Bước đầu Nghiên Cứu Công Thức Phối Chế Viên Nén Sủi Bọt Từ Bột ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Công nghệ - Môi trường
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC PHỐI CHẾ VIÊN NÉN SỦI BỌT TỪ BỘT CHANH DÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẬP THẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.51 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINHKHĨA LUẬN TỐT NGHIỆPBƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC PHỐI CHẾ VIÊNNÉN SỦI BỌT TỪ BỘT CHANH DÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁPDẬP THẲNGHọ và tên sinh viên: QUÃNG THỊ MỸ PHƯỢNGNgành: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨMNiên khóa: 2005 - 2009Tháng 08/2009 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC PHỐI CHẾ VIÊN NÉN SỦI BỌTTỪ BỘT CHANH DÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẬP THẲNGSinh viênQNG THỊ MỸ PHƯỢNGKhóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngànhBảo quản và Chế biến Nông sản Thực phẩmGiáo viên hướng dẫnThS. LƯƠNG HỒNG QUANGKS. PHẠM MINH TRUNGTháng 08 năm 2009i LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, con xin dành tình cảm cho gia đình, lời kính trọng sâu sắc nhấtđến Ba Mẹ. Sẽ khơng có đề tài này nếu khơng có sự nuôi dưỡng, dạy bảo, ủng hộ vàđộng viên từ Ba Mẹ và các anh chị - Những người thân yêu nhất của con.Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, cùng lời cảm ơn chân thành đến thầyLƯƠNG HỒNG QUANG, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ, độngviên, truyền đạt kinh nghiệm và đưa ra những lời khuyên vô cùng quý báu trong suốtthời gian em thực tập và bảo vệ đề tài.Cảm ơn thầy Phạm Minh Trung, thầy Nguyễn Trung Hậu vì sự giúp đỡ nhiệttình trong suốt quá trình vận hành và sấy phun bột chanh dây.Xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM,ban chủ nhiệm Khoa Công Nghệ Thực Phẩm đã tạo điều kiện tốt cho chúng em họctập và thực hiện đề tài. Cám ơn tất cả quý thầy cô của trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, của Khoa Công Nghệ Thực Phẩm vì sự tận tình giảng dạy và truyền đạt chochúng em vốn kiến thức trong suốt bốn năm đại học. Đồng gửi lời cảm ơn đến các cánbộ phòng Thí Nghiệm Kỹ Thuật Thực Phẩm đã tạo mọi điều kiện về trang thiết bị chochúng em tiến hành đề tài một cách thuận lợi.Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người bạn luôn có mặt,ln bên cạnh, giúp đỡ, động viên tơi những lúc khó khăn nhất trong suốt thời gianhọc tập cũng như thực hiện đề tài này. Cảm ơn các bạn!Thủ Đức, ngày 25 tháng 06 năm 2009.Sinh viênQuãng Thị Mỹ Phượngii TĨM TẮTĐề tài “Bước đầu nghiên cứu cơng thức phối chế viên nén sủi bọt từ bột chanhdây bằng phương pháp dập thẳng” được thực hiện từ ngày 15/04/2009 đến ngày15/07/2009 tại Phịng Thí Nghiệm Phân Tích Kỹ Thuật Thực Phẩm – Khoa CôngNghệ Thực Phẩm - Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, dưới sự hướng dẫn của thầyLương Hồng Quang – Thạc sỹ, giảng viên Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường ĐạiHọc Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Với mong muốn bước đầu thiết lập đượccông thức phối chế cho viên nén sủi bọt từ bột chanh dây đạt giá trị cảm quan tốt nhất.Nghiên cứu được thực hiện qua các bước với các thí nghiệm sau:- Thí nghiệm sơ bộ: Thử nén viên và đánh giá cảm quan sơ bộ với 4 loạiđường: sucrose, xylitol, sorbitol và Acesulfame-K. Chọn ra loại đường cho vị ngọtthích hợp, bề mặt viên đẹp nhất và viên ít hút ẩm nhất trong 4 loại.Kết quả: Đường xylitol cho kết quả tốt nhất trong 4 loại đường và được chọndùng cho các thí nghiệm tiếp theo.- Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của hai thành phần NaHCO3 và axit citricđến thời gian sủi của viên. Tỉ lệ 20 % NaHCO3 và 25 % axit citric được chọn vì chosản phẩm có vị khơng q mặn và thời gian sủi của viên vẫn đạt yêu cầu theo quyđịnh.