Bụng Cồn Cào Là Do đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?

Nội dung chính
  1. Bụng cồn cào là bị gì?
  2. Nguyên nhân bụng cồn cào
    1. Thói quen ăn uống không khoa học
    2. Thường xuyên hút thuốc lá
    3. Căng thẳng thần kinh
    4. Viêm loét dạ dày tá tràng
    5. Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị
  3. Biện pháp khắc phục tình trạng bụng cồn cào
    1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học
    2. Thực hiện một số mẹo làm giảm triệu chứng tạm thời
    3. Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị
  4. Khi nào thấy bụng cồn cào cần đến gặp bác sĩ?
  5. Lời kết

Bụng cồn cào không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù vì bất cứ lý do gì thì không thể phủ nhận rằng bụng cồn cào luôn gây ra cho chúng ta cảm giác khó chịu, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và làm việc.

Bụng cồn cào là bị gì?

Bụng cồn cào là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Bụng bị cồn cào là gì?

Bụng cồn cào là triệu chứng phát sinh do dạ dày bị kích thích, tổn thương. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, kể cả lúc đói hay khi đã ăn no mà không có dấu hiệu báo trước.

Nguyên nhân bụng cồn cào

Thói quen ăn uống không khoa học

Thực tế cho thấy tình trạng cồn cào, nóng rát bụng, khó chịu, đầy hơi,...hay các vấn đề về tiêu hóa thường xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học như:

  • Ăn khi quá no hoặc quá đói
  • Bỏ bữa, ăn không đúng bữa
  • Ăn quá nhanh, nuốt vội
  • Dung nạp nhiều đồ hộp, thực phẩm cay nóng, chứa gia vị tiêu, tỏi, ớt hay chứa lượng lớn dầu mỡ, chất béo, thực phẩm lên men hay chứa nhiều muối như xúc xích, lạp xưởng, dưa cà muối,..
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia và các thức uống có cồn khác
  • Nằm ngay sau khi ăn hoặc làm việc, vận động mạnh gây tổn thương đến hệ tiêu hóa

Những thói quen này diễn ra trong thời gian dài còn là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,....và rất nhiều bệnh lý liên quan khác.

Thường xuyên hút thuốc lá

Hút thuốc lá ảnh hưởng tới phế quản

Hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa

Khói thuốc lá không chỉ gây hư hại phế quản và làm giảm chức năng hô hấp của phổi mà còn tác động tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất kích thích bên trong thuốc lá có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày. Đó là lý do người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ gặp hiện tượng bụng cồn cào khó chịu nhiều hơn và thường đi kèm với các triệu chứng đau thượng vị, nóng bụng, chướng bụng, ợ hơi,...

Căng thẳng thần kinh

Ít ai biết rằng yếu tố tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân gây bụng cồn cào. Căng thẳng ở hệ thần kinh trung ương có thể kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị và gây rối loạn chức năng ruột.

Chính vì vậy, những người thường xuyên rơi vào trạng thái stress, lo âu, mệt mỏi kéo dài thường thấy bụng cồn cào, nóng rát, đầy trướng, thậm chí là nôn hoặc buồn nôn sau khi ăn. Bên cạnh đó, các trường hợp có tâm lý căng thẳng cũng dễ phát sinh chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc ở dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non) bị viêm loét, tổn thương. Người bệnh thường cảm thấy bụng cồn cào,nóng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau thượng vị,… sau khi ăn.

Người mắc viêm loét dạ dày tá tràng nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày.

Nguyên nhân do loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân do loét dạ dày tá tràng

Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị

Một số loại thuốc điều trị bệnh có chứa corticoid, thuốc chống viêm NSAIDs, nhóm thuốc ức chế miễn dịch, thuốc trị bệnh gout,…có thể gây ra tác dụng phụ là khiến bụng cồn cào, khó chịu, buồn nôn,...đồng thời ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của hệ tiêu hóa.

Biện pháp khắc phục tình trạng bụng cồn cào

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học

Thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày, bụng cồn cào,...Vì vậy muốn khắc phục và ngăn ngừa tình trạng này bạn cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, gồm:

  • Ăn đúng bữa, không bỏ bữa, không ăn quá nhanh, quá no hoặc để khi quá đói mới ăn
  • Ăn chậm, nhai kỹ, cân bằng lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, không ăn quá nhiều trong một bữa thay vào đó nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giảm áp lực cho hệ tiêu hóa
  • Tránh ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo và nước ngọt có gas, rượu bia,…
  • Không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích
  • Không nằm ngay hoặc vận động mạnh sau khi ăn no
  • Tăng cường nhóm thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ quả tươi, sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Tránh thức khuya, tránh ăn đêm
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc
  • Tránh tinh thần căng thẳng, lo âu
  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe

Chế độ ăn uống khoa học, ăn đồ ăn dễ tiêu hóa

Chế độ ăn uống khoa học, ăn đồ ăn dễ tiêu hóa

Thực hiện một số mẹo làm giảm triệu chứng tạm thời

  • Uống nước ấm có thể làm dịu vùng niêm mạc bị kích thích và giúp trung hòa dịch vị dạ dày
  • Sử dụng trà hoa cúc có thể giảm nóng rát ở dạ dày và bảo vệ ổ viêm loét ở cơ quan tiêu hóa đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng dạ dày bị tổn thương và hạn chế nguy cơ xuất huyết tiêu hóa
  • Uống trà gừng, mật ong cũng là phương pháp để làm dịu triệu chứng bụng cồn cào
  • Nếu nóng ruột, cồn cào bụng do sử dụng rượu bia thì bạn có thể ăn vài lát bánh mì, vừa cung cấp năng lượng, vừa thấm hút dịch vị dạ dày giúp cơ thể dễ chịu hơn
  • Có thể uống nước ép từ rau xanh (cần tây, rau má) để giảm nhanh các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra

Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị

Như đã nói, một số loại thuốc trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ là kích thích dạ dày, bụng cồn cào, khó chịu,... Do đó, mọi người cần đặc biệt cẩn trọng, không được tự ý dùng thuốc, chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ cũng như dùng đúng hướng dẫn, đúng liều lượng.

Khi nào thấy bụng cồn cào cần đến gặp bác sĩ?

Hiện tượng bụng cồn cào có thể là phản ứng bình thường khi bạn ăn uống không khoa học. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, đặc biệt là cảm giác cồn cào vẫn còn sau khi ăn no và đi kèm với các biểu hiện đau đầu, khó thở, buồn nôn và nôn, chóng mặt, đuối sức, tiêu chảy, sụt cân đột ngột, ngủ không ngon,...Thì bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.

Lời kết

Hiện tượng bụng cồn cào gây ra rất nhiều tác động tiêu cực. Vì vậy mọi người cần nắm rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục để làm thuyên giảm các triệu chứng. Nếu cồn cào bụng xuất hiện thường xuyên đi kèm với các dấu hiệu đau bụng dữ dội, nôn mửa, chán ăn, sụt cân,...thì bạn hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

----------------------------

NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN

Website: https://nhathuocsuckhoe.com/

Hotline: 0901.666.300

Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại

Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa » Bụng Cồn Cào Sau Khi Uống Thuốc