[Bức Xúc] Khi Tân Biên Thành Lãng Tử đang Có Nguy Cơ Biến Thành ...
Có thể bạn quan tâm
Warnings: spoilers đến tập 36, ngôn từ không đứng đắn, bash một số tình tiết, nhân vật và diễn viên
Đến hiện tại, Tân Biên Thành Lãng Tử đã chiếu được 36 tập, gần 2/3 chặng đường. Bạn Joel đắn đo khá lâu mới mở note viết bài này, một phần vì bạn rất lười và một phần vì bạn còn rất nhiều thứ muốn làm (viết fic, sub vid…); bạn đã định sau khi phim chiếu hết mới viết một bài cảm nhận tổng hợp tán nhảm như từng làm với Tân Tiêu Thập Nhất Lang. Thế nhưng cuối cùng bạn vẫn quyết định viết vì một lý do: phim khiến bạn quá mức bức xúc, chỉ tán nhảm cùng hội chị em bạn dì trên Facebook thì chưa đủ giải tỏa, cách duy nhất là viết lên blog, tiện thể chia sẻ với những ai có chung cảm nhận về phim.
Ban đầu, khi mới biết đến tin Biên Thành Lãng Tử, bộ tiểu thuyết võ hiệp của bác Cổ mà bạn rất thích, được chuyển thể thành phim, thay vì hào hứng, bạn Joel khá lãnh đạm. “Chuyển thể à? Lại chế tưng bừng đây mà,” bạn nghĩ, và có lẽ đây là tâm lý chung của độc giả Cổ Long dù ở độ tuổi nào, 7x, 8x hay 9x đời đầu (9x đời sau và 10x chắc chẳng mấy ai còn đọc kiếm hiệp, còn là kiếm hiệp cũ nữa chứ), mà độc giả Cổ Long đã quen với chuyện bị các nhà làm phim troll với đủ thể loại “sáng tạo” ảo tung nắp chảo. Tiểu thuyết Cổ Long kém may mắn hơn tiểu thuyết Kim Dung rất nhiều, bởi trong khi tiểu thuyết Kim Dung thường gặp những ê-kíp làm phim “có tâm” thì tiểu thuyết Cổ Long thường ngược lại, hoặc khá lắm là “có tâm” nửa vời (như Tân Biên Thành Lãng Tử, sẽ nói ở đoạn sau). Kết quả là gì? Là những người chỉ xem phim, không đọc truyện sẽ có những định kiến sai lệch về kiếm hiệp của Cổ Long, chẳng hạn: truyện Cổ Long không hay bằng truyện Kim Dung (wrong, hai phong cách hoàn toàn khác nhau, tuỳ sở thích của người đọc thôi); truyện Cổ Long toàn kết thúc không có hậu (wrong, có truyện kết thúc như vậy thật nhưng không ít bộ kết thúc viên mãn: Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm, Cửu Nguyệt Ưng Phi, Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao, Đại Nhân Vật, Viên Nguyệt Loan Đao, Võ Lâm Ngoại Sử…); truyện Cổ Long dây dưa tình cảm tay ba, tay tư lằng nhằng (wrong, đó là do biên kịch nhiễm Quỳnh Dao); truyện Cổ Long bạo lực quá, sex nhiều quá (wro—à cái này thì đúng với một số bộ nhưng cũng có những bộ rating chắc chỉ 10+)…
Nhưng rồi, sau khi xem Tân Tiêu Thập Nhất Lang, biết đến Chu Nhất Long (bạn quen gọi là Zhu, vừa gọn vừa hay hay) và biết anh sẽ thể hiện Phó Hồng Tuyết trong Tân Biên Thành Lãng Tử, bạn Joel bắt đầu mong chờ đến ngày phim chiếu, cơ bản vì tạo hình Phó Hồng Tuyết rất hợp với tưởng tượng của bạn (gầy, trắng, mặt xương), thêm vào diễn xuất đặc biệt không tệ của Zhu thì có lẽ sẽ được một sản phẩm hay ho (còn một phần không nhỏ là The Originals đến tháng 1 năm sau mới chiếu tiếp, Penny Dreadful không hẹn ngày tái ngộ, Lucifer, The Vampire Diaries và American Horror Story tháng 9 mới chiếu—nói chung là vì bạn đói phim *icon packman*).
