Cách Bảo Vệ Da Khỏi ánh Nắng Mặt Trời Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Thấu hiểu làn da
- Da và mặt trời
- Làm thế nào bạn có thể tận hưởng ánh nắng mặt trời mà không gây nguy hiểm cho làn da?
Mua hàng online thông qua một trong những đối tác
Chọn một trong những đối tác của chúng tôi để mua hàng online. Chúng tôi sẽ chuyển bạn đến trang chủ của các sản phẩm BIODERMA.
Thấu hiểu làn da của tôi
Làm thế nào bạn có thể tận hưởng ánh nắng mặt trời mà không gây nguy hiểm cho làn da?Tất cả mọi người đều yêu thích ánh nắng mặt trời… nó giúp tâm trạng của bạn tốt hơn, cung cấp cho bạn năng lượng và cho phép cơ thể tổng hợp vitamin D cần thiết, giúp ích cho sự hấp thụ canxi. Ánh nắng mặt trời cũng cũng thúc đẩy quá trình tiết ra melatonin và hormone hạnh phúc.
Đó là những điểm tích cực. Nhưng mặt trái lại rất khắc nghiệt: tiếp xúc với bức xạ mặt trời có nhiều tác hại cho làn da và sức khỏe của bạn nói chung.
Một thái độ có trách nhiệm đòi hỏi cách chống nắng hiệu quả được lựa chọn dựa trên cường độ bức xạ và loại da của bạn. Da của trẻ em cần biện pháp bảo vệ cụ thể mà bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây, cũng giống như da bị hư tổn hoặc bị thương có thể trở nên tăng sắc tố hơn dưới ánh nắng mặt trời.
Bức xạ mặt trời hoạt động như thế nào?
Mặt Trời phát ra những tia sáng vô hạn có bước sóng khác nhau, từ ngắn nhất đến dài nhất. Nó cũng phát ra tia vũ trụ, tia gamma, tia X, tia cực tím (UV) (bao gồm tia UVC, tia UVB và tia UVA), bức xạ có thể nhìn thấy, bức xạ hồng ngoại (IR) và sóng vô tuyến.
Phần nguy hiểm nhất của tia mặt trời được lọc bởi khí quyển. Hai phần ba tia này tới Trái Đất. Các tia vũ trụ, tia gamma, tia X và tia UVC, không tương thích với sự sống, không đến được bề mặt Trái Đất. Các tia chạm tới chúng ta (UVB, UVA, bức xạ có thể nhìn thấy và tia hồng ngoại) gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tia hồng ngoại toả nhiệt; những tia này làm cho da cảm thấy nóng, trái ngược với tia UVB và UVA là loại tia vô hình và lạnh nhưng vẫn có ảnh hưởng sinh học lớn.
Tại sao cần phải chống nắng?
Bức xạ mặt trời có tác động hủy hoại làn da, gây ra từ hồng ban (cháy nắng) cho đến lão hóa da nhanh và ung thư da. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu của ung thư da, đây là hậu quả nghiêm trọng nhất của bức xạ. Nhưng bạn cũng phải lưu ý rằng có những rủi ro khác, chẳng hạn như say nắng, nhạy cảm với ánh sáng, viêm mắt và dị ứng với ánh nắng mặt trời.
- Lớp biểu bì ngăn chặn 85% tia UVB; chỉ 15% đến được lớp hạ bì.
Số lượng tia UVB phụ thuộc vào mùa, vĩ độ, thời gian trong ngày và độ cao. Đây là những tia gây rám nắng và cháy nắng, là những báo động tự nhiên của da cho thấy da đang nhận quá nhiều tia UVB. Về lâu dài tia UVB có tác hại gây ung thư.
- Các tia UVA xuyên sâu vào da; gần 50% trong số đó đến lớp hạ bì.