- Thí nghiệm 2: Gồm 2 bước - Thí nghiệm thăm dị và thí nghiệm chính.Thí nghiệm thăm dị: Nhằm mục đích xác định khoảng giới hạn trên và dướicủa 3 thành phần chính là bột chanh dây, xylitol và maltodextrin để xây dựng cácnghiệm thức cho thí nghiệm chính nhờ vào phần mềm JMP 4.0. Khoảng biến thiên tỉlệ các thành phần được dựa trên kết quả đánh giá cảm quan sơ bộ của 5 cảm quan viênvà cho kết quả là:Bột chanh dây: 20 – 30 %Đường xylitol: 20 – 35 %Maltodextrin: 5 – 10 %Thí nghiệm chính: Thiết lập cơng thức phối chế viên nén sủi bọt cho giá trịcảm quan cao nhất bằng phương pháp thiết kế phối trộn (Mixture Design) của phầnmềm JMP 4.0.iii Kết quả xử lý của phần mềm JMP 4.0 cho thấy cả 3 thành phần khảo sát: bộtchanh dây, đường xylitol và maltodextrin cùng với sự tương tác của bột chanh dây vớihai thành phần còn lại là ảnh hưởng có ý nghĩa lên điểm cảm quan chung của sảnphẩm, trong đó ảnh hưởng của bột chanh dây là lớn nhất, kế đến là đường xylitol vàmaltodextrin.Sản phẩm đạt giá trị cảm quan cao nhất khi ba thành phần chính nằm trong cáckhoảng tỉ lệ tương ứng là:Bột chanh dây: 21,32 – 27,56 %.Đường xylytol: 19,76 – 24,44 %.Maltodextrin: 5 – 9,78 %.- Thí nghiệm 3: Nhằm tìm ra cách bảo quản ít ảnh hưởng nhất cho viên nén vềtrạng thái bề mặt (độ trơn bóng) và thời gian sủi của viên.Kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian sủi của viên tăng lên theo số ngày bảoquản. Phương pháp bảo quản: gói kín viên bằng một lớp giấy nhơm, cho vào ống nhựacó chứa túi hút ẩm và đậy kín nắp giúp viên nén ít bị ảnh hưởng về thời gian sủi cũngnhư về cấu trúc bề mặt hơn so với cách cho viên vào túi giấy bạc ghép kín mí.iv MỤC LỤCTrangTrang tựa...........................................................................................................................iLỜI CẢM ƠN..................................................................................................................iiTÓM TẮT...................................................................................................................... iiiMỤC LỤC .......................................................................................................................vDANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ixDANH SÁCH CÁC HÌNH..............................................................................................xChương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................11.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................11.2 Mục tiêu đề tài ...........................................................................................................2Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................32.1 Tổng quan về chanh dây............................................................................................32.1.1 Giới thiệu chung .....................................................................................................32.1.2 Tìm hiểu đặc điểm một số lồi chanh dây..............................................................42.1.3 Thành phần hóa học của quả chanh dây.................................................................42.1.4 Giá trị dinh dưỡng và công dụng quả chanh dây....................................................62.2 Tổng quan về viên nén và kỹ thuật sản xuất viên nén...............................................82.2.1 Giới thiệu về viên nén sủi bọt (Effervescent tablet)...............................................82.2.2 Cơ chế sủi bọt của viên sủi.....................................................................................82.2.3 Giới thiệu các loại tá dược dùng trong công thức viên nén – các phương pháp sảnxuất viên nén ...........................................................................................................92.2.3.1 Giới thiệu các loại tá dược dùng trong công thức viên nén ................................9a) Tá dược rã (Disintegrants)................................................................................9b) Tá dược dính (Binder)....................................................................................11c) Tá dược độn (fillers).......................................................................................11d) Tá dược trơn (Lubricants) ..............................................................................122.2.3.2 Giới thiệu các phương pháp sản xuất viên