Tân Biên Thành Lãng Tử có lẽ là phim Trung đầu tiên bạn Joel xem theo kiểu ra đến đâu xem đến đó. Trước giờ bạn chỉ xem kiểu đấy với phim Âu Mỹ—ra mỗi tuần một tập và mạch phim thường nhanh, đầy kịch tính (cho bõ công khán giả chờ cả tuần ấy mà), chứ phim Trung thì bạn thường để ra hết cả bộ mới chạy marathon một thể (đã “măm” hai bộ Tân Tiêu Thập Nhất Lang và Tình Định Tam Sinh như vậy). Bạn đã định sẽ chờ Tân Biên Thành Lãng Tử ra hết mới xem nhưng (lại nhưng!), như đã nói trên, bạn đói phim, cộng thêm cảm giác mọi người xung quanh đều xem, bàn tán rôm rả mà mình đứng ngoài lề kể có hơi bứt rứt. Chắc vì đây là lần đầu hóng từng tập phim nên bạn Joel được trải nghiệm cảm giác trước giờ chưa từng có: nếu xem liền tù tì thì bức xúc (nếu có, thường là có) cũng chỉ kéo dài đến khi tập cuối chấm dứt (và bạn thường coi tập cuối lộn ngược lên tập 1 *icon packman tiếp*), “xả” bằng một bài bình luận trên blog là sạch trơn. Chờ từng tập một (chưa tính còn phải chờ qua tuần) khiến nỗi bức xúc tăng dần theo từng tập, hậu quả là nếu không “xả” bớt thì bạn sẽ bị nghẹn, chẳng còn hứng “đeo” tiếp. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy ngôn từ của bạn Joel hơi cực đoan, lý lẽ của bạn Joel hơi đụng chạm đến ai-đồ của bạn thì bạn Joel xin lỗi là… là bạn không xin lỗi (sorry not sorry). Điều gì làm bạn Joel bức xúc, phim hay truyện, manga hay anime, thì bạn Joel sẽ bash, đơn giản vậy thôi; nếu bạn đồng ý, bắt tay nào; còn bạn không đồng ý thì let’s agree to disagree, OK?
(Trình lải nhải của bạn Joel lại thăng cấp rồi thì phải *icon packman*?? Nãy giờ loăng quăng mở bài mà hết gần 1k chữ?!)
OK, vào vấn đề chính.
Tân Biên Thành Lãng Tử là phim Trung đầu tiên bạn Joel xem kiểu hóng từng tập; nó cũng là phim đầu tiên khiến bạn Joel có nhiều cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực như thế này. Lúc đầu, bạn xem phim với tâm trạng khá thoải mái, cho dù phim chế hầm bà lằng đến độ fan nguyên tác còn không biết đoạn này nên nằm chỗ nào trong truyện. Bạn đã xác định là phim chế, và bạn OK với sự chế, miễn là đừng chế quá bậy, quá nhảm hay bôi nhọ tinh thần tác phẩm gốc là được. Tân Biên Thành Lãng Tử tuy có chế nhưng khoảng mười mấy tập đầu, những chi tiết chế vẫn chưa đến nỗi nào, thậm chí khi xem bạn Joel còn cảm nhận được chút không khí kiếm hiệp Cổ Long—vốn siêu hiếm trong phim chuyển thể. Phim chưa hẳn đặc biệt xuất sắc nhưng những gì bạn được xem ở các tập đầu hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho những tập về sau. Bạn vui mừng khi nhìn tác phẩm mình yêu thích được chăm chút và đầu tư, tiếc là như rất nhiều vị thông thái từng nói: “Niềm vui thường ngắn còn nỗi buồn thì vô tận”, tâm trạng vui mừng của bạn nhanh chóng chấm dứt khi phim bắt đầu đi theo xu hướng ngôn tình nhảm (còn không được ngôn tình hay *icon packman*), thậm chí xuất hiện những tình tiết “đỡ không nổi” mà bạn, cũng như những người đã đọc, đã yêu thích nguyên tác, chỉ muốn gửi tặng biên kịch một vé không khứ hồi đi gặp Sadako ngay và luôn.
(Nghe giang hồ đồn có hai người tham gia viết kịch bản, chưa kể khâu biên tập rồi bao nhiêu người nhúng tay vào, chẳng trách chất lượng lúc lên lúc xuống như giá vàng vậy. Do không có khả năng xác định ai là người chịu trách nhiệm cho mớ tả pí lù này nên thông cảm, bạn Joel sẽ bash chung luôn, không phân biệt ông hay bà hay anh hay chị biên kịch nào phụ trách phần nào trong kịch bản.)
Sau đây là những “hạt sạn” to lớn khiến bạn nhìn “tô cơm” Tân Biên Thành Lãng Tử vừa tức vừa tiếc, câu “bỏ thì thương, vương thì tội” chưa bao giờ đúng hơn lúc này.
