Bụng Sôi ọc ọc Là Do đâu? Có Phải Bệnh Gì Không? Cách Khắc Phục ...

Nội dung chính
  1. Sôi bụng là gì?
  2. Bụng sôi ọc ọc là do đâu?
    1. Đói bụng
    2. Thực phẩm khó tiêu
    3. Thói quen ăn uống không lành mạnh
    4. Căng thẳng, stress
    5. Chứng không dung nạp lactose, fructose, gluten
    6. Bệnh về tiêu hóa
  3. Phân biệt sôi bụng sinh lý và sôi bụng bệnh lý
    1. Sôi bụng sinh lý
    2. Sôi bụng bệnh lý
  4. Một số triệu chứng sôi bụng kèm theo
    1. Sôi bụng kèm đầy hơi
    2. Bụng sôi đi ngoài lỏng, tiêu chảy
    3. Sôi bụng ọc ọc kèm buồn nôn
    4. Sôi bụng kèm đánh hơi nhiều
    5. Sôi bụng xì hơi nhiều kèm ợ nóng
    6. Sôi bụng ban đêm kèm ợ hơi, nóng rát thực quản
    7. Sôi bụng sau khi ăn kèm tiếng kêu sùng sục
  5. Sôi bụng kèm đi ngoài có bọt
  6. Cách chữa sôi bụng ọc ọc
    1. Chườm nóng
    2. Xoa bóp, massage bụng
    3. Chữa sôi bụng bằng củ riềng
    4. Chữa sôi bụng bằng gừng tươi
  7. Làm gì để không bị sôi bụng ọc ọc?

Chắc hẳn ai cũng đã từng bị sôi bụng ít nhất một lần, đặc biệt là khi đói. Vậy nếu trong trạng thái cơ thể bình thường mà bạn vẫn thấy bụng réo ọc ọc liên tục thì sao? Nguyên nhân do đâu? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì không?

Sôi bụng là gì?

Sôi bụng là hiện tượng thông thường, phát ra tiếng kêu từ trong ruột do nhu động ruột bị kích thích quá mức. Đó có thể là sự kết hợp các âm thanh tạo nên bởi nhu động của lòng ống tiêu hóa, thức ăn và hơi trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa.

Sôi bụng là gì

Bụng kêu ọc ọc bên phải

Bụng sôi ọc ọc là do đâu?

Bất kỳ ai cũng có thể nghe thấy tiếng bụng réo. Tình trạng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

Đói bụng

Khi dạ dày không có thức ăn để tiêu hóa, các hoocmon trong não sẽ kích thích ham muốn ăn, sau đó gửi tín hiệu tới dạ dày. Vì thế dẫn đến các cơ quan trong đường ruột co bóp liên hồi, tạo ra những tiếng sôi bụng.

Thực phẩm khó tiêu

Những thực phẩm như ngũ cốc, súp lơ, hành, tỏi, rau họ cải, khoai tây, hay các loại đậu,... chứa nhiều chất xơ và carbohydrate nên khó tiêu. Ngoài ra những món ăn chứa nhiều dầu mỡ cũng dễ gây tích khí trong đường ruột dẫn đến sôi bụng.

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Một trong những nguyên nhân bụng sôi ọc ọc nhất định phải kể đến là thói quen xấu khi ăn uống. Đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại bận rộn, vội vã thì điều này càng dễ xảy ra.

Ăn nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói, nuốt nhiều không khí khi ăn, vừa ăn vừa nằm, ăn xong nằm ngay, đi ngủ ngay, uống nhiều nước có ga, sử dụng đồ uống có cồn hoặc đồ uống có chứa caffein...gây khó tiêu, tích tụ khí trong dạ dày dẫn đến ợ hơi, thường xuyên sôi bụng.

Bụng kêu ọc ọc do thói quen ăn uống không lành mạnh

Bụng kêu ọc ọc do thói quen ăn uống không lành mạnh

Căng thẳng, stress

Có thể bạn không biết nhưng tinh thần căng thẳng, áp lực quá độ cũng là nguyên nhân gây nên những âm thanh khó chịu ở bụng. Căng thẳng quá độ làm ảnh hưởng tới sự co thắt của nhu động ruột, các cơ quanh thành ruột bị kích thích nên co bóp mạnh hơn dẫn tới sôi bụng.

Chứng không dung nạp lactose, fructose, gluten

Những người thiếu hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose, fructose, gluten sẽ có biểu hiện sôi bụng, tiêu chảy sau khi ăn các thực phẩm chức những chất này.

Bệnh về tiêu hóa

Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể gây sôi bụng thường xuyên hoặc kéo dài như đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh viêm túi thừa,...