Mặt trời phát ra những tia sáng này quanh năm, chúng xuyên qua các đám mây và cửa sổ. Chúng là nguyên nhân gây lão hóa da (lão hoá do ánh nắng mặt trời) và khiến các gốc tự do hình thành. Các phân tử này tấn công cấu trúc tế bào và DNA. Chúng có tác dụng gây ung thư, nhưng ở mức độ nhẹ hơn tia UVB.
Bức xạ UV phụ thuộc vào phần nào của trái đất mà nó chiếu vào.
Các khu vực khác nhau sẽ khuếch tán lượng tia khác nhau:
- tuyết phản xạ 80% tia UV, cát 15% và nước 25%.
- Ngay cả khi ở dưới mặt nước 40 cm, mức độ tiếp xúc với bức xạ UV vẫn bằng khoảng 40% so với trên bề mặt.
Tia UVA và UVB gây ung thư da vì chúng làm suy yếu hệ thống phòng thủ miễn dịch của da, gây ra mất cân bằng oxy hóa đáng kể và tạo ra các tổn thương trên DNA, điều đó có thể khiến tế bào ung thư xuất hiện.
Tác động có khác nhau tùy thuộc vào loại da hay không?
Không phải tất cả các loại da đều phản ứng giống nhau với bức xạ mặt trời bởi vì mỗi cá nhân có độ nhạy sáng riêng, được đặc trưng bởi phototype của họ. Phototype là loại phản ứng của da đối với tác động của ánh nắng mặt trời. Có sáu kiểu phototype được xác định dựa trên tông da, màu tóc, hoặc vết nám (tàn nhang) và xu hướng bị cháy nắng hoặc rám nắng của mỗi người.
- Phototype I: da rất trắng (tóc đỏ), luôn bị cháy nắng, không bao giờ rám nắng, nhiều tàn nhang.
- PhototypeII: da trắng, luôn bị cháy nắng, có thể bị rám nắng nhẹ, có vài nốt tàn nhang.
- Phototype III: da trắng đến da màu ô liu, đôi khi bị cháy nắng, luôn rám nắng (rám nắng nhẹ đến trung bình), có thể có một vài tàn nhang.
- Phototype IV: da màu ô liu, hiếm khi bị cháy nắng, luôn rám nắng (rám nắng mạnh), không có tàn nhang.
- Phototype V: da nâu, không bao giờ bị cháy nắng, luôn rám nắng (rám nắng rất đậm), không có tàn nhang.
- Phototype VI: da đen, không cháy nắng, không tàn nhang.
Phototype của bạn càng nhẹ (đặc biệt là phototype I và II, cũng như III), bạn cần phải sử dụng biện pháp bảo vệ quang học càng cao.
Sự rám nắng diễn ra như thế nào?
Sự rám nắng (tanning) chủ yếu được kích hoạt bởi tia UVB dưới ánh nắng "tự nhiên". Đó là một cách để da thích nghi và tự bảo vệ trước ánh nắng mặt trời nhưng lại không phải là một lá chắn toàn diện. Rám nắng thường giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng nhưng không được khuyến khích nhiều, vì điều này gây ra ảnh hưởng lâu dài (đặc biệt là ung thư da).
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt các tế bào hắc tố, sản sinh ra melanin để bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời. Melanin di chuyển lên bề mặt da. Đồng thời, da dày lên (thông qua sự gia tăng độ dày của lớp sừng), là yếu tố bảo vệ bổ sung cùng với sắc tố. Hãy nhớ rằng tia UVA kích hoạt sắc tố da tức thì chỉ tồn tại trong một vài giờ. Không phải là sự rám nắng mà chính quá trình oxy hóa mới có thể biểu hiện ra bên ngoài ngay sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia UVB là tia duy nhất gây ra rám nắng thực sự, bắt đầu phát triển từ hai đến ba ngày sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đạt mức tối đa sau ba tuần.
Kem chống nắng hoạt động như thế nào?