- Diệp Khai và Tiểu Lý phi đao
Bạn Joel đã viết một bài riêng về sự OOC của nhân vật Diệp Khai trong phim đã bôi nhọ nhân vật Diệp Khai nguyên tác thế nào (link), và thật sự, bạn không thích phải nói lại đâu, có điều, phim nhất quyết bắt bạn phải nhai lại một nội dung đã viết cả bài dài ngoằng trước đó khi tiếp tục trưng ra những lời nói cùng hành vi đặc biệt khó đỡ của bạn nhỏ họ Diệp tên Khai. Ở tập 22, bạn Diệp đưa hung khí cho chế Linh kèm theo lời “ấm áp nhắc nhở” là chế nên “xử đẹp” tên đang nằm quằn quại vì độc phát trên giường đi. Sau một hồi sốc như con ốc vì lời nói và suy nghĩ không thể ác độc hơn thốt ra từ miệng truyền nhân Tiểu Lý phi đao nổi tiếng với tinh thần hiệp nghĩa bác ái, bạn Joel, trong nỗ lực vớt vát hình tượng Tiểu Diệp, đã tự nhủ lời cay đắng ấy là thử lòng chế Linh mà thôi, qua một, hai tập, bạn Diệp sẽ trở lại làm Diệp Khai vui vẻ, vô tư vô lo với sở thích là đi theo bảo vệ Tiểu Phó “trên từng cây số” (vì Diệp Khai nguyên tác mà bạn Joel yêu thích chính là như vậy).
Nhưng không, các nhà làm phim cảm thấy vả vào mặt fan nguyên tác như vậy vẫn còn nhẹ lắm, êm lắm nên lần sau phải mạnh thêm chút nữa nó mới có mùi SM tình thú. “Lần sau” ấy xảy ra không lâu, vào tập 30, khi Diệp Khai lần nữa bắt gặp Tiểu Phó ở Viên gia. Nếu lần trước chỉ nói nhỏ với chế Linh + giúi dao vào tay chế thôi thì lần này, bạn Diệp không thèm lén lén lút lút nữa mà thản nhiên tuyên bố trước mặt Tiểu Phó là bạn sẽ dùng phi đao (in đậm, gạch chân dùng phi đao) giết Tiểu Phó. Thần linh ơi, bạn Joel bức xúc quá! Bạn muốn nhảy ngay vào màn hình, bạn muốn làm như Rebekah đã làm khi cô nàng Original xác 1000 tuổi, nội tâm mới 17 này nổi cáu với cháu trai kiêm bạn trai Marcel: một đòn smackdown rồi dí ngay gót giày nhọn hoắt vào cổ. Từ lúc nào mà Tiểu Lý phi đao—thứ vũ khí không chỉ là vũ khí mà còn là biểu tượng của một lý tưởng bác Cổ muốn gửi gắm đến bạn đọc—trở thành hung khí tùy tiện lôi ra để đe dọa giết một người mình đã gọi là bạn vậy? Phi đao hay như vậy sao không dùng để đối phó với Boss Hoa đi, sao để Boss uýnh cho cả đám liểng xiểng rồi hiên ngang kéo quân về, để lại một bãi chiến trường vậy? À, xin lỗi, bạn đãng trí quá, có dùng để đối phó Boss một lần nhưng bị Boss đỡ được, tiện tay lấy luôn cây phi đao về tạc tượng Nùng lúc rảnh rỗi. Vâng, xin giới thiệu với các bạn gần xa, “Tiểu Lý phi đao lệ bất hư phát” nay đã thành “Tiểu Lý phi đao hễ phát là hụt”. Thật là mất mặt sư môn hết sức.
Bạn Joel tự nhủ, có lẽ đang tháng 7 cô hồn, xui xẻo có cô hồn nào đấy nhập cmn vào Diệp Khai rồi không chịu đi. Bằng chứng là ba, bốn tập sau đó, bạn “cô hồn” này chắc ở Đinh gia không có việc gì làm, rảnh rỗi sinh nông nổi, thế là nghĩ ra việc lấy Vô Ưu Linh đi đâm Tiểu Phó, bởi vì lý lẽ của “cô hồn” cực kỳ giời ơi đất hỡi: thà bị hâm đơ, tỉnh không ra tỉnh, khùng không ra khùng còn hơn gánh vác thù hận. “Cô hồn” nói đi, ăn gì để tôi cúng?! Đoạt đi ký ức, tình cảm của một con người, chưa nói đó là bạn bè, là chuyện cực kỳ tàn nhẫn. Tiểu Phó đã gây thù chuốc oán gì với “cô hồn” để “cô hồn” nghĩ đến phương pháp ác độc vậy?!
Đến nước này thì bạn Joel chẳng còn mấy hơi sức mà cáu với chả sốc nữa khi “cô hồn” hùng hùng hổ hổ nhào vào đòi giết Tiểu Phó trong khi con người ta đã ngất xỉu, nằm chèo queo trên đất; bạn chỉ lẳng lặng giơ cả hai ngón tay giữa lên cùng lẩm bẩm một từ tiếng Anh có bốn ký tự kinh điển thôi.
