Bulong Liên Kết Inox 316

Bulong Liên Kết Inox 316

  1. Đặc điểm của bu lông liên kết

1.1. Bu lông liên kết là gì?

Bu lông liên kết là loại bu lông có nhiệm vụ liên kết các chi tiết với nhau để tạo thành 1 hệ thống khối, khung giàn. Lực chịu tải chính trong các liên kết này là lực dọc trục mà không phải là lực cắt.

Bu lông liên kết chủ yếu được dùng cho các kết cấu tĩnh hay các chi tiết máy cố định, ít chịu tải động. Mối ghép bởi bu lông liên kết có thể tháo lắp được khi cần chỉnh sửa.

Bu lông liên kết rất đa dạng về hình dáng, kích thước và chủng loại nên có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc của nhiều mối ghép khác nhau. Các lĩnh vực cần sử dụng đến bu lông liên kết như: lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực cơ khí, lĩnh vực công nghiệp (sản xuất và sửa chữa ô tô, xe máy), thi công công trình đường sắt, công trình trên biển – đảo,…

Về vật liệu sản xuất, bu lông liên kết được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu của khách hàng: có thể là thép carbon thường, thép không gỉ inox, thép carbon cường độ cao, đồng,…Trong đó, các bu lông liên kết sản xuất từ kim loại màu hoặc hợp kim màu như nhôm, đồng, kẽm,…thường được ứng dụng nhiều cho ngành công nghiệp điện, hệ thống xử lý nước, chế tạo máy bay,…Còn các bu lông làm từ inox sẽ được ứng dụng chủ yếu trong các hạng mục yêu cầu tính thẩm mỹ cao nhờ khả năng chống ăn mòn hóa học, chống gỉ sét cao của vật liệu inox.

Bu lông liên kết còn được phân biệt thành 2 nhóm nhỏ theo công đoạn xử lý nhiệt:

– Bu lông không qua xử lý nhiệt: là bu lông thường hoặc bu lông cường độ thấp. Các loại thép dùng chế tạo bu lông thường có cơ tính tương đương, không cần xử lý nhiệt sau khi gia công mà vẫn đảm bảo đạt cấp bền 4.8, 5.6 và 6.6.

– Bu lông qua xử lý nhiệt: là các bu lông cường độ cao với cấp bền đạt 8.8, 10.9, 12.9. Người ta gia công bu lông liên kết bằng các loại thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc thấp hơn, sau đó tăng cơ tính bằng các phương pháp nhiệt luyện thích hợp để giúp bu lông liên kết đạt cấp bền cao hơn theo ý muốn.

Bề mặt bu lông liên kết có thể được xử lý bằng lớp mạ kẽm điện phân, mạ kém nhúng nóng, mạ đen, mạ cầu vồng nhằm tăng khả năng chống ăn mòn cho sản phẩm. Bu lông cũng có thể ở dạng thô, không mạ nhưng sẽ nhanh gỉ sét nếu phải làm trong điều kiện có hóa chất ăn mòn.

1.2. Các phương pháp chế tạo bu lông liên kết

– Bu lông liên kết thô: Bu lông liên kết thô được chế tạo từ loại thép tròn. Đầu bu lông được rèn hoặc dập nguội, dập nóng. Do được chế tạo bằng phương pháp thủ công nên loại bu lông này có độ chính xác không quá cao, được sử dụng chủ yếu cho các kết cấu bằng gỗ hay các liên kết không mấy quan trọng.

– Bu lông liên kết nửa tinh: Bu lông này được chế tạo gần giống với bu lông liên kết thô nhưng có gia công thêm phần đầu và các bề mặt trên mũ.

– Bu lông liên kết tinh: Người ta áp dụng phương pháp cơ khí để sản xuất bu lông liên kết tinh nhằm tạo ra sản phẩm có độ chính xác và sắc nét cao. Loại bu lông này thường dùng cho kết cấu thép, bê tông cốt thép trong công nghiệp.

– Bu lông kiên kết siêu tinh: Để sản xuất bu lông liên kết siêu tinh phải cần đến các phương pháp có yêu cầu cao về độ chính xác trong gia công cơ khí. Trong các mối liên kết đặc biệt, các ngành cơ khí với dung sai lắp ghép nhỏ thường sử dụng loại bu lông liên kết này.

  1. Đặc điểm của bu lông kết cấu

2.1. Bu lông kết cấu là gì?

Bu lông kết cấu là loại bu lông vừa phải chịu lực kéo cắt, vừa chịu tải dọc trục. Nó được sử dụng cho các chi tiết hoặc các kết cấu thường xuyên chịu tải động như chi tiết máy công nghiệp lớn, kết cấu khung, dầm,…

Tương tự bu lông liên kết, bu lông kết cấu cũng được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm: thép carbon thường, thép carbon cường độ cao, thép không gỉ inox. Bề mặt bu lông kết cấu cũng được gia tăng cơ tính bằng các hình thức: sơn, mạ đen, mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng.

2.2. Bu lông kết cấu trong kết cấu thép

Trong kết cấu thép, bu lông kết cấu bao gồm 3 loại khác nhau:

– Bu lông trong liên kết chịu cắt: Thân bu lông bị cắt, bản thép thành lỗ bị ép.

– Bu lông trong liên kết không trượt: Bu lông được siết chặt để tạo ma sát giữa các bản thép nhằm tránh trượt.

– Bu lông trong liên kết chịu kéo: Bu lông được siết đến lực lớn hơn lực nó phải chịu tải để các chi tiết cần liên kết không bị tách ra. Chẳng hạn như trong liên kết nối dầm của khung nhà, liên kết mặt bích,…

Bu lông trong liên kết chịu cắt và liên kết không trượt thường chịu lực vuông góc với thân bu lông, còn trong liên kết chịu kéo thì chịu lực dọc theo chiều bu lông.

HUYPHACO tự hào là nhà phân phối lớn các sản phẩm bu lông ốc vítchất lượng cao cho các công trình lớn nhỏ trên địa bàn cả nước. Với chất lượng đạt chuẩn và giá cả cạnh tranh, HUYPHACO đã trở thành thương hiệu uy tín nhiều năm trên thị trường trong nước, tạo dựng được niềm tin cho các nhà thầu và đối tác. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những công trình an toàn nhất, thẩm mỹ nhất và hoàn thiện nhất, đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm chi phí một cách tối đa cho công trình thi công.

Quý khách có nhu cầu tư vấn về sản phẩm hoặc có nhu cầu mua hàng, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Tên Công Ty: CÔNG TY TNHH TM DV CƠ KHÍ HUY PHÁT

Địa Chỉ: 32/4/8C Đường Số 12, P. Trường Thọ, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0919.25.84.48

Mail: kinhdoanh.cokhihuyphat@gmail.com

Từ khóa » Bu Lông Inox 316