Sôi Bụng Là Bệnh Gì? Thời điểm, đối Tượng Và Cách Chữa ... - Vinashin
Có thể bạn quan tâm
Sôi bụng là tình trạng khá phổ biến hiện nay mà ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chủ quan bỏ qua vấn đề này, tình trạng này có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe một cách nghiêm trọng vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Sôi bụng là bệnh gì?
Những tiếng kêu “ùng ục” phát ra từ bụng được gọi là tiếng sôi bụng, âm thanh này được tạo ra từ ruột do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn. Sôi ở bụng cũng là hiện tượng sinh lý bình thường của chúng ta và xuất hiện khi đói hoặc sau mỗi lần ăn. Tình trạng này tuy không làm ảnh hưởng tới sức khỏe những khiến bạn bị ngại và khó chịu.
Trong một số trường hợp, tình trạng sôi ở vùng bụng kèm theo một số triệu chứng khác có thể báo hiệu bạn mắc một số bệnh về đường tiêu hóa.
Dưới đây là một số căn bệnh có thể liên quan đến triệu chứng sôi bụng:
Rối loạn tiêu hóa
- Tình trạng sôi bụng có thể là biểu hiện của căn bệnh rối loạn tiêu hóa. Bệnh này có thể xuất hiện từ dị ứng thức ăn hoặc đường tiêu hóa đã bị nhiễm khuẩn. Bệnh cũng có thể bị khi bạn ăn uống không đúng cách gây nên.
- Một số biểu hiện như: đau bụng, đau dạ dày, rối loạn tiểu tiện và đại tiện, bụng sôi ùng ục theo từng cơn. Các cơn đau có thể dữ dội ở vùng bụng và lan ra các vùng xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số triệu chứng như chướng bụng đầy hơi và khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó chịu ở bụng.
Sôi bụng là biểu hiện bệnh đau dạ dày
- Tình trạng bệnh này có thể mắc phải khi bạn có thói quen, lối sống và chế độ ăn uống không được hợp lý khiến.
- Các biểu hiện như: Đau bụng, kèm theo hiện tượng bụng sôi, các cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi đói.
Bệnh viêm đại tràng
- Hiện tượng sôi bụng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng.
- Các biểu hiện như: đau bụng kèm theo các hiện tượng sôi ở bụng liên tục và các cảm giác chướng bụng. Xuất hiện các cơn đau âm ỉ sau khi ăn xong.
Bệnh đại tràng co thắt
- Bệnh này còn được gọi với tên khác là hội chứng ruột kích thích, đây là tình trạng suy giảm các chức năng của đại tràng.
- Các biểu hiện như: bụng sôi liên tục và kèm theo các hiện tượng đầy hơi, chướng bụng và tức vùng bụng.
Triệu chứng sôi bụng
Hiện tượng sôi ở bụng có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp:
Sôi bụng đầy hơi
Hiện tượng này xuất hiện rất phổ biến khi hơi trong lòng ống tiêu hóa phát ra kích thích nhu động của ruột. Gây ra các triệu chứng sôi ở bụng ùng ục kèm theo chướng bụng đầy hơi và luôn khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu. Một số trường hợp người bệnh còn có triệu chứng ợ hơi liên tục.
Sôi bụng tiêu chảy
Hiện tượng này xuất hiện sau mỗi bữa ăn và kèm theo một số biểu hiện khác như:
- Sôi ở bụng kèm theo các cơn đau quặn theo từng đợt, các cơn đau này sẽ tăng dần lên và khiến cho người bệnh bị chướng bụng.
- Chướng bụng, đầy hơi kèm theo ợ chua, rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn.
- Xuất hiện nhiều lần đau bụng và có cảm giác ở cổ bị vướng cái gì, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, môi và cổ bị khô, cơ thể bị thiếu nước và điện giải.
- Tình trạng sôi bụng tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiễm khuẩn, ăn uống mất vệ sinh, do bệnh lý.
Trên đây là 2 triệu chứng điển hình của chứng sôi ở bụng mà bạn cần phải biết, khi có những biểu hiện này cần đến gặp bác sĩ ngay để khám và có phương pháp điều trị tránh bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xem thêm: Bệnh trĩ là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa và cách chữa bệnh
Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều có nguy hiểm?
Tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều là hiện tượng khá phổ biến hiện nay, tình trạng này không quá nguy hiểm nếu như trẻ sơ sinh không có các triệu chứng bất thường khác.
Tình trạng này có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như:
Do trẻ sơ sinh đã bị dị ứng với sức công thức
Có rất nhiều loại sữa bột chứa nhiều đường lactose, đây là loại đường có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa của trẻ và gây ra tình trạng xì hơi, sôi bụng.
Do trẻ sơ sinh được mẹ cho uống nước trái cây sớm
Những loại nước trái cây đóng chai sẵn làm cho dạ dày của bé hoạt động quá sức và dễ gây ra nhiều khí hơn bình thường. Khi lượng khí này sinh ra nhiều sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, sôi bụng và xì hơi. Nhiều trường hợp trẻ gặp thêm các triệu chứng tiêu chảy, mệt mỏi làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do chế độ ăn uống của mẹ không được hợp lý
Chế độ ăn uống của mẹ trong thời gian cho con bú không đúng cũng có thể làm cho bé bị sôi bụng và xì hơi.
Do tư thế bú của trẻ
Việc bé bú không đúng tư thế sẽ làm bé nuốt phải nhiều khí, khi lượng khí vào bụng quá nhiều gây ra chướng bụng, đầy hơi. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm cho trẻ bị sôi bụng và xì hơi nhiều trong một khoảng thời gian.
Chính vì vậy, để giảm thiểu tình trạng sôi bụng xì hơi nhiều ở trẻ sơ sinh thì các bà mẹ cần phải chú ý tới nguồn sữa công thức cho bé. Trong quá trình cho trẻ bú cần chú ý tới tư thế, sau mỗi lần bé bú xong cần phải đặt bé lên vai và vỗ lưng để bé ợ hơi và thoát hết khí trong bụng ra ngoài.
Sôi bụng khi mang thai nguy hiểm không?
Sôi bụng khi mang thai là hiện tượng khá bình thường ở phụ nữ mang bầu. Hiện tượng này không quá nguy hiểm vì vậy bà bầu cũng không cần quá lo lắng nhiều làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này
Do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể: Trong quá trình mang thai hàm lượng nội tiết tố ở phụ nữ tăng cao làm thay đổi về tâm sinh lý và sức khỏe của bà bầu. Hiện tượng này cũng là suy yếu đi các hoạt động của nhu động trong hệ thống tiêu hóa đặc biệt là làm giảm đi lượng axit trong dạ dày. Điều này có thể khiến cho thức ăn không được tiêu hóa tốt dẫn tới tích tụ khí làm cho bà bầu luôn bị sôi bụng và xì hơi.
Sự phát triển của tử cung: Càng về sau của thai kỳ thì tử cung của bà bầu sẽ mở to hơn theo sự phát triển của thai nhi trong bụng. Chính điều này đã tạo sức ép lớn tới đường ruột và làm cho dạ dày tiêu hóa thức ăn châm đi và sinh ra rất nhiều khí.
Sôi bụng khi mang thai cũng có thể là do bà bầu ăn quá nhiều thức ăn dẫn tới tình trạng không tiêu hóa kịp và gây ra tình trạng sôi bụng.
Để giảm thiểu tình trạng này ở bà bầu thì có thể thực hiện theo một số cách sau:
- Trong bữa ăn nên chia thành nhiều bữa khác nhau để dạ dày không phải chịu áp lực nhiều.
- Uống nhiều nước sẽ giúp cho đường ruột được bôi trơn và tránh tình trạng táo bón.
- Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày.
- Nên nhai kỹ trước khi nuốt và trong bữa tối thì không nên ăn nhiều.
- Luôn giữ tâm lý thỏa mái.
Thời điểm hay bị sôi bụng cần chú ý
Dưới đây là một số thời điểm có thể khiến bạn bị sôi bụng:
Sôi bụng về đêm
Sôi bụng về đêm là tình trạng bụng chứa nhiều khí và thức ăn trong dạ dày tạo ra tiếng kêu ùng ục, Tình trạng này xuất hiện ở nhiều đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và tới người lớn, hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân như:
Sôi bụng về đêm ở trẻ nhỏ
Không dung nạp lượng lactose: trẻ được uống sữa nhiều trong khi cơ thể vẫn chưa có khả năng dung nạp được lượng đường lactose có trong sữa dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và gây ra hiện tượng sôi bụng mỗi đêm.