(Bạn có nhu cầu triệu hồi Tiểu Diệp thật sự đến xử lý “cô hồn” ~~)
Đệ tử đã bết bát như vậy, bạn Joel còn ôm chút hy vọng là sư phụ sẽ tốt hơn, dù không được như Lý Tầm Hoan trong nguyên tác thì ít ra cũng được chút ít bóng dáng. Thực tế chứng minh, bạn Joel lại quá ngây thơ rồi; hẳn là biên kịch thương tình những kẻ ngây thơ ngơ ngáo không hiểu sự đời như bạn nên ra tay giúp bạn tỉnh ra bằng một chân lý không cay thì đắng: đời phim ếu như truyện nên thôi đừng trông mong nhìn thấy một sản phẩm chuyển thể tôn trọng nguyên tác. Lý Tầm Hoan xuất hiện, ngoại trừ hình dạng bên ngoài không tệ, y phục không tệ, còn lại thì được gì? Chẳng được gì. Ngài từ đâu nhảy ra bênh đệ tử, ừ, coi như ngài là sư phụ tốt đi, nhưng ngài “tặng” Tiểu Phó một đao trong khi con người ta đang độc phát, sau đó hai thầy trò ngài “Hoy đi nha”, bỏ mặc bạn trẻ kia lăn lóc trên đất, ai thương tình tới hốt thì hốt (; ̄O ̄). Đây là cách ngài đối xử với đứa trẻ mà ngài đã thay đổi cả số phận sao?
Nhắc đến vụ tráo đổi số phận, đây là chi tiết khiến bạn muốn thổ huyết như Lương Sơn Bá-Hà Nhuận Đông nhất.
Trong nguyên tác, vụ đánh tráo này là một ca đánh ghen của Bạch phu nhân (bạn Joel đã nói nhiều lần trong các bài trước rồi); trong phim thì khác, và người tàn nhẫn làm hành động đánh tráo đó không phải ai khác mà chính là bác Lý đáng kính. Ừ bác hiệp nghĩa, bác trọng tình bằng hữu, bác không muốn một đứa trẻ vừa ra đời đã gánh nặng hận thù, thế nên bác mang một đứa trẻ sắp chết, bị người ta vứt bỏ hoán đổi với con của bằng hữu bác, Bạch Thiên Vũ, và Hoa Bạch Phượng. Hành động của bác xin được phép nói thẳng là CỰC KỲ độc ác, một hành động mà Lý Tầm Hoan trong nguyên tác dù trải qua mấy kiếp cũng ngàn vạn lần không thực hiện. Bạn Joel gọi đó là tội ác vì những lý do sau:
- Lấy một đứa trẻ sơ sinh khỏi tay mẹ nó là điều tàn ác nhất, cả với đứa trẻ và với người mẹ, huống hồ đây còn là người mẹ có tình nhân, tức cha đứa bé, vừa chết tức tưởi, chỉ còn dựa vào đứa con làm động lực sinh tồn.
- Thế một đứa trẻ sắp chết vào vị trí đứa trẻ kia với suy nghĩ nếu đứa bé không còn, người mẹ sẽ không có công cụ báo thù, đồng nghĩa với việc bắt người phụ nữ vừa mất tình nhân phải trải qua nỗi đau mất con.
- Thấy một đứa bé bị bỏ rơi sắp chết đã không tìm cách cứu thì thôi mà còn nhẫn tâm lấy nó phục vụ mục đích của mình.
- Giấu một đứa trẻ sự thật về cha mẹ nó, rằng thật ra nó còn mẹ và mẹ nó không bỏ rơi nó, khiến nó vô tình mang tội bất hiếu.
- Khiến Diệp Khai sống trong u mê hết 20 năm và kết quả là dành tặng Tiểu Phó nhiều phát ngôn khiến fan nguyên tác nói chung và shipper Diệp Phó nói riêng tức muốn thổ huyết.
Hờ hờ, đây là bác Lý Hàng Xóm, Lý Láng Giềng nào đó chứ Lý Tầm Hoan cái nỗi gì (−_−;). Lý Tầm Hoan trong truyện không giấu Diệp Khai gì cả nhé—dạy võ công, cho biết thân thế, đồng thời dành bao năm tháng và tâm huyết để thằng bé thấm nhuần tư tưởng nhân ái hơn hận thù; làm thầy thì phải có tâm như thế mới được học trò kính trọng chứ làm thầy như bác có mà hỏng. Đã thế thì chớ, bác quăng cho thằng bé quả bom tạ “thân thế” cùng quả bom tấn Sinh tử kinh xong bác lại “Hoy đi nha” (thầy trò bác sao mà giống nhau), phủi áo ra đi như đúng rồi. Ơ này, bác còn nợ thằng bé còn lại trong màn tráo con cún blood này một lời xin lỗi đấy, chưa chi đã “lặn” rồi?! Sợ Lý Tầm Hoan thật kéo Tôn Tiểu Hồng và A Phi đến tính nợ à? (~_~;)
Đây không phải Lý Tầm Hoan!
