Bụng Cồn Cào Nhưng Không Muốn ăn Là Tình Trạng Gì? - Genk STF

Bụng cồn cào nhưng không muốn ăn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
  • Tác giả:GenK STF
  • Ngày đăng:11/12/2021
  • Lần cập nhật cuối:11/12/2021
  • Số lần xem:487

Bụng cồn cào nhưng không muốn ăn khiến nhiều người khó chịu và lo sợ mình mắc phải căn bệnh nào đó. Vậy nguyên nhân của bụng cồn cào nhưng không muốn ăn là gì? Triệu chứng rao sao và làm sao để khắc phục hiệu quả. Những vấn đề này sẽ được Genk STF giải đáp chi tiết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Xem thêm:

  • VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
  • Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng?
  • Đau bụng vùng thượng vị – đừng chủ quan

1. Hiểu thế nào là bụng cồn cào?

Tình trạng bụng cồn cào thường bắt nguồn do dạ dày bị kích thích, dẫn đến tổn thương ở cơ quan này. Nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng khó chịu, buồn nôn.

bung-doi-con-cao
Bụng cồn cào thường do dạ dày bị kích thích

Bụng cồn cào thường xảy ra ở những người hay uống bia rượu và ăn đồ cay nóng thường xuyên hoặc những người ăn quá no nhưng mắc bệnh về dạ dày. Thế nhưng, trong một số trường hợp, bụng cồn cào không muốn ăn có thể khởi phát ở bất cứ lúc nào mà trước đó không có dấu hiệu báo trước.

2. Bụng cồn cào nhưng không muốn ăn có nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng bụng cồn cào nhưng không muốn ăn. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

2.1. Đồ ăn

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cảm thấy đói ngay cả khi bạn vừa mới ăn no xong. Điều này xảy ra do sự tương tác giữa nội tiết tố ghrelin và insulin. Nồng độ insulin quá thấp dẫn đến tình trạng hormone gia tăng báo hiệu cơn đói.

Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ ăn vặt không lành mạnh cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Khi nạp thức ăn chứa hàm lượng đường cao và giàu carbohydrate vào trong cơ thể sẽ làm gia tăng insulin đột ngột nhưng sẽ giảm đi nhanh chóng ngay sau đó. Vì vậy, não sẽ tăng tiết hormone ghrelin để cân bằng nội tiết, đồng thời gây ra cảm giác đói mặc dù bạn mới vừa ăn.

2.2. Uống ít nước

Nguyên nhân bụng cồn cào cũng có thể bắt nguồn từ việc bạn không nạp đủ nước vào cơ thể mỗi ngày. Thậm chí, khát nước quá lâu mà không bù lại kịp thời có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm như đau dạ dày, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, hay cáu gắt,…

2.3. Yếu tố môi trường

Cảm giác cồn cào cũng dễ đến khi chúng ta bị hấp dẫn bởi những hình ảnh trong lúc xem một video hay chương trình ẩm thực nào đó. Đặc biệt là lúc bạn ngửi thấy mùi đồ ăn thơm ngon khi đang làm việc hoặc đang đi chơi. Tuy chỉ là thoáng qua nhưng nó cũng đủ để gây ra cảm giác thèm ăn và đói bụng.

2.4. Do bị áp lực

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hầu hết những người thường xuyên gặp phải vấn đề stress, căng thẳng, thậm chí là hay suy nghĩ tiêu cực thì cơ thể của họ đều có cảm giác thèm ăn mọi lúc. Hiện tượng này xảy ra là do não bộ bị nhầm lẫn khi truyền tín hiệu gây nên tình trạng đói bụng, ngay cả khi dạ dày không có nhu cầu nạp thêm thức ăn.

2.5. Viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện tượng bụng cồn cào nhưng không muốn ăn cũng thường xuyên xuất hiện ở những người đang mắc căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Do lớp niêm mạc dạ dày và phần đầu ruột non bị tổn thương, viêm loét đã gây ra các triệu chứng như đau thượng vị, hay ợ chua, nóng bụng,… sau bữa ăn. Đồng thời, tạo cho chúng ta cảm giác đói.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì nên hạn chế hút thuốc lá, không ăn những thực phẩm cay nóng hoặc thức khuya để giảm thiểu tối đa tính nghiêm trọng của bệnh.

2.6. Do tác dụng phụ của thuốc

Bạn đang sử dụng loại thuốc chứa hàm lượng corticoid cao, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm không steroid hay thuốc trị bệnh Gout trong thời gian dài? Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khó chịu, cồn cào bụng, buồn nôn. Bởi cơ chế hoạt động của các loại thuốc này ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng cơ quan tiêu hóa. Do đó mà không tránh khỏi việc gặp phải tình trạng cồn cào, khó chịu.

2.7. Hút thuốc lá quá nhiều

Chắc hẳn nhiều người đã biết, khói thuốc lá gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và phế quản. Ngoài ra, các chất kích thích độc hại trong khói thuốc còn làm tổn thương cơ quan tiêu hóa của bạn.

Cụ thể, đối với những người thường xuyên hút thuốc lá hay hít phải khối lượng lớn khói thuốc lá thì dạ dày thường tiết nhiều acid và gây ra nhiều triệu chứng như: đầy trướng bụng, ợ hơi, ợ chua,… Chỉ khi bạn bổ sung thức ăn vào dạ dày thì cảm giác khó chịu mới thực sự dịu bớt.

