bếp ăn
-
Những Việc “cần Làm Ngay” Cho Bữa ăn Học đường
-
Nguyên Tắc Chung Về Dinh Dưỡng Cho Trẻ Từ 1 Tháng đến 6 Tuổi
-
Bữa ăn Học đường Bảo đảm Dinh Dưỡng Cho Học Sinh
-
Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bữa Cơm Bán Trú Tại Trường Tiểu Học
-
Nguyên Tắc ăn Uống Khoa Học, Giúp đẩy Lùi Mọi Bệnh Tật
-
Xây Dựng Thực đơn Và Tổ Chức Bữa ăn Hợp Lý Cho Học Sinh Tiểu Học
-
10 Nguyên Tắc “vàng” Tổ Chức Bữa ăn Cho Trẻ - Tuổi Trẻ Online
-
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG THỰC ĐƠN VỀ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI ...
-
Triển Khai Dự án Bữa ăn Học đường Trên Toàn Quốc
-
Thực Trạng Triển Khai Bữa ăn Học đường Còn Nhiều Bất Cập
-
Bữa ăn Học đường Phải Bảo đảm điều Kiện Về Vệ Sinh, ATTP