Đây mới là Lý Tầm Hoan!
Biên kịch chắc là có thù oán sâu sắc gì với hai thầy trò ấy, thấy họ trong nguyên tác lấp lánh hào quang quá nên quyết tâm bôi cho thật bẩn đây. Hành vi này gửi đi gặp Sadako vẫn còn nhẹ, phải tặng vé một chiều đến trường tiểu học Tenji mới xứng tầm của biên kịch đại nhân.
(Nếu bạn không sợ máu và những thứ bầy nhầy, cứ thử google Corpse Party để thấy trường Tenji nhìn ra sao.)
—
Tân Biên Thành Lãng Tử đáng lẽ sẽ là một phim khá, chưa chắc xuất sắc nhưng hẳn là decent hơn cái nồi lẩu sắp thiu hiện tại: phim có đầu tư, chất liệu nguyên tác tốt, trang phục khá, đạo diễn tương đối có tiếng, dàn diễn viên hầu hết là (tôi nói là hầu hết) sắc cũng được mà diễn cũng OK. Tiếc là ngay từ đầu phim đã mắc sai lầm nghiêm trọng (mà fan nguyên tác nào cũng thấy nhưng đành lực bất tòng tâm): đó là thêm tình tay ba siêu cấp máu cún vào (chắc để bắt kịp xu thế phim bây giờ 囧rz) trong khi mạch tình cảm của nguyên tác rất thẳng, rất rõ ràng—ai có đôi có cặp thì giữ cặp của mình đến hết truyện, ai FA thì cứ vô tư, thoải mái… FA đến hết truyện. Kết quả của sự thêm thắt không cần thiết này là gì?
Là phim bị bôi ra lê thê đến 50 tập (bản của TVB có 20 tập mà đi vào trọng tâm hơn).
Là phim mang mác kiếm hiệp làm màu trong khi da thịt hết 8/10 là ngôn tình 4 xu (thương tình cho thêm 1 xu đó).
Là thay vì tập trung vào theme chủ đạo là hận thù và khán giả được thỏa sức “quay cuồng” với âm mưu thâm độc đến tận chương cuối giống như nguyên tác thì phim ngày càng lan man với vấn đề tình yêu tình báo đến mức người coi phim vì chất kiếm hiệp đành ngáp dài và tua hết nửa.
Là thay vì quan tâm đến diễn biến phim, số phận nhân vật, bi kịch thì câu hỏi thường nghe thấy ở các page là “Cuối cùng nam chính có về bên cái-người-được-cho-là-nữ-chính không?” – nghe thôi đã thấy ngán ngẩm.
Là thay vì đánh giá diễn viên qua khả năng diễn xuất và sự tận tụy với vai diễn thì một bộ phận chẳng bé người xem hùa vào chửi nhân vật rồi chửi lan qua diễn viên, phủi sạch bao công sức, mồ hôi người ta đổ vào từng khung hình chỉ vì “Sao anh dám tổn thương cái-người-được-cho-là-nữ-chính?” (ai đâm ai què chân??), “Sao cô dám làm tiểu tam giành nam chính với cái-người-được-cho-là-nữ-chính?” (chưa biết ai mới là kỳ đà phá tình yêu người ta à).
Tại sao nãy giờ bạn Joel lại dùng cụm từ vừa dài vừa lằng nhằng là “cái-người-được-cho-là-nữ-chính”? Bởi vì bạn Joel không thích gọi Mã Phương Linh là “nữ chính” vì chế chưa bao giờ là nữ chính, mặc kệ fan chế suốt ngày có một câu vọng cổ ca từ năm này sang tháng khác. Nói gì thì nói, Tân Biên Thành Lãng Tử có gốc từ Biên Thành Lãng Tử, mà Biên Thành Lãng Tử là tiểu thuyết kiếm hiệp, kiếm hiệp nhé, không phải ngôn tình; thời Biên Thành Lãng Tử được xuất bản, ngôn tình còn ở lỗ nẻ nào chẳng ai biết cả. Tiểu thuyết kiếm hiệp, hay ít nhất là tiểu thuyết kiếm hiệp của Cổ Long, hầu như không tồn tại khái niệm “nữ chính” nhé: chỉ có “nhân vật chính”, 95% là nam (tuy nhiên Đại Nhân Vật có nhân vật chính là nữ, Điền Tư Tư), còn là một bạn nam hay nhiều bạn nam thì hạ hồi phân giải. Nhân vật nữ, một nàng, hai nàng hay rất nhiều nàng, đều chỉ là love interest của bạn nhân vật chính thôi. Biên Thành Lãng Tử vốn có hai bạn nhân vật chính: Phó Hồng Tuyết và Diệp Khai, vai trò của hai bạn cân bằng, không ai lấn áp ai và mỗi bạn đều có bộ tiểu thuyết dành riêng cho mình. Dù là Thúy Nùng hay Đinh Linh Lâm cũng chỉ love interest của Phó Hồng Tuyết và Diệp Khai thôi, chưa ai gọi “nữ chính”, càng không đến lượt chế Linh nên fan chế thương ai-đồ mình thì thương “có tâm” chút nha, biết vị trí của nhân vật ai-đồ mình diễn nha, cứ huênh hoang la làng thì chỉ rước thêm gạch đá về xây đền cho ai-đồ thôi.
