Bức ảnh đánh Lừa Thị Giác Khiến Dân Mạng Hoa Mắt

Theo đó, hình ảnh được tạo ra và chia sẻ lên mạng xã hội bởi nghệ sĩ đồ họa người Mỹ Lesha Porche vào đầu tháng này. Tuy nhiên, chỉ đến gần đây, khi được Laurel Coons, một nhà nghiên cứu về công nghệ gen đang làm việc tại đại học Duke (bang Bắc Carolina, Mỹ) chia sẻ lên trang Twitter của mình, bức ảnh mới bắt đầu "gây sốt" trong cộng đồng mạng.

Hình ảnh có nội dung giống như lát cắt của một khối đá granite, với những đường màu xanh lá cây đan vào nhau chia ra thành từng ô vuông nhỏ. Đăng tải kèm theo bức ảnh, Laurel Coons đã đưa ra một câu đố: "Hãy tìm đường cong trong bức ảnh này!".

Bức ảnh đánh lừa thị giác khiến nhiều người hoa mắt, chóng mặt khi nhìn vào (Ảnh: Laurel Coons).

Bức ảnh đánh lừa thị giác khiến nhiều người hoa mắt, chóng mặt khi nhìn vào (Ảnh: Laurel Coons).

Hình ảnh do Laurel Coons đã nhanh chóng "gây sốt" trên mạng xã hội Twitter với hàng ngàn lượt nhấn thích, bình luận và chia sẻ, trước khi hình ảnh này được chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Reddit…

Sở dĩ bức ảnh này "gây sốt" như vậy vì một hiệu ứng ảo ảnh khiến người xem phải "hoa mắt". Theo đó, nếu nhìn tổng thể bức ảnh, thì tất cả các đường vạch màu xanh trên hình ảnh sẽ bị bẻ cong; tuy nhiên, khi tập trung nhìn vào các đường vạch, chúng sẽ trở thành đường thẳng.

"Tôi đã cố gắng nhìn vào hình ảnh để tìm xem đường cong nằm ở đâu, nhưng chỉ sau 10 giây, tôi chỉ cảm thấy hoa mắt và chóng mặt, chứ không thể nhận ra đâu là đường con trong ảnh", một người dùng mạng xã hội Twitter bình luận.

"Chỉ sau vài giây nhìn vào bức ảnh, tôi đã phải đầu hàng trước thử thách này vì cảm giác chóng mặt xâm chiếm. Tôi không tin rằng người nào có thể nhìn hơn một phút vào bức ảnh này mà không bị chóng mặt giống như tôi", một người dùng bình luận trên mạng xã hội Reddit.

"Tôi có thể nhìn thấy những đường cong, nhưng chỉ một cái chớp mắt, khi nhìn kỹ vào bức ảnh, tôi lại chỉ có thể nhìn thấy những đường thẳng. Giờ đây, khi đã nhìn sang nơi khác, trong mắt tôi vẫn còn ám ảnh những chi tiết của bức ảnh này", một cư dân mạng khác bình luận.

Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng bức ảnh gây ảo giác này là một bức ảnh động, với những đường kẻ sọc liên tục thay đổi và uốn lượn, nhưng trên thực tế, đây chỉ là một bức ảnh tĩnh bình thường.

Hiện bức ảnh do Laurel Coons chia sẻ vẫn đang tiếp tục "gây sốt" trên mạng xã hội mà vẫn chưa có được một lời giải đáp phù hợp cho hiện tượng ảo giác mà bức ảnh gây ra.

Đây không phải là lần đầu tiên một bức ảnh "đánh lừa thị giác" được chia sẻ và "gây sốt" trên mạng xã hội.

Vào cuối năm ngoái, Akiyoshi Kitaoka, một nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về ảo ảnh thị giác, làm việc tại trường Đại học Ritsumeikan (Kyoto, Nhật Bản), cũng đã khiến cộng đồng mạng xôn xao khi đăng tải lên trang Twitter cá nhân của mình hình ảnh 2 chiếc xe ô tô với kích thước bằng nhau, nhưng lại khiến người xem bị đánh lừa rằng kích thước của 2 chiếc xe này khác biệt nhau.

Nếu nhìn thấy chiếc xe ở sau lớn hơn chiếc xe ở trước, nghĩa là bạn đã nhìn nhầm (Ảnh: Akiyoshi Kitaoka).

Nếu nhìn thấy chiếc xe ở sau lớn hơn chiếc xe ở trước, nghĩa là bạn đã nhìn nhầm (Ảnh: Akiyoshi Kitaoka).

Bức ảnh đã thu hút được hàng ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ sau khi được đăng tải lên Twitter. Nhiều cư dân mạng đã hoài nghi về việc kích thước của hai chiếc xe là giống nhau nên đã sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để cắt và so sánh kích thước của 2 chiếc xe. Thậm chí, nhiều người đã in bức ảnh ra giấy để cắt chiếc xe ở đằng sau ra, ướm lên chiếc xe ở phía trước để có thể khẳng định rằng hai chiếc xe là bằng nhau.

Từ khóa » Hình ảnh đánh Lừa Thị Giác