Ngoài những nguyên nhân gây sôi bụng trên thì tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ việc bạn mặc quần quá chật, thắt lưng chặt tạo sức ép lên vùng bụng, chế độ ăn uống để giảm cân không khoa học, dị ứng thức ăn,...

Một số bệnh đường tiêu hóa có thể dẫn đến hiện tượng sôi bụng ọc ọc

Một số bệnh đường tiêu hóa có thể dẫn đến hiện tượng sôi bụng ọc ọc

Phân biệt sôi bụng sinh lý và sôi bụng bệnh lý

Sôi bụng sinh lý

  • Chỉ sôi bụng khi đói
  • Không kèm theo các triệu chứng khác
  • Không có cảm giác chán ăn, mệt mỏi

Sôi bụng bệnh lý

  • Sôi bụng bất cứ lúc nào
  • Sôi bụng kèm theo nhiều triệu chứng khác như đau bụng, ợ nóng, xì hơi, tiêu chảy,...
  • Có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn kèm theo những biểu hiện cụ thể của từng bệnh

Một số triệu chứng sôi bụng kèm theo

Sôi bụng kèm đầy hơi

Đầy hơi bắt nguồn từ hai nguyên nhân. Một là khi nhai nuốt thức ăn chúng ta đã nuốt một lượng lớn không khí vào (gồm oxi và nitơ). Hai là trong quá trình dạ dày xử lý thức ăn cũng sản sinh ra các khí hydrogen, methane, carbon dioxide.

Sôi bụng kèm đầy hơi có nghĩa là hệ thống đường ruột đang gặp vấn đề, không thể khiến các khí này thoát ra theo cách thông thường là xì hơi.

Bụng sôi đi ngoài lỏng, tiêu chảy

Đây có thể là triệu chứng ngộ độc thức ăn hoặc đường ruột bị nhiễm virus, vi khuẩn. Nếu gặp tình trạng phân lỏng, kèm nước và tần suất đi đại tiện nhiều thì có thể là triệu chứng của bệnh đường ruột như hội chứng ruột kích thích và rối loạn celiac.

Sôi bụng ọc ọc kèm buồn nôn

Dị ứng thực phẩm, ăn kiêng quá mức và xuất hiện các vết loét trong dạ dày, đại tràng sẽ gây sôi bụng kèm buồn nôn. Nếu bạn có triệu chứng như vậy thì nên đến gặp bác sĩ sớm nhé.

Bụng kêu ọc ọc buồn nôn

Bụng kêu ọc ọc buồn nôn

Sôi bụng kèm đánh hơi nhiều

Biểu hiện này có thể do hệ tiêu hóa hấp thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit hoặc thịt. Bên cạnh đó, sôi bụng xì hơi nhiều kèm theo nặng mùi có thể do xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết ruột hoặc do viêm loét đại tràng.

Sôi bụng xì hơi nhiều kèm ợ nóng

Ngoài sôi bụng ọc ọc, xì hơi nhiều thì bạn còn có thể gặp tình trạng ợ nóng, đi kèm với buồn nôn, khó chịu, đau quặn bụng. Lúc này có thể bạn đang gặp vấn đề về trào ngược dịch vị hoặc do hội chứng không dung nạp glucoten có trong tinh bột hay lactose trong sữa.

Sôi bụng ban đêm kèm ợ hơi, nóng rát thực quản

Hiện nay, rất nhiều người có thói quen xấu khi ăn uống như ăn xong nằm ngay, ăn khuya, ăn quá nhiều đồ ngọt dễ tới tình trạng sôi bụng về đêm.

Nếu sôi bụng đi kèm với các triệu chứng khác như ợ hơi, nóng rát thực quản hoặc đau vùng thượng vị thì có khả năng bạn đang gặp hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày.

Sôi bụng sau khi ăn kèm tiếng kêu sùng sục

Tình trạng này do chứng tăng nhu động ruột gây ra. Khi nhu động ruột co bóp thức ăn sẽ tạo ra những âm thanh ùng ục. Ngoài ra điều này cũng có thể liên quan tới các bệnh đường tiêu hóa như dị ứng thức ăn, viêm loét dạ dày,..

Sôi bụng kèm đi ngoài có bọt

Hiện tượng bụng sôi kèm theo đi ngoài ra bọt thường gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. chức năng đường ruột kém, hệ bài tiết và tiết niệu chưa hoàn chỉnh.

Nếu trẻ đi phân lỏng, có bọt và chất nhầy thì nhiều khả năng là do đường ruột đang bị kích thích, chưa tiêu hóa được hết lượng đường trong sữa.