(Còn bạn nào mạnh miệng “kệ mợ nguyên tác, chỉ cần biết phim” thì thân ái tặng lại một câu: “Không có nguyên tác thì chẳng có phim; biên kịch tài hoa quá thì tự viết phim của mình đi, đừng dựa vào fame của nguyên tác để câu fan nguyên tác. Và nguyên tác đã tồn tại hai, ba chục năm nay rồi và nó sẽ tiếp tục tồn tại trong khi chưa biết bao lâu nữa phim nguội, người ta lại chẳng quên béng phim và ai-đồ của bạn.”)
Cái sai bự chảng nhất, khó nuốt nhất, khiến fan nguyên tác dễ tăng xông nhất chính là việc tung hê chế Linh, Mã Phương Linh, quá đà, thành ra nhân vật của chế còn đáng ghét gấp mấy lần nguyên bản. Trong nguyên tác, Mã Phương Linh là nhân vật bị anti dữ dội (vụ này cũng từng nói trong mấy post trước). Nếu tính kỹ, cô nàng cũng có chút xíu tốt (động lòng an ủi Tiểu Phó khi Tiểu Phó phát bệnh), cũng có chút xíu đáng thương (bị cha ruột bỏ con chạy lấy mình), có điều, chút xíu tốt ấy, đáng thương ấy không “đỡ” nổi tính cách và hành vi của Mã Phương Linh. Ngay mấy chương đầu, Mã Phương Linh xuất hiện trên lưng xích mã, phóng nhanh vượt ẩu trên con đường Biên thành bé tẹo, ai xui xẻo “cản đường” cô nàng sẽ được thân ái tặng một roi, nằm nhà dưỡng bệnh vài ngày. Các bạn thấy cây roi của chế Linh mấy tập đầu phim không? Lấy từ nguyên tác ra đấy. Tính hống hách bỏ qua một bên, điều khiến Mã Phương Linh bị fan nguyên tác ghét chính là sự lợi dụng người khác của cô nàng. Không ai nói cô nàng không được hận Phó Hồng Tuyết, cũng chẳng ai chửi cô nàng vì cô nàng muốn giết Phó Hồng Tuyết; người ta chửi Mã Phương Linh vì cô nàng dùng chút nhan sắc của mình đi “dụ dỗ” một số đàn ông qua đường, xúi người đó đi gây với Tuyết để bị ăn đòn (Tuyết trong truyện khó bắt nạt hơn Tuyết phim nhé). Cùng một mục tiêu là giết Phó Hồng Tuyết, bảo vệ cha mình là Mã Không Quần, Mã Phương Linh thì như thế, trong khi Thúy Nùng một thân một mình, chịu cực chịu khổ đi theo Tiểu Phó để tìm cơ hội giết Tiểu Phó. Cho nên đừng hỏi vì sao Mã Phương Linh thì bị ghét còn Thúy Nùng thì được khen.