Cho trẻ uống sữa sai cách: pha sữa sai cách hoặc bình sữa không được vệ sinh, tư thế bú không đúng sẽ khiến cho trẻ nuốt phải nhiều hơi bên ngoài, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sôi bụng về đêm.
Sôi bụng về đêm ở người trưởng thành
- Do thói quen ăn uống không đúng như: không nhai kỹ trước khi nuốt, không tập trung khi ăn.
- Ăn tối quá muộn làm sai đồng hồ sinh học của hệ thống tiêu hóa.
- Sử dụng những đồ uống có chứa nhiều chất kích thích làm ảnh hưởng tới dạ dày.
Sôi bụng sau khi ăn
Tình trạng sôi bụng sau khi ăn là hiện tượng khá phổ biến. Hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn ăn quá nhiều thức ăn khiến cho hệ thống quá tải không tiêu hóa được hết và tạo ra nhiều khí. Khi khí không thoát được ra sẽ gây ra hiện tượng sôi bụng, ợ hơi.
Ngoài ra hiện này tượng cũng có thể do trong bữa ăn bạn sử dụng những loại đồ uống chứa cồn và gas, những loại đồ uống này sẽ tạo ra nhiều khí trong dạ dày và gây ra tình trạng sôi bụng sau khi ăn.
Bụng sôi sùng sục phải làm sao?
Để làm giảm đi tình trạng bụng sôi sùng sục thì bạn có thể thực hiện bằng một số cách sau:
Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày
Để cải thiện tình trạng này thì bạn cần phải thay đổi ngay chế độ ăn uống hàng ngày của mình như:
- Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn có thể sinh ra khí, hơi như cải xoăn, cải bắp, những loại thực phẩm có khả năng lên men như bánh mì. Ngoài ra cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt và hoa quả chín.
- Bổ sung cho cơ thể những loại rau xanh và những loại thực phẩm có công dụng chống đầy hơi.
Chườm nóng
Chườm nóng cũng được coi là phương pháp giảm tình trạng sôi bụng hiệu quả.
Xoa bóp và massage vùng bụng
Dây cũng là phương pháp được rất nhiều người sử dụng để làm giảm đi tình trạng khó chịu của bệnh. Để tăng độ hiệu quả bạn có thể thoa một chút dầu lên lòng bàn tay để tăng sự hiệu quả.
Ngoài các phương pháp ở trên bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc tây hoặc những bài thuốc nam để giảm triệu chứng này.
Tóm lại, tình trạng sôi bụng là hiện tượng cực kỳ phổ biến và không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe khi không có các triệu chứng khác đi kèm. Để hạn chế hiện tượng này khi thấy những biểu hiện của tình trạng này nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị sớm.
Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về hiện tượng sôi bụng, một trong những hiện tương khá phổ biến hiện nay. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết trên.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Tên của bạn (bắt buộc) Số điện thoại (bắt buộc) Nội dung câu hỏi
21 Tháng Mười, 2020Từ khóa » Sôi Bụng Ban đêm Là Bệnh Gì
-
9 Cách Cải Thiện Sôi Bụng Về đêm Nhanh Chóng
-
Lý Do Thường Hay Sôi Bụng Về Ban đêm Và Cách Khắc Phục
-
Sôi Bụng Về Đêm Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Và Điều Trị
-
Sôi Bụng Về đêm Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục
-
Lý Do Bạn Bị Sôi Bụng | Vinmec
-
Bụng Bị Sôi Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Chuyên Gia Giải đáp!
-
Nguyên Nhân Gây Sôi Bụng Về đêm Và Cách Khắc Phục
-
Ợ Chua Sôi Bụng Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Sôi Bụng Liên Tục Có Nguy Hiểm?
-
Vì Sao Hay Bị Sôi Bụng Vào Ban đêm? - AloBacsi
-
Lý Do Bị Sôi Bụng Về đêm Và Cách Chữa Trị Tốt Nhất
-
Sôi Bụng Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Bụng Sôi ọc ọc Là Do đâu? Có Phải Bệnh Gì Không? Cách Khắc Phục ...
-
Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Tiêu Chảy Trong “nháy Mắt”