BƯỚC 4: NÚT CHỜ LÀ CHÂN ÁI - Hà Chũn
Có thể bạn quan tâm
BƯỚC 1: THỨC ĐỦ THỜI GIAN THỨC
BƯỚC 2: ĐƯA CON VÀO MÔI TRƯỜNG NGỦ THÂN THIỆN
BƯỚC 3: WINDDOWN
Kịch bản của những bộ phim tâm lý tình cảm Mỹ, hay trong 100001 các video khoe con tự ngủ của các mẹ EASY, các mẹ thường thấy là sau bước 3 winddown – thậm chí có các mẹ còn không có cả bước 3 mà sau bước 2 quấn xong là các mẹ đặt phịch con xuống cũi – quay lưng, khép cửa và đi ra ngoài. Và thế là ông con loay hoay một hồi rồi chìm vào giấc ngủ.
Thực tế nó đúng khoảng 80% như thế, với các bé ĐÃ BIẾT TỰ NGỦ.
Còn với boss tại gia đình, những học viên mới toanh của giáo trình Tự Ngủ Từ Mới Đẻ thì câu chuyện có đôi phần khác biệt. Cũng giống như mọi bộ máy cơ học và sinh học khác trong cuộc đời, để khởi động máy ta luôn nghe thấy tiếng đề máy – rồ ga. Và các boss cũng không nằm ngoài qui luật ấy.
Vầng, con nhà người ta thì thế mà sao con mình thì sau bước 2 mẹ đặt con xuống, và một số trường hợp đặc biệt là ngay khi lưng boss chạm mặt đệm là miệng boss phát ra âm thanh mà tiếng còi tàu vào Ga Hàng Cỏ cũng phải hổ thẹn cúi nhường vị trí quán quân. VÂNG, CON CẤT LÊN TIẾNG KHÓC. Mẹ muốn điên luôn!
Lúc này là lúc mà cha mẹ thực hiện bước khó nhất của quá trình hướng dẫn con tự ngủ:
Bước 4: NÚT CHỜ
Nút chờ đơn giản là việc cha mẹ đặt chuông 5 phút từ lần khóc to đầu tiên của con và đứng ngoài của phòng chờ con HÁT bài ca xả stressssssss.
Đây cũng là bước mà nhiều mẹ sợ nhất và bị nhiều gia đình phản đối nhất: “chúng mày không có tim hay sao mà thấy con khóc không dỗ”????
Nhưng mà tại sao, tại sao phải chờ????
Bản năng làm cha làm me làm tai ù, mắt mờ và chân tay cuống quýt không còn biết trời đất gì nữa. Chỉ muốn có một cách nào đó để tắt cái ngay đài bất đắc dĩ kia, ngay lập tức, bởi vì tâm lý chung của các bậc cha mẹ thì tiếng khóc đồng nghĩa với không ổn – không tốt”
Nhưng Chũn tôi cũng nói thật với các mẹ, nuôi trẻ con mà nhà không tiếng khóc, đó là nhiệm vụ bất khả thi. Chắc chắn thế luôn. Những bé khóc nhiều để học kĩ năng sớm về tổng thể lại khóc ít hơn một tỉ lần so với các boss thiếu ngủ trường kì, ngày nào cũng gắt ngủ đấy, các mẹ có tin không?
Làm cách nào để dập tắt tiếng khóc gắt ngủ?
Dạ, bằng cách giúp con học tự ngủ, và giúp con ngủ đủ. Mà then chốt là nút chờ, để con được khóc và học cách tự NÍN.
Các cụ bảo, không bắt đầu sao biết có kết thúc được hay không?
Không bật đài sao học được cách tắt. Không để con khóc, sao học được cách dỗ nín hiệu quả và không để khóc lại quá nhiều vào lần sau, phỏng ạ? Nhiều lần khóc một chút tốt nhưng mãi không học được cách nín – hay – quan sát con khóc để mẹ con hiểu nhau để về lâu dài con ít dùng đến tiếng khóc, cái nào tốt hơn?
Bởi những ngôn ngữ cơ thể bản năng của con, chỉ tồn tại trong 3 tháng đầu đời. Nếu không được phản hồi, như nói chuyện với một người nói tiếng nước ngoài và không muốn hiểu mình, những cử chỉ này sẽ mất đi, và tất thảy gộp lại thành một tiếng khóc to và dõng dạc: “Tôi không ổn, làm gì đi!” Chính vì thế mình khuyến khích các mẹ áp dụng nút chờ từ 2-12 tuần.