nén..................................................13a) Phương pháp tạo hạt ướt ................................................................................13b) Phương pháp tạo hạt khô................................................................................14v c) Phương pháp dập thẳng ..................................................................................142.2.4 Giới thiệu máy dập viên một cối ..........................................................................162.2.5 Giới thiệu về các chất sử dụng trong nghiên cứu sản xuất viên nén sủi bọt ........172.2.5.1 Axit citric...........................................................................................................172.2.5.2 Sorbitol ..............................................................................................................182.2.5.3 Xylitol................................................................................................................192.2.5.4 Maltodextrin ......................................................................................................212.2.5.5 Acesulfame-K....................................................................................................222.2.5.6 PEG 6000 (Polyethylen glycol 6000)................................................................232.2.6 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng viên nén sủi bọt.................................................23Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................243.1 Thời gian và địa điểm..............................................................................................243.2 Nguyên liệu và thiết bị sử dụng...............................................................................243.2.1 Nguyên liệu ..........................................................................................................243.2.2 Thiết bị thí nghiệm ...............................................................................................253.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................263.3.1 Quy trình sấy phun bột chanh dây........................................................................263.3.2 Quy trình sản xuất viên nén sủi bọt từ bột chanh dây bằng phương pháp dậpthẳng ...................................................................................................................283.3.3 Bố trí các thí nghiệm ............................................................................................303.3.3.1 Thí nghiệm sơ bộ: Lựa chọn loại đường sử dụng cho công thức phối chế viênnén sủi bọt từ bột chanh dây...............................................................................303.3.3.2 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ hai thành phần NaHCO3 và axitcitric đến thời gian sủi bọt của viên sủi..............................................................313.3.3.3 Thí nghiệm 2: Thiết lập cơng thức phối chế cho viên sủi .................................323.3.3.3.1 Thí nghiệm thăm dị........................................................................................32a) Thí nghiệm 2A: Xác định khoảng biến thiên thích hợp về tỷ lệ bột chanh dâytrong công thức phối chế viên sủi. .....................................................................33b) Thí nghiệm 2B: Xác định khoảng biến thiên thích hợp về tỷ lệ đường xylitoltrong cơng thức phối chế viên sủi. .....................................................................33vi c) Thí nghiệm 2C: Xác định khoảng biến thiên thích hợp về tỷ lệ maltodextrintrong công thức phối chế viên sủi. .....................................................................333.3.3.3.2 Thí nghiệm chính............................................................................................333.3.3.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của cách bảo quản đến trạng thái bề mặt vàthời gian sủi của sản phẩm viên nén sủi bọt từ bột chanh dây theo thời gian....343.3.3.5 Phương pháp dùng trong đánh giá cảm quan ...................................................363.3.3.