Bước Chuyển Biến Quan Trọng Trong Việc Chuyển Hóa Từ Vượn Thành ...

Câu hỏi: 

Nội dung chính Show
  • Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng
  • III. Động lực thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
  • Video liên quan

Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người là?

A. từ Vượn thành Vượn cổ.

B. từ Vượn cổ thành Người tối cổ.

C. từ Người tối cổ thành Người tinh khôn.

D. từ Người hiện đại thành Người tinh khôn.

Đáp án đúng B.

Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người là từ Vượn cổ thành Người tối cổ, đi, đứng bằng hai chân, đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động, đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng

Sự xuất hiện loài người

Con người tiến hóa theo chu trình vượn cổ => người tối cổ => người tinh khôn.

Loài vượn cổ (khoảng 6 triệu năm trước)

– Có thể đi, đứng bằng 2 chân, dùng tay cầm, nắm, ăn hoa quả, động vật nhỏ.

– Xương hóa thạch ở Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.

* Người Tối cổ (4 triệu năm trước đây)

– Đi, đứng bằng hai chân, đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động.

– Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

– Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

– Di cốt ở Đông Phi, Gia va, Bắc Kinh, Thanh Hóa (tìm thấy công cụ đá).

–  Công cụ:

+ Sử dụng đá có sẵn làm công cụ lao động.

+ Ghè một mặt cho sắc  và vừa tay cầm, biết chế tác công cụ lao động –> đồ đá cũ sơ kỳ.

+ Biết giữ lửa và lấy lửa, làm chín thức ăn, cải thiện căn bản đời sống.

+ Qua lao động, bàn tay con người khéo léo dần, cơ thể biến đổi để có tư thế lao động thích hợp, tiếng nói thuần thục hơn.

+ Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần  theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình  đó là bầy người nguyên thủy.

* Người tinh khôn:

Người tinh khôn hay Người hiện đại (khoảng 4 vạn năm trước đây):

– Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.

– Xương nhỏ, bàn tay nhỏ, khéo léo, linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao,mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt, nên tư thế thích hợp với các hoạt động  phức tạp của con người.

– Ở  khắp các châu lục.

– Là bước nhảy vọt thứ hai, cùng lúc xuất hiện những màu da khác nhau (da vàng, đen, trắng) do thích ứng  lâu dài của con người với hoàn  cảnh tự nhiên khác nhau.

Chúng ta phát hiện những hóa thạch của những dạng người hiện đại, điển hình như người hang hùm Yên Bái. Người Kéo Lèng ở Lạng Sơn, Thung LangNinh Bình, Con Moong Thanh Hóa, Minh Cầm Quảng Bình. Mới đây nhất, vào năm 1968 một di chỉ mới là Sơn Vi thuộc Lâm ThaoPhú Thọ đã phát hiện với vô số cơng cụ đá như mảnh tước, rìu tay… Di chỉ này được các nhà khảo cổ học Việt Nam xếp vào hậu kì thời đại đá cũ hoặc đầuthời đại đá giữa. Nghĩa là tương đương với người Nêanđéctan cuối cùng hoặc những người tân cổ Crômanhông đầu tiên. Rất tiếc là di chỉ Sơn Vi này cũngchưa tìm được di cốt của con người. Với từng ấy tư liệu, tuy hãy còn nghèo nàn, song đó là những con én báohiệu một mùa xuân trong ngành cổ nhân học Việt Nam. Chắc là trong tương lai rất gần, với đã tiến chung của mọi ngành khoa học trong một nước Việt Namthống nhất.