3. Bụng cồn cào nhưng không muốn ăn cần làm gì để cải thiện?

Các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để khắc phục tình trạng bụng cồn cào nhưng không muốn ăn:

3.1. Ăn uống khoa học và đúng cách

Tập thói quen ăn uống đều đặn, đúng giờ không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt mà còn cải thiện được tình trạng khó chịu, cồn cào bụng một cách an toàn, hiệu quả. Trong trường hợp công việc bận rộn khiến bạn không thể dùng bữa đúng giờ, vậy hãy mang theo một vài đồ ăn nhẹ như hoa quả, các loại hạt để sử dụng những lúc cần thiết.

3.2. Sử dụng thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng

Để giữ nồng độ insulin trong máu luôn ổn định, tức là không quá cao cũng không quá thấp, cách tốt nhất là sử dụng những món ăn lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng. Thay vì ăn đồ ăn đóng hộp, bạn nên ăn nhiều trái cây tươi, đậu lăng, các loại thịt nạc, sữa ít béo,… luân phiên trong thực đơn hàng ngày.

Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, đường và carbohydrate như bánh mì hoặc mì gói. Đồng thời, tăng cường sử dụng dụng các chất béo có lợi bao gồm ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, bơ, dầu oliu,…

3.3. Hạn chế thực phẩm nhiều calo

Ăn những thực phẩm ít calo cũng là một cách giúp bạn đẩy lùi tình trạng bụng cồn cào, khó chịu. Bổ sung những thực phẩm có lợi như sinh tố, rau xanh, salad,… không chỉ giúp bạn lấp đầy chiếc bụng đói mà còn ngăn ngừa chứng béo phì vô cùng tốt.

3.4. Duy trì thói quen uống nhiều nước

Trung bình mỗi người trưởng thành cần uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại thức uống chứa nhiều chất kích thích, điển hình là trà và cà phê để tránh gây tình trạng mất nước.

3.5. Không thức khuya, ngủ đủ giấc

Để có một sức khỏe tốt, mỗi người chúng ta cần tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ. Một giấc ngủ lý tưởng thường kéo dài từ 7 đến 9 tiếng, đồng thời duy trì trạng thái ngủ sâu, như vậy mới mang lại chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế thức khuya nếu không muốn gặp tình trạng bụng cồn cào về đêm.

ngu-du-giac
Ngủ đủ giấc và có giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cải thiện bụng cồn cào, tốt cho hệ tiêu hóa

3.6. Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ

Trong bữa ăn, thay vì vừa xem phim, xem điện thoại vừa ăn thì chúng ta cần tập trung vào việc thưởng thức hương vị và kết cấu của từng món ăn. Hơn thế nữa, cách ăn cũng phải chậm rãi, nhai kỹ, tuyệt đối không ăn vội vàng. Điều này sẽ giúp thức ăn thấm đều các loại enzym, tạo điều kiện tiêu hóa tốt, đồng thời mang lại cảm giác lo lâu hơn.

3.7. Đánh lừa cảm giác

Trong trường hợp bạn cảm thấy bụng cồn cào ngay khi vừa ăn cách đó không lâu thì hãy áp dụng một số biện pháp đánh lừa cảm giác như: làm việc, đọc sách, nói chuyện cùng mọi người,… Như vậy, sẽ giúp chúng ta nhanh chóng quên đi cảm giác đói, đồng thời cũng là cách rèn luyện thói quen ăn đúng giờ.

3.8. Sử dụng thuốc đúng cách

Sử dụng thuốc đúng cách là một trong những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bụng cồn cào và tránh gây hại cho hệ tiêu hóa, dạ dày. Do đó, khi sử dụng thuốc, mọi người cần tuân thủ đúng nguyên tắc sau:

  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng mà chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ yêu cầu. Trong quá trình dùng thuốc phải dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, liệu trình.
  • Thay vì sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bạn nên dùng Acetaminophen nếu cơ thể đáp ứng với loại thuốc này.
  • Nếu thấy tác dụng phụ khi bắt buộc phải sử dụng NSAID trong thời gian dài hạn thì cần thông báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc để thay thế loại thuốc có ít tác dụng phụ hơn.
  • Trường hợp không thể thay thế được, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn để sử dụng phối hợp các loại thuốc với thuốc kháng acid nhằm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Để tránh kích thích lên niêm mạc dạ dày và thực quản khi dùng thuốc, bạn nên uống thuốc cùng với nước lọc từ 200 – 300ml.
  • Sau khi uống thuốc khoảng 30 phút cần tránh nằm ngay.

4.Bụng cồn cào như thế nào thì nên đi khám bác sĩ?

Bụng cồn cào trong một số trường hợp có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi bụng cồn cào kèm theo các triệu chứng dưới đây thì nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ:

  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Đuối sức
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Táo bón
  • Mất ngủ
  • Giảm cân đột ngột

Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ để đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng bệnh lý. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để mang lại hiệu quả cao nhất.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về bụng cồn cào nhưng không muốn ăn. Khi vấn đề đã được giải quyết chắc chắn mọi người đã yên tâm phần nào. Tình trạng này chủ yếu do ăn uống, sinh hoạt không điều độ nên chỉ cần điều chỉnh lại thói quen dinh dưỡng, sinh hoạt là sẽ cải thiện hiệu quả.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Từ khóa » Bụng Cồn Cào Nhưng Không Muốn ăn