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm kiểu khối cân bằng khơng đầy đủ - BIBD(Balanced Imcomplete Block Designs)..............................................................363.3.3.5.2 Phương pháp cho điểm chất lượng sản phẩm ...............................................383.3.3.5.3 Xác định hệ số quan trọng cho các chỉ tiêu cảm quan..................................383.3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................39Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................404.1 Kết quả thí nghiệm sơ bộ: Lựa chọn loại đường sử dụng trong công thức phối chếviên nén sủi bọt từ bột chanh dây. ...........................................................................404.2 Kết quả thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ hai thành phần NaHCO3 và axitcitric đến thời gian sủi bọt của viên sủi. ..................................................................424.3 Kết quả thí nghiệm 2: Thiết lập cơng thức phối chế cho viên sủi...........................444.3.1 Kết quả thí nghiệm thăm dị .................................................................................444.3.1.1 Kết quả thí nghiệm 2A: Khoảng biến thiên cho bột chanh dây ........................444.3.1.2 Kết quả thí nghiệm 2B: Khoảng biến thiên cho đường xylitol .........................444.3.1.3 Kết quả thí nghiệm 2C: Khoảng biến thiên cho maltodextrin...........................454.3.2 Kết quả của thí nghiệm chính...............................................................................454.3.2.1 Kết quả xử lý điểm cảm quan màu sắc..............................................................494.3.2.2 Kết quả xử lý điểm cảm quan mùi.....................................................................524.3.2.3 Kết quả xử lý điểm cảm quan vị........................................................................554.3.2.4 Đánh giá chung..................................................................................................584.4 Kết quả thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của cách bảo quản đến trạng thái bề mặtvà thời gian sủi của sản phẩm viên nén sủi bọt từ bột chanh dây theo thời gian.....62Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................685.1 Kết luận....................................................................................................................685.2 Đề nghị ....................................................................................................................69vii TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70PHỤ LỤC ......................................................................................................................72viii DANH SÁCH CÁC BẢNGTrangBảng 2.1: Thành phần cấu tạo quả chanh dây (quả chanh vàng). ..................................4Bảng 2.2: Thành phần các chất hiện diện trong 100 g dịch quả chanh dây tươi. ...........5Bảng 2.3: Thành phần các loại đường trong quả chanh dây tím và quả chanh dây vàng5Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam ruột quả chanh dây. ........................7Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm hai yếu tố cho NaHCO3 và axit citric. .............................32Bảng 3.2: Cách bố trí cho thí nghiệm bảo quản. ..........................................................34Bảng 4.1: Kết quả đo thời gian sủi trung bình của viên nén theo các mức tỉ lệ tươngứng của NaHCO3 và axit citric......................................................................42Bảng 4.2: Khối lượng và thành phần phần trăm của các thành phần trong viên sủi ....45Bảng 4.3: Chuyển đổi giá trị 3 thành phần chính dùng cho thiết kế phối trộn trongJMP................................................................................................................................46Bảng 4.4: Kết quả thiết kế phối trộn của phần mềm JMP 4.0 cho ba thành phần chínhtrong xây dựng các nghiệm thức thí nghiệm chính. .....................................47Bảng 4.5: Chuyển đổi tỉ lệ ba thành phần chính về khối lượng. ..................................48Bảng 4.6: Điểm trung bình hiệu chỉnh về chỉ tiêu màu