  • Nhiễm khuẩn đường ruột: một số chủng vi khuẩn như E.coli, Campylobacter, Staphylococcus, Shigella, Salmonella,...có thể khiến trẻ bị đi ngoài có bọt. Trường hợp nghiêm trọng hơn bé có thể bị sốt.
  • Dị ứng sữa: trẻ bị dị ứng với thành phần lactose hoặc protein trong sữa dẫn đến biểu hiện sôi bụng, đi ngoài có bọt “xì xoẹt”
  • Trẻ bị hội chứng kém hấp thu các vi chất trong sữa, lượng dưỡng chất không được tiêu hóa hết sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể.
  • Do chế độ ăn uống của người mẹ: nếu mẹ thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng nhuận tràng thì khi cho con bú cũng có tác dụng tương tự với con, khiến bé đi ngoài nhiều, đi ngoài có bọt.

Cách chữa sôi bụng ọc ọc

Chườm nóng

Chườm nóng giúp bạn cải thiện tình trạng sôi bụng liên tục. Bạn có thể dùng túi chườm hoặc đổi nước nóng vào bình giữ nhiệt, bình thủy tinh hoặc thấm nước ấm vào khăn mềm rồi chườm lên rốn, hai bên sườn và khắp vùng bụng. Thực hiện trong 5 – 10 phút từ 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp bụng thoải mái hơn.

Xoa bóp, massage bụng

Cách chữa sôi bụng này giúp vùng bụng của bạn thoải mái và dễ chịu hơn. Hãy làm ấm hai lòng bàn tay (ma sát hai tay với nhau) áp lên bụng rồi xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Bạn cũng có thể thoa chút dầu nóng lên tay trước khi massage để tăng hiệu quả. Tuy nhiên chú úy chỉ thoa một chút, dầu nóng quá nhiều sẽ khiến da bỏng rát.

Xoa bóp, massage bụng

Bụng kêu ọc ọc vào ban đêm nhưng không đói, hãy massage bụng

Chữa sôi bụng bằng củ riềng

Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay ấm, giúp tăng cường chức năng tỳ vị, hỗ trợ cải thiện các bệnh về tiêu hóa rất tốt. Đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.

Cách thực hiện:

Cách 1: Lấy 20g lá lốt, 20g củ riềng rửa sạch thái nhỏ, hãm với nước sôi trong 20 phút. Uống nước này 3 lần/ngày

Cách 2: Riềng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi xay thành bột. Trộn bột riềng với mật ong, uống 3 lần/ngày sau bữa ăn

Chữa sôi bụng bằng gừng tươi

Gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn được ứng dụng phổ biến trong chữa bệnh theo Đông y. Nó có tính ấm, rất hiệu quả đối với bệnh cảm lạnh, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch

Cách thực hiện:

Cách 1: Cho vài lát gừng tươi hãm với nước uống như trà, có thể thêm một ít dầu bạc hà, uống từng ngụm nhỏ.

Cách 2: Cho vài lát gừng tươi, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong pha với nước ấm để uống.

Cách chữa bụng kêu ọc ọc

Cách chữa bụng kêu ọc ọc bằng gừng tươi

Làm gì để không bị sôi bụng ọc ọc?

  • Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sản sinh nhiều hơi như rau họ cải, các loại đậu, khoai tây, các loại gia vị như hành, tỏi,...Bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt: kẹo, bánh, sữa,...Nên bổ sung trái cây tươi, đặc biệt là sữa chua để tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ đường ruột và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Uống nhiều nước sẽ giảm bớt tiếng kêu “ngại ngùng” ở bụng, nước cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm đầy dạ dày đang rỗng
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh nói chuyện khi ăn để hạn chế lượng không khí nuốt vào sinh ra hơi
  • Tránh dùng đồ uống có cồn, nước ngọt có ga vì sẽ làm gia tăng lượng khí trong đường tiêu hóa.
  • Khi thấy cơ thể khó chịu và có dấu hiệu sôi bụng thì chỉ nên ăn nhẹ
  • Vận động nhẹ nhàng sau ăn để hỗ trợ tiêu hóa như đi dạo, thiền,.
  • Không nằm, không đi ngủ ngay sau khi vừa ăn xong
  • Không ăn quá khuya, không ăn quá no, tránh gây áp lực cho dạ dày mà nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, stress

Lời kết: Bụng sôi là hiện tượng sinh lý bình thường. Thế nhưng nếu bạn gặp tình trạng bụng sôi ọc ọc liên tục, đặc biệt là kèm theo nhiều triệu chứng khác thì hãy tìm gặp chuyên gia tư vấn để sớm biết nguyên nhân và khắc phục nhé! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!

----------------------------

NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN

Website: https://nhathuocsuckhoe.com/

Hotline: 0901.666.300

Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại

Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa » Sôi Bụng Ban đêm Là Bệnh Gì