Bức Tranh Xa Hoa Và Thái độ Không Màng Danh Lợi Của Tác Giả - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Trung học cơ sở - phổ thông
  4. >>
  5. Lớp 11
Vào phủ Chúa Trịnh: Bức tranh xa hoa và thái độ không màng danh lợi của tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.66 KB, 5 trang )

“Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một bức tranh sinhđộng về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh,đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi củatác giả”, (Sách Ngữ văn 11, tập 1, trang 9) Phân tíchđoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác để làmsáng rõ ý kiến trên.GỢI Ý LÀM BÀIỊ. ĐẶT VẤN ĐỀ– Thượng kinh kí sự (Kí sự lên kinh) là tập kí sự bằng chữ Háncủa Lê Hữu Trác, viết năm 1783. – Thượng kinh kí sự ghi lạinhững chuyện mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác trong chuyến đitừ Hương Sơn ra Thăng Long để chữa bệnh cho cha con chúaTrịnh Sâm. – Đoạn Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Tráclên kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn choTrịnh Cán. – Đoạn trích là một bức tranh sinh động về cuộc sốngxa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độcoi thường danh lợi của tác giả. Đây là đoạn trích có giá trị hiệnthực sâu sắc.II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Đoạn trích là một bức tranh sinh động về cuộc sống xahoa, quyền quý của chúa Trịnh.a) Cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh thể hiệnqua việc miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa.– Ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”.– Vườn hoa trong phủ chúa “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít,danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”.– Bên trong phủ là những nhà “Đại đường”, “Quyển hồng”, “Gáctía” với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sửa son thiếp vàng và“những đồ đạc, nhân gian chưa từng thấy”.– Đến nội dung thế tử phải qua năm sáu lần trướng gấm. Trongphòng thắp nến, có sập thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, mànche ngang sân “xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”.Cảnh nơi phủ chúa quá sang trọng đến mức tác giả phải khẳngđịnh “Cả trời Nam sang nhất là đây”.-» Như vậy, qua việc âm thầm quan sát, tác giả phát hiệnquang cảnh nơi phủ chúa giàu sang, xa hoa, lộng lẫy.b) Cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh thể hiệnqua việc miêu tả cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách ở nơiphủ chúa:– Khi tác giả được đưa vào phủ để chữa bệnh cho cha con chúaTrịnh Sâm thì “có tên đầy tớ chạy trước hét đường”. “Cáng chạynhư ngựa lồng”, khiến tác giả ngồi trong cáng “bị xốc một mẻ,khổ không nói hết”.– Trong phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng”, người cóviệc quan qua lại như mắc cửi”.– Trong cách xưng hô với chúa và Thế tử phải tỏ ra hết sức cungkính, lễ độ như: “Thánh thượng đang ngự ở đấy”, “chưa thể yếtkiến ”, “hầu mạch Đông cung thế tử”. Ngav đến việc cho Thế tửuống thuốc cũng phải nói “hầu trà”. Nơi Thế tử uống thuốc phảigọi là “phòng trà”.– Thế tử là một cậu bé thì ngồi chễm chệ trên sạp vàng để chothầy thuốc là một cụ già phải quỳ lạy. Trong cuộc tiếp kiến ấy, tấtcả những mệnh lệnh của chúa đều được phán bảo qua quanChánh đường hoặc người truyền mệnh. Thầy thuốc xem bệnhxong cũng không được trao đổi với chúa mà phải viết tờ khải đểChánh đường dâng lên chúa.– Lúc nào cũng có năm bảy thầy thuốc phục dịch khi Thế tử ốm.Lúc nào cũng có “mấy người đứng hầu hai bên”. Tóm lại, quaquang cảnh nơi phủ chúa Trịnh, qua kiểu cách sinh hoạt trongphủ, ta thấy chúa Trịnh có cuộc sống xa hoa, quyền quý, ít nơinào sánh được. Điều đó cho ta thấy, quyền uy tối thượng nằmtrong tay nhà chúa và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của chúaTrịnh Sâm cùng gia đình. Qua đoạn trích, chúng ta cũng thấyđược thái độ phê phán lối sống xa hoa nơi phủ chúa.2. Phẩm chất cao quý của Lê Hữu Tráca) Thái độ coi thường danh lợi của tác giả– Thể hiện qua thái độ rất khách quan và qua lời nhận xét của tácgiả khi nói về cuộc sống nơi phủ chúa.+ Đứng trước cảnh xa hoa, lộng lẫy, tấp nập người hầu, kẻhạ, tác giả đã nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàusang của vua chúa thực khác hẳn người thường!” và vịnh một bàithơ, trong đó có lời khẳng định “Cả trời Nam sang nhất là đây”.+ Khi được mời ăn cơm, tác giả nhận xét “Mâm vàng, chénbạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi mới biết cái phong vị củanhà đại gia”.+ Đường vào cung Thế tử được tác giả cảm nhận: “Ở trongtối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”.+ Nói về bệnh tật của Thế tử, tác giả nhận xét: “vì Thế tử ởtrong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nêntạng phủ yếu đi”.-» Qua những chi tiết trên, ta có thể thấy mặc dù khen cáiđẹp, cái sang nơi phủ chúa, song tác giả tỏ ra dửng dưngtrước những quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tìnhvới cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời vàkhông khí tự do.– Thái độ coi thường danh lợi của tác giả thể hiện qua thái độ yêuthích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Mặc dùtận mắt chứng kiến sự quyến rũ của vật chất giàu sang và việchưởng thụ giàu sang đang nằm trong tầm tay, nhưng tác giả vẫndửng dưng không mảy may xúc động. Ý muốn trở về quê của tácgiả là một sự đối nghịch gay gắt với quan điểm sống của gia đìnhchúa Trịnh và bọn quan quyền dưới trướng. Những thứ sơn sonthếp vàng, võng điều áo đỏ, đèn đuốc lấp lánh, hương hoa ngàongạt đặt bên cạnh cốt cách thanh đạm của tác giả, ta thấy đượcphẩm chất cao quý của tác giả.b) Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng vàgià dặn kinh nghiệm.– Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử, nhưng lại sợ chữa có hiệu quảngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc. Để tránhđược điều đó, cần phải chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vôthưởng, vô phạt. Nhưng làm thế thì lại trái lương tâm, phụ lòngcủa ông cha. Hai luồng suy nghĩ giằng co, xung đột nhau. Cuốicùng, lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đãthắng. Tác giả gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròntrách nhiệm và lương tâm của một người thầy thuốc. Khi đãquyết, tác giả thẳng thắn đưa ra những kiến giải hợp lí, thuyếtphục, có cách chữa đúng bệnh mà vẫn bảo vệ được ý kiến củamình mặc dù ý kiến đó trái với ý kiến của đa số thầy thuốc trongcung.III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ– Đoạn trích thể hiện tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chépchân thực, sắc sảo của tác giả.– Đoạn trích là bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyềnquý của chúa Trịnh và bọn quan lại dưới trướng của chúa.– Ta thấy tác giả là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.-» Có thể nói tính chân thực trong đoạn trích Vào phủ chúaTrịnh có một giá trị hiện thực hết sức sâu sắc.