của 9 nghiệm thức. ................49Bảng 4.7: Điểm trung bình hiệu chỉnh về chỉ tiêu mùi của 9 nghiệm thức. .................52Bảng 4.8: Điểm trung bình hiệu chỉnh về chỉ tiêu vị của 9 nghiệm thức. ....................55Bảng 4.9: Chuyển đổi hệ số quan trọng từ phần trăm sang điểm.................................58Bảng 4.10: Điểm cảm quan chung về ba chỉ tiêu của 9 nghiệm thức...........................58Bảng 4.11: Tỉ lệ phần trăm và khối lượng các thành phần trong viên sủi dùng trong thínghiệm 3.....................................................................................................63Bảng 4.12: Thời gian sủi trung bình của các nghiệm thức theo thời gian bảo quản. ...63ix DANH SÁCH CÁC HÌNHTrangHình 2.1: Hoa, lá và quả chanh dây tím .........................................................................4Hình 2.2: Sơ đồ máy dập viên một cối. ........................................................................16Hình 3.1: Quả chanh dây và bột chanh dây sấy phun. .................................................25Hình 3.2: Máy dập viên một cối và hệ thống chày - cối. .............................................25Hình 3.3: Quy trình sấy phun bột chanh dây................................................................26Hình: 3.4: Quy trình sản xuất viên nén bằng phương pháp dập thẳng.........................28Hình 3.5: Cách bảo quản các viên nén sủi bọt với hai dạng bao bì A và B. ................36Hình 4.1: Các viên nén thí nghiệm sơ bộ với ba loại đường........................................41Hình 4.2: Vùng thí nghiệm và sự phân bố các nghiệm thức của thí nghiệm chính đượccho bởi phần mềm JMP 4.0. .........................................................................47Hình 4.3: Các viên nén sủi bọt của 9 nghiệm thức của thí nghiệm chính. ...................48Hình 4.4: Quan hệ điểm cảm quan màu thực tế và đường thẳng dự đoán của phầnmềm JMP 4.0. ...............................................................................................49Hình 4.5: Ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát và tương tác giữa chúng lên điểm cảmquan màu.......................................................................................................50Hình 4.6: Tác động ba yếu tố khảo sát lên điểm cảm quan màu..................................51Hình 4.7: Các đường đồng mức ảnh hưởng các yếu tố khảo sát lên điểm cảm quanmàu................................................................................................................51Hình 4.8: Quan hệ điểm cảm quan mùi thực tế và đường thẳng dự đốn của phần mềmJMP 4.0. ........................................................................................................53Hình 4.9: Ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát và tương tác giữa chúng lên điểm cảmquan mùi........................................................................................................53Hình 4.10: Tác động ba yếu tố khảo sát lên điểm cảm quan mùi.................................53Hình 4.11: Các đường đồng mức ảnh hưởng các yếu tố khảo sát lên điểm cảm quanmùi..............................................................................................................54Hình 4.12: Quan hệ điểm cảm quan vị thực tế và đường thẳng dự đoán của phần mềmJMP 4.0. .....................................................................................................55x Hình 4.13: Ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát và tương tác giữa chúng lên điểm cảmquan vị........................................................................................................55Hình 4.14: Tác động ba yếu tố khảo sát lên điểm cảm quan vị....................................56Hình 4.15: Các đường đồng mức ảnh hưởng các yếu tố khảo sát lên điểm cảm quanvị.................................................................................................................57Hình 4.16: Quan hệ điểm cảm quan chung thực tế và đường thẳng dự đốn của phầnmềm JMP 4.0. ............................................................................................59Hình 4.17: Ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát và tương tác giữa chúng lên điểm cảmquan chung. ................................................................................................59Hình 4.18: Tác động ba yếu tố khảo sát lên điểm cảm quan chung. ............................60Hình 4.19: Dự đốn hệ số của phương trình hồi quy về điểm cảm quan chung từ phầnmềm JMP 4.0. ............................................................................................60Hình 4.20: Các đường đồng mức ảnh hưởng các yếu tố khảo sát lên điểm cảm quanchung. .........................................................................................................62Hình 4.21: Đồ thị so sánh thời gian sủi trung bình của các viên nén thuộc hai dạng baobì A và B tại cùng một thời điểm theo thời gian bảo quản ........................64Hình 4.22: Các viên nén sủi bọt của hai dạng bao bì A và B theo các ngày bảo quản.67xi Chương 1MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đềChúng ta đang sống trong thời đại mới, cuộc sống ngày càng bận rộn và tấtbật, con người phải chạy đua với thời gian. Và như một điều tất yếu, nhu cầu cuộcsống vì thế cũng tăng lên. Những sản phẩm tiện dụng, thiên về thực phẩm chức năngnguồn gốc từ tự nhiên, vừa cho giá trị dinh dưỡng vừa có tác dụng điều trị bệnh ngàycàng được quan tâm và chọn lựa. Theo dòng sản phẩm đó, với sự nổi trội như khảnăng dễ hấp thu, có tác dụng nhanh, cho hiệu quả cao lại đa dạng về mùi vị, thơmngon và dễ uống…mà sản phẩm viên nén sủi bọt ngày càng được sự yêu thích cũngnhư chọn lựa của đại đa số người tiêu dùng.Đáp ứng một phần của nhu cầu mà thị trường viên sủi hiện đa dạng với nhiềuloại cho nhiều công dụng khác nhau: viên sủi bổ sung vitamin và khoáng chất (Plusssz,My Vita, UPSA-C, Faba- Plus, Cadimin, Cadinutrivit…), viên sủi bổ sung canxi(Calcium Sandoz, Calcium Sumive-Slovakofarma…) hay viên sủi với công dụng giảmđau, chống rối loạn (Cadigesic, Cadirizin, Cinnatrizin 25…).Bên cạnh đó, chanh dây là loại quả mới, được chú trọng khai thác ở nước ta chỉtrong vài năm gần đây nhưng đã chiếm được sự ưa chuộng của đại đa số người tiêudùng nhờ vào màu vàng tươi hấp dẫn của dịch quả, vị chua ngọt và hương thơm rấtriêng. Đặc biệt hơn là công dụng điều trị bệnh do có chứa nhiều loại vitamin và sắc tố,cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng có hiệu quả tốt đối với các bệnh về tim mạch.Với ý tưởng xuất phát từ đặc tính tiện dụng và hiệu quả của sản phẩm viên nénsủi bọt cũng như nhằm khai thác hương vị mới lạ, hấp dẫn của quả chanh dây, chúngtôi đã tiến hành đề tài “Bước đầu nghiên cứu công thức phối chế viên nén sủi bọttừ bột chanh dây bằng phương pháp dập thẳng” dưới sự hướng dẫn của Th.SLƯƠNG HỒNG QUANG, thực hiện tại phòng Kỹ Thuật Thực Phẩm, Khoa CôngNghệ Thực Phẩm, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh với mongmuốn có thể góp phần đa dạng hóa dịng sản phẩm viên nén sủi bọt trên thị trường,1 thêm một loại sản phẩm mang hương vị mới có nguồn gốc tự nhiên, cũng như có thểphát huy cơng dụng điều trị bệnh từ loại quả mới này.1.2 Mục tiêu đề tàiĐề tài được thực hiện nhằm:● Bước đầu thiết lập công thức phối chế viên nén sủi bọt từ bột chanh dây. Tìmra cơng thức của viên sủi cho giá trị cảm quan tốt nhất.● Góp phần đa dạng về hương vị cho sản phẩm viên nén sủi bọt trên thị trường.Yêu cầu đặt ra cho đề tài- Thăm dị và chọn ra loại đường thích hợp dùng cho công thức phối chế viênnén sủi bọt từ 4 loại đường: sorbitol, sucrose, xylitol, acesulfame K.- Xác định được tỉ lệ hai thành phần NaHCO3 và axit citric cho thời gian sủi củaviên là tốt nhất.- Tìm ra được khoảng tỉ lệ phối trộn của 3 thành phần: Bột chanh dây, đườngxylitol và maltodextrin cho viên nén đạt tốt nhất về giá trị cảm quan.- Khảo sát ảnh hưởng của phương thức bảo quản đến cấu trúc bề mặt và tốc độsủi của viên nén. Từ đó chọn ra cách bảo quản tương đối hiệu quả cho sản phẩm.Nội dung cơng việc- Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tàinghiên cứu.- Xây dựng kế hoạch thí nghiệm.- Trang bị dụng cụ, hóa chất, sấy phun bột chanh dây phục vụ cho các thínghiệm.- Tiến hành các thí nghiệm, ghi nhận kết quả.