III. Động lực thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vượn thành người.

- Đác-uyn đã có cơng lao lớn trong việc vạch ra được vị trí của con người trong giới sinh vật và mối liên hệ thân thuộc giữa con người và động vật caođẳng. Ông đã chỉ ra rằng người và người và vượn người hiện đại là con cháu của một giống vượn người hóa thạch. Tuy nhiên Đác-uyn vẫn khơng giải thích đượcmột cách triệt để vấn đề vì sao lồi người đã tự tách ra khỏi giới động vật và vì sao con người tối cổ lại chuyển biến thành con người hiện đại. Đặc biệt Đác-uynkhông thấy được sự khác biệt về chất giữa người và động vật. - Ăngghen đã giải quyết được một cách chính xác vấn đề nguồn gốc và sựphát triển của loài người. Trong tác phẩm nổi tiếng “tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người” viết năm 1876, Ăng-ghen đã nêu ranguyên nhân làm cho loài vượn biến thành người và động lực thúc đẩy q trình đó.Chính Ăngghen đã vạch rõ chỗ khác nhau căn bản giữa người và động vật là lao động “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loàingười, và như thế đến một nước mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người”1. “Có đặc điểm gì phân biệtđàn vượn và xã hội lồi người”. Đó là lao động. “Loài động vật chỉ lợi dụng tự nhiên bên ngồi và chỉ đơn thuần vì sự có mặt của mình mà gây ra những biếnđổi đó mà bắt tự nhiên phải phục vụ cho những mục đích của mình, mà thống trị tự nhiên. Và chính đó là chỗ khác nhau chủ yếu và cuối cùng giữa con người vàcác loài động vật khác, và một lần nữa cũng lại nhờ lao động mà con người mới có sự khác nhau đó”.Ăngghen đã miêu tả sự biến hóa từ vượn người thành người do tác dụng của lao động và trong quá trình lao động tập thể. Do chuyển xuống mặt đất,giống vượn người dần dần di chuyển bằng hai chân. Hai bàn tay được tự do và đảm nhận nhiều hoạt động khác. Trong đó có hoạt động chế tạo cơng cụ. Để cóđược bước biến chuyển này cần phải có một thời gian dài thì đơi bàn tay của vượn người mới được giải phóng và biết chế tạo ra được một cái dao bằng đáthô sơ nhất”. “Trước khi viên đá đầu tiên được bàn tay con người làm thành một con dao thì bao nhiêu thời đại đã trôi qua rồi, và so sánh với các thời đại đó thìthời đại lịch sử mà ta biết không thấm vào đâu cả. Những bước quyết định đã được hồn thành: bàn tay tự giải phóng; từ đấy nó có thể đạt được ngày càngnhiều những sự khéo léo mới, và sự mềm dẻo đã đạt được đó di truyền lại cho con cháu và cứ tăng lên mãi từ thế hệ này đến thế hệ khác. Như vậy, bàn taykhơng những là khí quan dùng để lao động mà còn là sản phẩm của lao động nữa”.Do bàn tay người phát triển, toàn bộ cơ thể của tổ tiên chúng ta cũng đã thay đổi do tác dụng của quy luật phát triển tương quan. Với sự phát triển củabàn tay và với quá trình lao động, tầm mắt con người được mở rộng. Trong các đối tượng tự nhiên, con người phát hiện ra những đặc tính mà trước kia chưabiết. Mặt khác, lao động đã tạo ra khả năng cho các thành viên xã hội liên kết chặt chẽ với nhau hơn, tương trợ và hợp tác thường xuyên hơn. Mỗi cá nhâncàng ngày càng có ý thức rõ rệt về lợi ích của sự hợp tác đó. Con người đi đến chỗ phải nói với nhau một cái gì đấy và nhu cầu đó đưa đến chỗ xuất hiện ngơnngữ “ngơn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cũng phát triển với lao động”.Lao động và ngơn ngữ đã kích thích sự phát triển của óc. Các giác quan cũng song song phát triển theo và đến lượt bọ óc và giác quan lại tác động trở lạilao động và ngôn ngữ. Thúc đẩy lao động và ngôn ngữ tiếp tục phát triển. Trong lời nói đầu quyển “Biện chứng của tự nhiên”. Ăng-ghen viết: “Chính từ ngày màsau khi đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh, bàn tay đã hoàn toàn trở thành khác với bàn chân và tư thế đứng thẳng được vững vàng chắc chắn hẳn rồi, thìcon người mới tách ra khỏi con khỉ và mới có cơ sở cho sự phát triển của tiếng nói có âm tiết và cho sự phát triển mạnh mẽ của bộ óc - sự phát triển từ đó đãlàm cho sự cách biệt giữa con người và con khỉ thành một sự cách biệt không thể vượt qua.Ăng-ghen đã miêu tả sự chuyển biến từ vượn thành người như vậy.KẾT LUẬNQua những bằng chứng khoa học đã nói ở trên có thể thấy q trình chuyển biến từ vượn thành người trên thế giới và ở Việt Nam trải qua một quátrình lâu dài, quanh co, phức tạp là nhờ vào quá trình chọn lọc tự nhiên. Và điều quan trọng hơn là nhờ vào quá trình lao động mà có bước nhảy vọt lớn lao thứhai để vượn người chuyển biến thành người” và ngày càng khác xa lồi vượn hơn với tư thế đứng thẳng, đơi bàn tay linh hoạt và bộ óc ngày càng hồn thiện,ngơn ngữ hình thành và phát triển..MỤC LỤC

Từ khóa » Bước Nhảy Vọt Thứ Hai Của Loài Người Sau Quá Trình Chuyển Biến Từ Vượn Cổ Thành Người Tối Cổ Là