Mã Phương Linh trong truyện như thế, còn Mã Phương Linh trên phim? Bạn Joel từng thấy có comment thế này: Mã Phương Linh đã thay đổi rất nhiều so với nguyên tác. Có thể chúng ta cảm nhận nguyên tác khác nhau (ấy là nếu chủ comment có đọc nguyên tác còn không thì…), nhưng bạn Joel có thể thẳng thắn nói chế Linh chẳng khác mấy nguyên tác đâu. Chế không xấu hoàn toàn, nhưng những mặt tốt của chế so ra quá bé bỏng và yếu ớt so với mặt khó đỡ. Chế vẫn hống hách như thường; Tiểu Phó cứu chế, chế bày trò bắt nạt người ta. Chế đối xử với người mà chế mở miệng gọi “chị” còn thua cả đối xử nô lệ: quăng tiền bắt chị mình hầu hạ mã nô, coi thường chị mình là “gái lầu xanh”, kể cả sau khi biết chị mình vì ai mà vào Vô Danh Cư, ra lệnh cho “đại ca SM” Công Tôn hành chị mình thừa sống thiếu chết hay bỏ lồng kéo đi xa (đi bán qua biên giới à 0_0). Chế làm vẻ yêu thương động vật nhỏ, không nỡ giết thỏ giết nai để ăn nhưng lại “nỡ” xem mã nô chơi trò “đấu trường sinh tử”, máu chảy đầu rơi. Đã vậy, chế trên phim còn có màn “gặp đâu cởi đó”; trước khi nhào vào Tuyết (ta nói, cảnh đó hệt như sói vồ cừu vậy, chẳng ra chút xíu tình cảm gì sất), chế từng có màn suýt cởi trước Diệp Khai (đang diễn vai Mộ Dung Minh Châu). Nếu không phải Diệp Khai không muốn bị vồ quân tử thì chẳng phải chế ôm hận ngàn thu à?! Chiêu này chế “thọ giáo” sư phụ Lâm Tiên Nhi hay sao mà trò muốn vượt thầy vậy??
Còn vụ lợi dụng người khác thì y nguyên tác nhé, chẳng sai tẹo nào. Bạn Joel ngồi xem phim với người nhà, và người nhà buột miệng phán: “Chuẩn bị kiếm đứa ‘úp sọt’ đây” khi chi tiết chế dính bầu xuất hiện. Thông cảm cho người nhà bạn Joel hay có comment đầy tính dân dã và gần gũi như thế lắm. Và chế chẳng phụ lòng người xem chút nào; quay đi quay lại, chế đã “úp sọt” được ngay Viên công tử ngây thơ ngơ ngáo. Bộ chế tính bắt con nhà người ta phải ngậm đắng nuốt cay nhận nuôi con của chế vô điều kiện à?! May mà còn Boss Hoa khai cmn sáng cho bạn trẻ non nớt kia (nhưng biết bị lừa một vố như vậy mà còn mở miệng ra “Mình lẽ ra rất vui vẻ” thì bạn Joel cũng đến chịu IQ của Viên công tử. Viên công tử, anh ăn gì để em cúng?).
Kế hoạch “úp sọt” Viên công tử thất bại, chế Linh quay qua Đinh “đại ca” và lần này chế có vẻ “đầu tư” hơn, biết chơi chiêu trò hơn. Nào nào, fan chế Linh khoan bênh chế đã, vụ chế nghe trộm chuyện Sinh tử kinh, vụ chế “vô tình” mặc áo của vợ Đinh đại ca, rồi chế “hăng hái” đòi tham gia kiếm trận của Đinh gia là gì? Thuyết âm mưu: chế cố tình muốn sảy thai để đường đường hoàng hoàng làm mợ cả nhà họ Đinh là có khả năng lắm chứ chẳng phải chuyện đùa đâu. Ai nói chế ngây thơ trong sáng thánh cmn thiện vô cmn tội là khinh thường tâm cơ cao ngất ngưởng của chế đấy nhá, chế giận à.
(Lại nói, IQ của nhà họ Đinh có vẻ thấp và nhạt dần đều, nhất là ông cả ~.~. Gọi nhà họ Đinh là đàn bươm bướm bảy màu cũng không sai đâu.)
Chế Linh chẳng khác mấy nguyên tác, cái khác chẳng qua là thái độ của các nhân vật khác đối với chế thôi. Như đã nói trong mấy bài trước, dàn chính phụ hầu như chẳng ai ưa chế. Vậy mà lên phim quả là vi diệu hết sức, từ người tự nhận bạn thân là Diệp Khai đến kẻ qua đường là Lộ Tiểu Giai ít nhiều cũng phải góp một câu bênh vực chế. Thế là thế nào? Quá hơn, bạn Diệp được cái hăng hái quá mức, bênh chế thì thôi đi, còn quay qua đe dọa, đòi giết người mà bạn Diệp mở miệng gọi “bằng hữu”. Chúc mừng chế, chế đã thành công đâm thủng chiến hạm Diệp Phó có tuổi đời dám còn hơn cả chế; fan gái sắp sửa “tôn” chế làm “trùm đục thuyền” rồi đấy.
Đúng là để tôn vinh chế Linh, biên kịch không tiếc chà đạp tất cả nhân vật khác. Nói đi, biên kịch là fan não tàn của chế Dư phải không?