Và cách để làm giảm TỔNG THỜI LƯỢNG KHÓC của con về lâu dài là thông qua việc giúp con chủ động, học tự ăn, tự ngủ và học cách kết nối với cha mẹ qua ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ bản năng của con. Chúng ta làm được điều này thông qua NÚT CHỜ.
Nút chờ có theo độ tuổi không?
Có chứ, quần áo giày dép còn có size nữa là NÚT CHỜ, phải không các mẹ?
Theo kinh nghiệm gần một thập kỉ nghiên cứu và hỗ trợ các boss sơ sinh tự ngủ thì Chũn tôi đã rút ra được một qui luật ít đau thương như sau:
Với bé 0-6 tuần, thời gian chờ để giúp bé vào giấc là 3-5 phút, tùy khả năng của mẹ và bé. Mẹ chỉ chờ một lần chờ duy nhất và sau đó vào hỗ trợ con tại cũi (khi con nằm trong cũi – mẹ không bế con lên) cho đến khi con ngủ hoặc bé ngủ được hơn 20 phút với một số bé nhạy cảm: vào giấc kém.
Với bé 6-8 tuần học tự ngủ, mẹ nên bắt đầu với phương pháp dành cho bé trước 6 tuần đó là 1 lần nút chờ và hỗ trợ đến khi con ngủ hẳn. Nếu sau 3-5 ngày mà không thành công, mẹ mới có thể chuyển sang ngưỡng hỗ trợ mới. Ở ngưỡng giảm hỗ trợ này thì mẹ thực hiện việc chờ theo thứ tự lũy tiến của cio có check, thời gian chờ TỪ THỜI ĐIỂM khóc mãnh liệt lần lượt là 3-5-7-10-10 phút hay 5-7-10-10… phút và giữa các lần chờ là 1-2 phút hỗ trợ bằng 4S hoặc 5S tại BƯỚC5.
Với bé trên 8 tuần học tự ngủ, mẹ nên bắt đầu với phương pháp dành cho bé trước 6 tuần đó là 1 lần nút chờ và hỗ trợ đến khi con ngủ hẳn. Nếu sau 3-5 ngày mà không thành công, mẹ mới có thể chuyển sang ngưỡng hỗ trợ mới. Ở ngưỡng giảm hỗ trợ mới này mẹ thực hiện việc chờ theo thứ tự lũy tiến của cio có check, thời gian chờ TỪ THỜI ĐIỂM khóc mãnh liệt lần lượt là 5-7-10-10… phút và giữa các lần chờ là 1-2 phút hỗ trợ bằng 4S hoặc 5S tại BƯỚC5.
Lưu ý 1: Mẹ chỉ nên hỗ trợ khi con khóc mãnh liệt – cao trào. Nếu bé rên rỉ - gọi là khóc mantra – niệm chú, thì mẹ không nên can thiệp. Tại sao? Vì lúc này bé đang bình tĩnh lại, và có thể rơi vào giấc ngủ, mẹ vào hỗ trợ có thể làm phiền, ngắt quãng quá trình tự ngủ tự nhiên của bé lúc này. Lưu ý 2: Để có thể thực hiện được việc chờ tăng dần như thế này, điều kiện tiên quyết nhất là con được sử dụng ĐẦY ĐỦ công cụ hỗ trợ: Quấn - Ồn trắng - ti giả. Nếu mẹ quyết định không sử dụng một trong các yếu tố trên, việc tự ngủ có thể thất bại hoặc mẹ cần thực hiện chờ và hỗ trợ toàn bộ thời gian vào giấc như với em bé 0-6 tuần.Một số ít các mẹ do nghiên cứu không đầy đủ từ các bước đầu tiên, đọc không đầy đủ thấu đáo về phương pháp mà cứ thể đặt con, không cần biết WT tối ưu, không công cụ hỗ trợ hoặc không winddown và để con khóc. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Một số khác rón rén dùng nút chờ duy nhất một lần, và sợ hãi khi con chuyển trạng thái gắt ngủ/hờn không dỗ nổi, và họ cũng không học được cách điều tiết các lần chờ, chưa trang bị một phương án rõ ràng. Một lần thử quá sợ rồi nghỉ hẳn. Đó là những trường hợp mà Chũn tôi gọi là nhanh – ẩu và hỏng. Hãy kiên nhẫn mẹ yêu nhé, thành công đến với những ai bền bỉ.
