Bức Xạ Mặt Trời – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Bức xạ Mặt Trời là dòng vật chất và năng lượng do Mặt Trời phát ra. Đây chính là nguồn năng lượng chính cho các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ trên Trái Đất, cũng như chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Bức xạ hạt
[sửa | sửa mã nguồn]Bức xạ hạt, hay còn gọi là gió Mặt Trời, chủ yếu gồm proton và electron. Đa phần chúng có hại cho các sinh vật, nhưng Trái Đất đã có tầng ozon bao phủ nên ngăn được phần nào ảnh hưởng có hại với các sinh vật.
Năng lượng bức xạ hạt của Mặt Trời thường thấp hơn năng lượng bức xạ nhiệt 107 lần, và thâm nhập vào tầng khí quyển không quá 90 km. Khi đến gần Trái Đất, nó có vận tốc tới 300-1.525 km/s và mật độ 5-80 ion/cm³
Bức xạ điện từ
[sửa | sửa mã nguồn]Bức xạ điện từ có hai dạng: bức xạ trực tiếp và bức xạ khuếch tán. Có bước sóng khá rộng từ bức xạ gamma đến sóng vô tuyến với năng lượng cực đại ở vùng quang phổ khả kiến. Đây chính là nguồn năng lượng chủ yêu để chiếu sáng và duy trì các hoạt động sinh hóa trên Trái Đất. Khi qua khí quyển Trái Đất, các bức xạ sóng ngắn có hại cho sự sống gần như bị tầng ozon hấp thụ hoàn toàn. Ngày nay, do công nghiệp phát triển, các chất CFC thải vào khí quyển đang huỷ hoại dần dần tầng ozon.
Năng lượng bức xạ Mặt Trời
[sửa | sửa mã nguồn]Năng lượng bức xạ Mặt Trời thường biểu diễn bằng cal/cm².phút
Năng lượng bức xạ Mặt Trời ở gần Trái Đất ở vào khoảng 2 cal/cm².phút (hằng số Mặt Trời), có phổ nằm trong dải bước sóng 0,17-4 μm với cực đại ở khoảng 0,475 μm.
Toàn bộ Trái Đất nhận được từ Mặt Trời 2,4.1018 cal/phút, gồm 48% năng lượng thuộc dải phổ ánh sáng khả kiến (λ = 0,4-0,76 μm), 7% tia cực tím (λ < 0,4 μm) và 45% thuộc dải phổ hồng ngoại và sóng vô tuyến (λ > 0,76 μm).
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết liên quan đến thiên văn học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| ||
---|---|---|
Vũ trụ |
| |
Trái Đất |
| |
Thời tiết |
| |
Môi trường tự nhiên |
| |
Sự sống |
| |
|
| |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Mặt Trời |
| ||||||
Cấu tạobên trong |
| ||||||
Khí quyển |
| ||||||
Biến thiên |
| ||||||
Nhật quyển |
| ||||||
Hiện tượngở Mặt Trời |
| ||||||
Năng lượng Mặt Trời |
| ||||||
Chủ đề khác |
| ||||||
|
| ||
---|---|---|
Khí quyển Trái Đất |
| |
Sự sống |
| |
Năng lượng |
| |
Đất vàKhoáng vật |
| |
Nước |
| |
Liên quan |
| |
|
Từ khóa » Bức Xạ Mặt Trời Khi đến được Bề Mặt Trái đất Còn Lại Bao Nhiêu Phần Trăm
-
BỨC XẠ MẶT TRỜI, KHÍ QUYỂN VÀ BÀI TẬP TỰ NHIÊN ĐẠI ...
-
Bức Xạ Mặt Trời được Bề Mặt Trái đất Hấp Thụ Là Bao Nhiêu% Khí ...
-
Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Bức Xạ Mặt Trời | Khí Tượng Mạng
-
Nguồn Bức Xạ Mặt Trời đến Bề Mặt Trái đất được Trái đất Hấp Thụ ...
-
Bức Xạ Mặt Trời Và Hệ Thống điện Năng Lượng Mặt Trời
-
Các Yếu Tố Khí Hậu Thời Tiết ảnh Hưởng đến độ Bền Vật Liệu
-
Tỷ Lệ ánh Sáng Mặt Trời được Hấp Thụ Bởi Bề Mặt Trái đất. Hấp Thụ Và ...
-
Tổng Quan Về ảnh Hưởng Của ánh Sáng Mặt Trời - MSD Manuals
-
Lõi Trái Đất Có Cấu Tạo Thế Nào? - BBC News Tiếng Việt
-
Vì Sao Mặt Trời Phát Sáng Và Phát Nhiệt? - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Cách Bảo Vệ Da Khỏi ánh Nắng Mặt Trời Hiệu Quả