Các sản phẩm bảo vệ quang học như kem chống nắng dành cho da hỗn hợp thiên dầu hay kem chống nắng cho da nhạy cảm của Bioderma được thiết kế để lọc cả tia UVB và UVA, với sự cân bằng thích hợp giữa hai loại tia này. Khả năng lọc của chúng được biểu thị bằng SPF (Hệ số chống nắng). SPF này nên được chọn dựa trên phototype của bạn và cường độ bức xạ mặt trời mà bạn tiếp xúc, thay đổi tùy theo vị trí (biển, núi, v.v.). . SPF 6 = bảo vệ thấp SPF 15 = bảo vệ trung bình SPF 30 = bảo vệ cao . SPF 50+ = bảo vệ rất cao
Chọn một sản phẩm có kết cấu yêu thích, điều này sẽ tạo động lực khiến bạn bôi sản phẩm thường xuyên hơn. Bioderma khuyên bạn nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, còn có một số công thức có khả năng chống nước hoặc làm tăng tốc độ rám nắng để giảm thời gian da bạn tiếp xúc với nắng.
Ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng gì đến sự lão hóa?
Theo các chuyên gia*, 80% lão hóa da mặt là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời! Sự lão hóa liên quan đến sự phơi sáng này được gọi là quá trình lão hoá do ánh nắng mặt trời.
Các dấu hiệu của nó bao gồm các nếp nhăn sâu, các đốm sắc tố và chứng giãn da (giãn các mao mạch nhỏ bên dưới da). Loại lão hóa tăng tốc này ảnh hưởng đến tất cả các vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, lưng, bàn tay, cẳng tay và vùng da ngực. Các tia UVB và UVA làm thay đổi mạnh mẽ các tế bào da, phá hủy collagen và elastin, và có thể làm cho các khối u ung thư phát triển. Có rất nhiều lý do chính đáng để áp dụng các thói quen thông thường để đối phó với ánh nắng mặt trời và bảo vệ bản thân bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với ánh nắng.
* Gilchrest BA và cộng sự, Ảnh hưởng của quá trình lão hóa theo thời gian và quá trình lão hoá do ánh nắng mặt trời: tổng quan., J Am Acad Dermatol, 1989; 21 (3 Pt 2): 610-3
TÔI NÊN LÀM GÌ?
- Tránh tiếp xúc khi tia nắng mặt trời ở lúc gay gắt nhất. Mặt trời càng ở trên cao, tia cực tím của nó càng mạnh. Vào mùa hè, khoảng thời gian này kéo dài từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều ở khu vực Tây Âu.
- Nói chung, tốt nhất là không nên ở trên bãi biển cả ngày
- Sử dụng kính râm có độ che phủ toàn phần với chỉ số chống tia UV cao, đội mũ rộng vành và mặc quần áo rộng, dài nếu có thể (áo thun tay dài và quần dài hoặc quần lửng). Hãy nhớ rằng quần áo, đặc biệt là quần áo tối màu là cách tốt nhất để bảo vệ bạn.
- Không nên tin tưởng vào cảm giác của bạn. Do tia hồng ngoại gây ra cảm giác nóng chứ không phải tia UV, bạn hoàn toàn có thể bị cháy nắng trong khi không cảm thấy mình bị phơi nắng quá mức (ví dụ: khi bạn đang ở trên thuyền hoặc ở ngoài trời vào một ngày hè nhiều mây).
- Bầu trời xám xịt không đồng nghĩa với việc bạn nên bớt cẩn thận hơn với ánh nắng mặt trời. Thật ra, nhiều tia UV đi xuyên qua các đám mây hơn là tia hồng ngoại và ánh sáng có thể nhìn thấy được. Điều này có thể làm cho không khí mát mẻ và bầu trời ít sáng hơn nhưng không có nghĩa là các rủi ro liên quan đến bức xạ tia cực tím được giảm bớt.