CATNAP
Thông thường các bé mới học tự ngủ thì con có thể dễ dàng tự đưa mình vào giấc trong chu kì ngủ đầu tiên (30-45 phút), nhưng bé gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển giao chu kì ngủ và ngủ sang chu kì tiếp theo. Vì thế hiện tượng thường gặp là các bé biết tự ngủ tốt nhưng vẫn chưa học được cách nối giấc. Để học được kĩ năng này, cha mẹ cần có sự kiên nhẫn chờ con biết vào giấc thành thục trong một trời gian dài, sau đó mới có thể học khả năng nối giấc. Đọc thêm về chủ đề này trong bài viết chia sẻ của mẹ Lan Hương ở phía dưới các mẹ nhé!
Nút chờ với những tác dụng khác – không phải chỉ để tự ngủ?
Nút chờ từ 0-19 tuần tối đa là 10 phút.
Nút chờ là thời gian cha mẹ Quan sát và tìm nguyên nhân bé khóc trước khi mời ti mẹ. Hãy đọc thêm về tiếng khóc trong Giải mã các tiếng khóc của bé sơ sinh, trong cuốn Nuôi con không phải là cuộc chiến.
Vâng, đúng rồi các mẹ ạ. Nút chờ là thời gian quan sát và giải mã tiếng khóc của bé. Nếu bạn không quan sát, cả vú lấp miệng em, mẹ sẽ không biết con muốn nói gì đâu.
Nút chờ là lúc câu giờ, để thực sự biết con đói trước khi can thiệp bằng bình sữa hay vạch ti cho con ăn :)). Con đói hơn một chút và biết về cảm giác đói!…. và học cách ăn no.
Nút chờ để biết con đau bụng, đầy bụng mà giải cứu boss chứ không nhồi thêm cho con bình sữa, để sau đó con lại nôn phụt ra cả đằng mũi.
Nút chờ để con học cách nhận ti giả. Hay để tìm cách tự thân vận động: tự tìm tay và tự cai ti giả?
Nút chờ để con tự cai quấn?
Nút chờ để con học cách tự ngủ?
Nút chờ để quan sát, biết con mệt mà cho con lên giường đi ngủ trước khi tiếng khóc trở thành TRẬN CUỒNG PHONG GẮT NGỦ….
Và quan trọng hơn, NÚT CHỜ là lúc con học cách nối giấc và ngủ giấc dài ban đêm!!!!!!
“Chúng ta đều biết rằng trẻ sơ sinh thường khóc một chút khi con học cách nối các chu kỳ ngắn của giấc ngủ. Chúng ta cũng đều biết rằng con gầm gè, rên rỉ như một con ếch khó tính nhưng thực tình mắt vẫn nhắm và con vẫn trong giấc ngủ. Vì thế khi con được một vài tuần tuổi, cha mẹ thường không chạy ngay lập tức vào phòng con ngay khi nghe thấy tiếng động. Đừng vội bạn thân mến ơi! Hãy dừng lại và chờ đợi một vài phút.
Cha mẹ dừng lại và chờ, để xem lần này con có tạo bước tiến vượt bậc, có thể tự kết nối giấc ngủ, tự chuyển mình từ chu kỳ ngủ này sang chu kỳ kế tiếp mà không cần sự trợ giúp được không. Nếu cha mẹ cứ liên tục can thiệp ngay lập tức mỗi khi bé trở mình, bé sẽ không có cơ hội để học, phát triển và thực hành kỹ năng này.
��Có thể bé nhà bạn chưa học được khả năng nối giấc. Nhưng nếu cha mẹ không dừng lại, chờ và quan sát, cha mẹ sẽ không bao giờ thể biết được là con có khả năng đó hay chưa, và có thể cái ngày bé học được kỹ năng ngủ dài sẽ chẳng bao giờ đến, nếu cha mẹ không tạo cho con điều kiện để phát triển tự thân. Bời con sẽ nghĩ là con cần cha mẹ để đưa con lại vào chu kỳ ngủ mới.”