Tài liệu liên quan

  • Vao phu chua Trinh Vao phu chua Trinh
    • 27
    • 703
    • 3
  • VAO PHU CHUA TRINH VAO PHU CHUA TRINH
    • 4
    • 893
    • 5
  • vao phu chúa Trinh vao phu chúa Trinh
    • 8
    • 539
    • 0
  • vào phủ chúa trịnh vào phủ chúa trịnh
    • 25
    • 693
    • 2
  • VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
    • 9
    • 516
    • 0
  • Kiến thức lớp 11 Lê Hữu Trác –vào phủ chúa Trịnh-phần 4 ppsx Kiến thức lớp 11 Lê Hữu Trác –vào phủ chúa Trịnh-phần 4 ppsx
    • 12
    • 884
    • 1
  • Bài 1 Vào phủ chúa Trịnh Bài 1 Vào phủ chúa Trịnh
    • 7
    • 824
    • 2
  • Phân tích Vào Phủ Chúa Trịnh pptx Phân tích Vào Phủ Chúa Trịnh pptx
    • 6
    • 495
    • 0
  • VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Thượng kinh kí sự ) – Lê Hữu Trác ppt VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Thượng kinh kí sự ) – Lê Hữu Trác ppt
    • 6
    • 934
    • 0
  • Tiết: 01 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH doc Tiết: 01 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH doc
    • 8
    • 346
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(15.82 KB - 5 trang) - Vào phủ Chúa Trịnh: Bức tranh xa hoa và thái độ không màng danh lợi của tác giả Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sự Xa Hoa Của Chúa Trịnh