Chế Linh phá game, phá cp còn chế Dư thì phá phim. Biên kịch phá một nửa vì tình tiết nhảm nhí, dài dòng, lôi thôi thì nửa còn lại phần chế Dư vì diễn xuất “quỷ khốc thần sầu” của chế. Chế đẹp, ừ thì đẹp, nhưng đẹp xấu còn ở mắt người nhìn nữa (với bạn Joel thì khuôn mặt chế khiến bạn không muốn nhìn), chế bo-đì chuẩn (nghe đồn chế từng là người mẫu… game), và chế đóng phim như uyển chuyển dạo sàn “mèo đi bộ” (catwalk). Trời ơi, 36 tập phim rồi mà chế chỉ có một biểu cảm cho MỌI tình huống—chế buồn cũng như chế vui mà chế sầu cũng không khác chế bực. Ây, đến bữa rồi bạn Joel xem đoạn Tiểu Phó mắng chế, và thay vì đau khổ và tức giận, chế mang một biểu cảm và thốt ra một giọng như… làm nũng, khiến bạn Joel đứng hình mất mấy giây khi nghe được. Ta nói, đổi lời thoại từ “Ta hận ngươi” thành “Ghét quá hà” nó cũng hợp chứ chẳng phải không. Diễn xuất của chế không thể gọi là “bình bông” đâu, vì bình sinh bạn Joel chưa thấy cái “bình bông” nào làm người ta ức chế, muốn tua nhanh như vậy. Nói cách khác, một cái “bình bông” đẹp còn khiến người ta ngắm lâu thật lâu (như mấy cái bình trong bảo tàng hay gallery ấy) chứ mà ngắm chế diễn thì người yêu phim thật sự chỉ muốn vái dài.
Em Tokiko là hình vẽ anime 2D mà còn có nhiều biểu cảm hơn chế Dư. Không, không phải em một mắt đâu, em một mắt là Yuki, em Tokiko còn 1/3 cái mặt ấy.
—
Tại sao Tân Biên Thành Lãng Tử sắp biến thành Tân Biên Thành Lãng… Nhách rồi mà bạn Joel vẫn cố đấm ăn xôi? Xin thưa là bạn coi diễn xuất của Zhu (Phó Hồng Tuyết), Yun (Thúy Nùng) và cách hai bạn trẻ này thể hiện cặp đôi khổ mệnh Phó Hồng Tuyết-Thúy Nùng. Nói ngắn gọn: xem Tuyết Linh, bạn Joel chỉ thấy đậu đen rau má chứ không cảm nhận được gì sất thì xem Tuyết Nùng, bạn thấy dạt dào cảm xúc lắm—phát biểu chân thật của một kẻ lâu nay chỉ toàn ship BL chứ chẳng đụng đến BG nữa rồi. Ngoài hai bạn trẻ này ra, Lộ Tiểu Giai và boss Hoa cũng là động lực cho bạn, dù screentime của hai vị này bị ăn chặn hết sức thê thảm.
Bạn chỉ có một ước muốn nhỏ bé thế này cho chuyện tình tay ba Tuyết-Nùng-Linh: một là học tập phim Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao có Chung Hán Lương và Trần Sở Hà, Tuyết có hắc đao là chân ái; còn không thì học tập Tình Định Tam Sinh cũng được, đầu mối của tình tay ba “tèo em” thì rắc rối được giải quyết nhẹ nhàng, êm thắm^^.
Rate this:
Just share, it's free!
- Tumblr
Related
Từ khóa » Thuý Nồng Phó Hồng Tuyết
-
[TBTLT] Phó Hồng Tuyết Yêu Mã Phương Linh Hay Thúy Nồng? - Lãnh
-
Phó Hồng Tuyết X Thúy Nồng CUT 2 [TBTLT] - YouTube
-
Phó Hồng Tuyết X Thúy Nồng - Tân Biên Thành 2016 - YouTube
-
Kênh Mỹ Nhân - Phó Hồng Tuyết X Thúy Nồng ( Tân Biên Thành ...
-
Cfs14786 "Xin Ném... - Confession - Ném đá Phim ảnh & IDOL
-
Fanfic Tân Biên Thành Lãng Tử – ĐAU THƯƠNG KHẮC CỐT GHI TÂM
-
Biên Thành Lãng Tử - Nhân Vật Bi Thương Nhất Trong Truyện Kiếm Hiệp
-
Biên Thành Lãng Tử - Hồi 08 - Truyện Kiếm Hiệp Hay
-
Tân Biên Thành Lãng Tử (2016) VS Nguyên Tác – 10 điểm Khác Biệt
-
Review Phim Tân Biên Thành Lãng Tử - ListPhim
-
(Biên Thành Lãng Tử) Phó Hồng Tuyết – Trên Bước đường Lãng Tử đi ...
-
Phim Hoa Ngữ: Khi Nam Thần Khóc, Chẳng Cần Gào Thét Cũng đủ Làm ...
-
Diễn Viên Phim Biên Thành Lãng Tử