Trích sách Đọc vị các vấn đề của trẻ – Tracy Hogg
Mình vẫn thường xuyên đọc được các mẩu tin, có những em bé đến hơn 1 tuổi, thậm chí trên 2 tuổi vẫn chưa có cơ hội được học ngủ qua đêm. Hàng đêm dậy, sục sạo tìm ti mẹ hoặc bình sữa nhiều lần đẩy cả gia đình đến tình trạng vài năm mất ngủ -> mệt nhoài như ngã cây xoài luôn!!!!!
Tóm lại là, việc có mặt ngay lập tức khi con ọ ẹ hay luôn luôn kè kè bên con mọi nơi, mọi lúc kể cả giấc ngủ có thể làm bạn cảm thấy mình là cha mẹ tận tâm, nhưng mặt khác bạn đang coi bé như một vật thể vô vọng không có khả năng làm được bất cứ một điều gì và tệ hơn, là chưa sẵn sàng để học và để phát triển.�
Khi thực hiện “nút chờ”, cha mẹ thực tế không phải chờ đợi quá lâu. Thường cha mẹ chỉ chờ khoảng 5 phút, có người chờ ít hoặc lâu hơn. Cha mẹ không để mặc cho con khóc. Nếu con tiếp tục khóc sau 5 phút, lúc này cha mẹ sẽ hiểu là con đang cần một điều gì đó từ người thân, và thường tiếp cận bé để tìm hiểu nguyên nhân, bế bé lên và xoa dịu bé.
Với các bé lớn hơn, nút chờ có thể kéo dài đến 10 phút cho mỗi lần dậy đêm!
Và với các bậc cha mẹ thực sự quan sát – lắng nghe tốt con của mình, họ có thể phân biệt được từng loại tiếng khóc của con: ví dụ khóc vì ướt bỉm sẽ rất khác khóc vì đói hay vì buồn ngủ. Khi cha mẹ nghe và hiểu được tiếng khóc này, cha mẹ sẽ không phải thực hiện nút dừng nữa, họ sẽ thay bỉm cho con”.
Gợi ý một số hoạt động cho mẹ để giết thời gian khi thực hiện nút chờ
Hẳn thời con gái, các mẹ để người yêu chờ 5 phút: cảm giác không là gì, yêu nhau có thể hy sinh, phỏng ạ? Ấy thế mà sao chờ con khóc 5 phút mà nó dài như cả một thế kỉ thế hả giời??? Nhiều mẹ con khóc trong phòng mẹ đứng ngoài cửa khóc đứng – khóc ngồi và tự tra tấn bản thân.
Hãy sử dụng thời gian thông minh đi các mẹ ơi.
Miễn là con nằm trong cũi an toàn, nếu có điều kiện thì gia đình lắp báo khóc – camera thì mẹ hãy dùng 5 phút này một cách bớt đau thương nhất.
Ví dụ:
- Mẹ dành thời gian đọc về tác dụng của Nút chờ: bài viết dài như dòng sông này cùng CHŨN.
- 5 phút là thời gian lí tưởng để tắm – gội đầu và sấy tóc nếu mẹ không kiêng cữ (thời nào rồi mà con kiêng các mẹ ơi, hãy cho con được hưởng một người mẹ thơm tho sạch sẽ đi nào!!!!). Tiếng nước chảy và tiếng máy sấy sẽ át đi tiếng còi trong cũi, và khi thời gian 5 phút đã hết, mẹ quay trở lại, xem camera – nghe báo khóc, chờ đợi đợt khóc cao trào tiếp theo để vào hỗ trợ con?
- 5 phút mẹ có thể rửa chóng vánh chậu bát đũa của bữa sáng
- 5 phút mẹ có thể hút bụi nhanh nửa gian nhà. Tiếng máy hút bụi không những giúp bé bớt căng thẳng mà con giúp mẹ nghe tiếng khóc với cường độ bớt hủy diệt hơn.
- Hay như cha mẹ trong bộ phim “The Let Down” nổi tiếng trong giới bỉm sửa, cả 2 vợ chồng đeo tai nghe cách âm và ôm nhau nhìn đồng hồ trong thời gian thực hiện NÚT CHỜ.