- Ở vùng núi, có những rủi ro ngay cả khi nhiệt độ xuống rất thấp. Trên thực tế, lá chắn do bầu khí quyển cung cấp bị giảm đi do độ cao và do đó mặt trời gay gắt hơn (cứ mỗi 300 mét, lượng tia UVB chiếu tới da tăng 4%). Ngoài ra, sự chói sáng trên tuyết làm tăng đáng kể lượng bức xạ tia cực tím chiếu vào da (tuyết có thể phản xạ 80% tia UV).
- Nên đến nơi có bóng râm, nhưng lưu ý rằng điều này không bảo vệ bạn tuyệt đối. Bóng râm thực sự cung cấp sự bảo vệ khỏi bức xạ mặt trời trực tiếp chứ không phải bức xạ mặt trời do mặt đất phản xạ (cỏ phản xạ 3% tia UV chiếu tới nó, cát 5 đến 25%, tuyết 30 đến 80% và nước 5 đến 90%) hoặc từ bức xạ mặt trời khuếch tán bởi các hạt lơ lửng trong khí quyển (vào buổi trưa, 30 đến 50% tia UV nhận được là do bức xạ khuếch tán bởi các phân tử khí quyển).
- Không bị đánh lừa bởi gió và nước: chúng ngăn chặn các tín hiệu cảnh báo do tia hồng ngoại kích hoạt bằng cách giảm cảm giác nóng, nhưng tia UV vẫn ở đó
- Nếu trời nóng, hãy bảo vệ con bạn khỏi bị say nắng và bỏng nắng. Đảm bảo rằng trẻ uống nước thường xuyên.
- Không bao giờ để lộ cơ thể sau khi xịt nước hoa hoặc khi dùng một số loại thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Không ở ngoài nắng lâu với lý do bạn đã thoa kem chống nắng có hệ số bảo vệ cao. Mục đích của những sản phẩm này không phải để tăng số giờ bạn tiếp xúc với ánh nắng mà là để giảm rủi ro trong quá trình tiếp xúc.
CHÚNG TÔI KHUYÊN DÙNG
Lời khuyên hàng ngàyKem chống nắng nào tốt nhất cho da nhạy cảm?
Đọc thêmTop 10 kem chống nắng đi biển mùa hè lâu trôi và kháng nước
Đọc thêmLiên hệ
Cần giúp đỡ
Bạn có thắc mắc về làn da?
Thứ hai đến Thứ sáu, 9h-18h
Messenger
Tìm điểm bán hàng
Từ khóa » Bức Xạ Mặt Trời Khi đến được Bề Mặt Trái đất Còn Lại Bao Nhiêu Phần Trăm
-
BỨC XẠ MẶT TRỜI, KHÍ QUYỂN VÀ BÀI TẬP TỰ NHIÊN ĐẠI ...
-
Bức Xạ Mặt Trời được Bề Mặt Trái đất Hấp Thụ Là Bao Nhiêu% Khí ...
-
Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Bức Xạ Mặt Trời | Khí Tượng Mạng
-
Bức Xạ Mặt Trời – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguồn Bức Xạ Mặt Trời đến Bề Mặt Trái đất được Trái đất Hấp Thụ ...
-
Bức Xạ Mặt Trời Và Hệ Thống điện Năng Lượng Mặt Trời
-
Các Yếu Tố Khí Hậu Thời Tiết ảnh Hưởng đến độ Bền Vật Liệu
-
Tỷ Lệ ánh Sáng Mặt Trời được Hấp Thụ Bởi Bề Mặt Trái đất. Hấp Thụ Và ...
-
Tổng Quan Về ảnh Hưởng Của ánh Sáng Mặt Trời - MSD Manuals
-
Lõi Trái Đất Có Cấu Tạo Thế Nào? - BBC News Tiếng Việt
-
Vì Sao Mặt Trời Phát Sáng Và Phát Nhiệt? - Báo Lâm Đồng điện Tử