- Xử lý kết quả thu được.2 Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Tổng quan về chanh dây2.1.1 Giới thiệu chungPhân loại khoa học của trái chanh dây:Giới (regnum): PlantaeNgành (divisio): MagnoliophytaLớp (class): MagnoliopsidaBộ (ordo): MalpighialesHọ (familia): PassifloraceaeChi (genus): PassifloraLồi (species): P. incarnata(Nguồn: Edward, 1999)Quả chanh dây cịn được gọi là lạc tiên, chanh leo, mát mát, mê ly…thuộc lồidây leo mảnh có quả mọng nhiều cùi thịt, lớp vỏ dày trơn hoặc nhăn nhẹ, hình ơ van,hình cầu hoặc hơi giống hình quả trứng. Khi cịn non nó có màu xanh lục, khi chín cómàu vàng, hồng hoặc tím, bên trong chứa rất nhiều hạt màu đen, thịt quả chua, có màuvàng sáng hoặc màu cam (Đinh Công Bảy, 2009).Cây được trồng nhiều ở các nước Nam Á, Châu Úc, các đảo trong Thái BìnhDương, châu Phi và Nam Mỹ. Ở nước ta chanh dây được trồng tập trung ở Đà Lạt,Lâm Đồng và rải rác ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như Cần Thơ, AnGiang, Kiêng Giang, Hậu Giang….Chanh dây là loài dễ trồng, ưa đất khơ ráo, cần ít nước, có thể sống được cảnhững nơi đất cát hay sỏi đá. Đây là loại rất có triển vọng trong tương lai nhất là ở khuvực các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nhờ khả năng chống chịu tốt trên vùng đấtphèn chua. Cây đạt độ trưởng thành ở 12 tháng tuổi, có thời gian thu hoạch khá rộng(từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm) và có thể cho trái kéo dài từ 5 - 6 năm.3 Hình 2.1: Hoa, lá và quả chanh dây tím2.1.2 Tìm hiểu đặc điểm một số loài chanh dâyHọ Passifloraceae hiện có hơn 400 lồi trong đó có ít nhất 50 loài ăn được. Hailoài phổ biến nhất hiện nay là chanh dây quả tím (forma eduli) và chanh dây quả vàng(forma flavicarpa), hai loài này phân biệt nhau về màu vỏ, thành phần hóa học và cảvề điều kiện sống (Jagtiani, 1988).Dạng trái tím: Vỏ trái màu tím đến tím sậm, trái nhỏ, thịt quả thơm màu camcho hương vị trái ngon nhất so với các loài khác.Dạng trái vàng: Vỏ trái màu vàng chanh, thịt quả màu cam, kích thước trái lớnhơn loại quả tím, lồi này có khả năng kháng bệnh và chống chịu côn trùng cao.2.1.3 Thành phần hóa học của quả chanh dâyBảng 2.1: Thành phần cấu tạo quả chanh dây (quả chanh vàng)Thành phầnTỷ lệ (%)Vỏ quả51Hạt11Dịch quả36(Nguồn: Jagtiani và Chan, 1988)4 ♦ Vỏ quả: Chứa khoảng 2,4 % pectin (14 % vật chất khơ).♦ Hạt: Chứa nhiều dầu béo, có thể cho đến 23 % dầu, sử dụng như các loại dầuthông thường. Thành phần chất béo trong hạt bao gồm: Palmitic (6,78 %), Stearic(1,76 %), Arachidic (0,34 %), Oleic (19,0 %), Linoleic (59,9 %), Linolenic (5,4 %).Ngoài ra, khi khảo sát bột hạt chanh dây xay thơ cịn cho thấy có sự hiện diệncủa: đạm (12 %) và chất xơ (50 – 55 %).♦ Thịt quảCác chất có trong 100 gam dịch chanh dây tươi được cho như Bảng 2.2Bảng 2.2: Thành phần các chất hiện diện trong 100 gam dịch quả chanh dây tươiThành phầnTỉ lệ (%)Nước78,43 – 85,24Protein2,04 – 2,84Chất béo0,05 – 0,16Tinh bột0,75 – 1,36Đường (sucrose, glucose, fructose)1,64Chất xơ4,57 – 7,13Phospho0,03 – 0,06Silic đioxit0,01 – 0,04Kali0,60 – 0,78Axit hữu cơ (citric và malic)0,15(Nguồn: Sakai, 1988)• Đường: Hàm lượng carbohydrate có trong ruột quả chanh dây chủ yếu làfuctose, glucose, sucrose tỉ lệ các loại đường này khác nhau giữa quả tím và quả vàng.Bảng 2.3: Thành phần các loại đường trong quả chanh dây tím và quả chanh dây vàngThành phần (%)Quả tímQuả vàngFructose33,529,4Glucose37,138,1Sucrose29,432,4(Nguồn: Sakai, 1988)5 • AxitChủ yếu là sự hiện diện của axit citric. Theo Sakai (1988), trong 100 gam dịchép của hai loại chanh tím và vàng sẽ gồm có các loại axit sau:Quả tím: Axit citric (13,1 g), axit malic (3,86 g), axit lactic (7,49 g), axitmalonic (4,95 g), axit succinic (2,42 g), axit ascorbic (0,05 g).Quả vàng: Axit citric (55 g), axit malic (10,55 g), axit lactic (0,58 g), axitmalonic (0,13 g), một ít axit succinic và axit ascorbic (0,06 g).• Sắc tốSở dĩ dịch quả chanh dây có màu vàng đẹp là nhờ sự hiện diện của các sắc tốthuộc nhóm carotenoid (alpha-carotene, beta-carotene, gamma-carotene).