Sự sáng tạo là ở mẹ, những mẹ hãy nhớ rằng: con đang không đau đớn gì cả, và con đang có cơ hội để được học kĩ năng quan trọng nhất nhì của cuộc đời: kĩ năng nghỉ ngơi khi đã mệt.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÚT CHỜ – chia sẻ của mẹ Lan Hương/Kem Phạm
Xin chào anh em, những người đã và đang chiến đấu với hằng hà sa số các vấn đề liên quan đến ăn, ngủ, ị, đái của con. Hôm nay mình xin phép chia sẻ về chủ đề “nút chờ”. Xin nói qua một chút, mình có một em bé hơn 16 tuần tuổi, bé Kem theo easy từ 5w và có những tình trạng sau: 1. Catnap 100% giấc ngày 2. Dậy 30 phút sau khi vào giấc đêm 3. Đêm ngủ lục đục ko yênMình đã từng làm đủ mọi biện pháp Đông Tây y kết hợp với cúng (cúng thật đấy, mỗi lần về quê thắp hương cho Tổ tiên còn xin phù hộ độ trì cho con con hết catnap), rồi thì trò chuyện tâm sự với con “Kem ơi con đừng catnap nữa nhé”, xong mặc định con tự biết catnap là gì =))))
Nhưng mà vẫn ko xi nhê gì anh em ạ.
Cứ triền miên như thế đến nỗi mình quen cmnl rồi, tự nhiên có một ngày gió lộng con mình nó ngủ thẳng 2h, xong mình còn căng thẳng đi ra đi vô sờ… mũi xem con còn thở ko 😂 . Tất nhiên, chỉ một lần đó thôi… À, khoảng 3 tháng đầu chị chồng mình xuống chăm hai mẹ con. Tuy rằng chị ko dám phản đối việc mình nuôi con ntn, nhưng chị cũng ko vui vẻ lắm khi mình để con khóc, dù chỉ một chút. Thành ra mình bị tâm lý, nên cũng ko sử dụng nút chờ triệt để, kiểu thấy con khóc 1-3p xong chị cứ sốt ruột đi lại mình lại thấy nóng đít nên thôi vào hỗ trợ. Xong mình từng comment là “để nút chờ còn khó dỗ ngủ lại hơn”.
Nhưng không, những người anh em thân mến ạ, nút chờ là chân ái đấy.
Mình lờ mờ nhận ra khả năng siêu nhiên của nút chờ vào một ngày, chị đi ra ngoài. Xong mình thì mắc ị, đúng lúc đó nó catnap, khóc banh nhà. Nhưng “thuyền ra đến biển còn chìm- cứt ra đến đít biết kìm làm sao???” nên mình quyết định makeno. Và mặc kệ 10p thì nó ngủ lại, êm ru đến hết nap. Khi đó Kem Kem được 11w. Nhưng chỉ một lần đó thôi, khi chị lên rồi mình cũng kể lại, nhưng nút chờ cũng chỉ 3-5p là căng :)) Mình càng nhận ra ko có nút chờ khủng khiếp thế nào sau 1 tháng cho Kem về quê.
May mắn vẫn giữ được nếp và tự ngủ, nhưng hỡi ôi, vì ở quê mà, ông bà làm gì vui vẻ khi để cháu khóc, thế nên: catnap -> vào hỗ trợ, càng ngày càng khó ngủ lại. Dậy đêm 30p -> vào hỗ trợ, xong nó cứ dậy liên tục, và vì ko đc để cháu khóc nên mình phải ngồi bên Kem suốt, hậu quả là gì: suốt 1 tháng trời cứ lúc con lên giường là mình cũng phải lên giường theo vì con đã quen có mẹ ngay lập tức xuất hiện và vỗ về bế bồng cho con khỏi khóc, mẹ rời khỏi phòng cái là nó ré lên luôn, đêm ngủ mẹ nằm cạnh, hễ nó giãy hoặc ẹ ẹ là nhét ti vì nó mà khóc rống lên ông bà sẽ vào ngó, xong sáng hôm sau lại mắng nó hư thế ngủ ko ngoan, mình nghe mấy lời đó vô cùng khó chịu. Mà công nhận bọn này cứ như lắp cảm ứng vào đít mình ý anh em ạ, nhấc lên cái nó báo động đến não bộ chúng no, thế là dậy be be luôn. Thề với anh em là mình phải bế con đi tè bô khi ở nhà ông bà nội 😭😭😭
Sau khi được “giải thoát” xuống Hà Nội, khi này chỉ có hai vợ chồng với Kem, mình ngay lập tức dùng cio with check để chữa vụ bám mẹ của Kem và dùng nút chờ triệt để mỗi lần Kem dậy khóc. Ơn giời, chỉ sau 3 ngày Kem đã trở thành em bé thiên thần của mình, điều mà từ khi đẻ Kem ra mình chưa bao giờ được trải nghiệm. Kem ko còn catnap nữa, hoặc có cũng tự ngủ lại sau nút chờ, Kem cũng ít dậy 30p sau giấc đêm hơn, và ngủ đêm liền mạch ko dậy ọc ạch gì cả.
Thế nên, những người mẹ đang ngày đêm rên rỉ vì con catnap, vì con ngủ ko dài ơi, hãy kiên nhẫn và sử dụng nút chờ triệt để nhé. Chờ để con phát triển ổn định hơn, chờ để con học cách tự xoay sở để trấn an bản thân, và chờ để mẹ có thể làm nốt việc dang dở như đi ị hoặc nấu cơm chẳng hạn hihiHi vọng qua câu chuyện mình vừa bịa ra các mẹ sẽ thêm vững tin hơn về một tương lai tươi sáng, khi mà con ngủ vắt lưỡi và bố với mẹ nằm ôm nhau thực hiện nghĩa vụ dòng họ, tình cảm gia đình đi lên, vợ chồng thắm thiết.
Best wishes, Mẹ Kem
P/S: Tuy nhiên chúng ta cũng có một vài biện pháp khắc phục phần nào những vấn đề kể trên, mình xin kể qua những biện pháp mình từng dùng:
1. Catnap: Kem nhà mình khi đã khóc, mình vào vỗ shuu thường ko ăn thua, càng làm bạn ấy mất bình tĩnh hơn. Và bạn ấy thuộc tuýp người thích chuyển động, khi wd mình cũng đung đưa bạn ấy rất thích. Do đó sau nút chờ mình bế bạn lên cho bạn nín khóc, đung đưa nhè nhẹ cho bạn mềm người lim dim thì lại đặt, bạn ấy khóc thì thử nghiêng người vỗ mông, mời ti giả, ko chịu lại bế lên lặp lại các bước. Vào ngày thường khoảng 1-2 lần là bạn ngủ lại, vào ww thì khó hơn chút, có lần mình bế lên đặt xuống 15 lần, gãy cmn lưng và cũng hết cmn nao của bạn luôn 🤦♀️🤦♀️🤦♀️
2. Dậy 30p giấc đêm: dùng cio with check với các bạn lớn trên 15w, hoặc sau nút chờ thì cf, nhẹ nhàng đỡ hại thần kinh người mẹ. Các bạn nhỏ sẽ ko bị nhiễm thói quen xấu trong witch hour, nên khi bé bị dậy giấc đêm, có thể cho ăn sau đó bế trên tay một lúc để xuôi sữa rồi đặt ngủ.
3. Rem sáng: makeno, makeno và makeno. Thực sự ấy, cứ niệm chú kệ nó, ôm gối ra phòng khách mà ngủ. Kệ nó là cách nhanh nhất để nó vượt qua rem sáng.
Từ khóa » Cf Trong Easy Là Gì
-
Giải Thích Các Thuật Ngữ Trong EASY - POH Thai Giáo
-
THUẬT NGỮ EASY VIẾT TẮT - Tuổi Thơ Mới
-
Cf Trong EASY Là Gì
-
45p. Trong 1 Chu Kỳ Sẽ Gồm 1/2 Thời Gian Là Ngủ Sâu, 1/2 ... - Bé Yêu
-
Nguyên Tắc Cơ Bản Của EASY Và Các Thuật Ngữ - Kiều Liên
-
Tổng Hợp Thuật Ngữ EASY Dễ Dàng Cho Mẹ Tra Cứu - Bluecare Blog
-
CLUSTER FEED (ĂN BỔ SUNG) Nhiều Mẹ Chưa Hiểu Khái Niệm Này ...
-
Tổng Hợp Thuật Ngữ Valorant Dành Cho Người Mới đầy đủ Chi Tiết
-
CF Là Gì? Từ Viết Tắt, ý Nghĩa Của CF Trong Game Và Trên Facebook
-
Phương Pháp EASY - Rèn Thói Quen Ngủ Ngon Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Cio Trong EASY Là Gì - Thả Rông
-
[Easy] Quy định Mới Về Sản Phẩm CF Surrogate - MFast