• Hợp chất dễ bay hơiN-hexyl-butyrate, N-hexyl-caproate, ethyl-caproate và ethyl-butyrate. Nhờtrong thành phần có chứa những hợp chất dễ bay hơi này mà quả chanh dây có mùithơm riêng đặc trưng (Ashurst và ctv, 1995).• EnzymeQuả chanh dây có chứa nhiều enzyme như polyphenol oxydase, catalase vàpectine methyl, các enzyme này chủ yếu hiện diện trong phần thịt quả…(Trích dẫn bởiNguyễn Duy Trinh, 2008).2.1.4 Giá trị dinh dưỡng và công dụng quả chanh dâyThành phần dinh dưỡng có trong 100 gam ăn được (cả phần cơm và hạt) củatrái chanh dây tím được trình bày trong Bảng 2.46 Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam ruột quả chanh dâyThành phầnHàm lượngNăng lượng90 KcalNước75,1 gProtein2,20 gChất béo0,70 gCarbohydrates21,2 gChất tro0,80 gCanxi13 mgPhospho64 mgSắt1,6 mgNatri28 mgKali348 mgVitamin A700 I.U.ThiamineMột ítRiboflavin0,13 mgNiacin1,50 mgAxit Ascorbic30 mg(Morton,1987)Hầu hết các chất dinh dưỡng của quả chanh dây tập trung ở phần áo hạt (dịchquả), phần hạt hầu như khơng có giá trị về mặt dinh dưỡng.Trái chanh dây không chứa cholesterol, giàu vitamin A và vitamin C, là nguồncung cấp kali và chất sắt dồi dào, nguồn chất xơ tuyệt hảo, giúp làm dịu các cơ đang bịcăng cứng. Vitamin C là chất chống ơxy hóa và chống viêm nhiễm. Do đó, khi dùngchanh dây có thể giảm được các triệu chứng hen suyễn.Vì là loại quả có nhiều chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa cácbệnh về tim mạch. Trong nước ép chanh dây có chứa chất alkaloids giúp hạ huyết áp,an thần, giảm đau, và chống lại tác động của các cơn co thắt.Trong thành phần quả chanh dây cịn có sự hiện diện của nhiều loại đường nênđây còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể.7 Chiết xuất của vỏ trái chanh dây vàng có thể chống lại các tế bào ung thư nhờvào 2 hoạt chất có nguồn gốc thực vật là carotenoids và polyphenols. Chiết xuất từ vỏtrái chanh dây tím giúp giảm được đến 75 % chứng thở khò khè ở những người bịbệnh hen suyễn và nâng cao khả năng hít thở (Đỗ Huy Bích, 2007).Hiện nay, trái chanh dây chủ yếu được ép lấy dịch dùng làm nước giải khát, chếbiến trong các dạng bánh ngọt, phối trộn vào kem, yaourt . Và do là loại quả có mùithơm nên chanh dây cịn được dùng làm gia vị trong các món nướng, pha các móncocktail hay cơ đặc thành dạng siro…Như vậy, chanh dây là loại quả có giá trị về mặt dinh dưỡng lẫn y học. Câychanh dây dễ trồng, có khả năng thích nghi và chống chịu tốt, phát triển được ngay cảtrên vùng đất phèn chua vì thế đây là loại cây rất có triển vọng trong tương lai nhất làtrong khu vực các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.2.2 Tổng quan về viên nén và kỹ thuật sản xuất viên nén2.2.1 Giới thiệu về viên nén sủi bọt (Effervescent tablet)Viên nén sủi bọt là dạng viên khi hịa tan sinh ra khí CO2 nhờ vào sự tác dụnggiữa một muối kiềm và một axit hữu cơ có trong thành phần của viên.Vì đây là dạng viên pha thành dung dịch hay hỗn dịch trước khi uống nên rấttiện dụng đối với những người bị bệnh khó nuốt, người cao tuổi và trẻ em. Song, dotrong thành phần có chứa tác nhân gây sủi (natri hydrocarbonat, natri carbonat, kalicarbonat…) nên dung dịch sau khi pha sẽ chứa một lượng lớn muối kiềm nên khôngdùng được cho người đang kiêng muối, người bị suy thận.So với viên nén thông thường, khi dùng viên nén sủi bọt có thể giảm được kíchứng niêm mạc cho một số dược chất do dược chất đã được pha loãng trước khi uống.Đồng thời, viên sủi lại được dùng với một lượng khá lớn nước nên đi nhanh qua dạdày làm tăng nhu động ruột, tăng hấp thụ thuốc. Lượng CO2 sinh ra còn giúp che dấumùi vị khơng thích hợp của các dược chất, làm tăng giá trị cảm quan (Võ Xuân Minh,2004).2.2.2 Cơ chế sủi bọt của viên sủiTheo Avani và ctv (2006), viên nén sủi bọt rã theo cơ chế sinh khí: Do trongthành phần của viên sủi có sự hiện diện đồng thời của hai loại tá dược rã: một loại axithữu cơ (axit citric, axit malic, axit tartaric,...) và một muối kiềm (natri carbonat, natri8 hydrocarbonat, kali carbonat,...), hai thành phần này trong môi trường nước sẽ tácdụng với nhau giải phóng ra khí CO2 làm cho viên rã nhanh chóng trong vịng 1 – 5phút.Phương trình phản ứng giữa hai tác nhân sủi NaHCO3 và axit citric:C3 H4(OH)(COOH)3 + 3NaHCO3 Ỉ C3H4(OH)(COONa)3 + 3H2O + 3CO2↑(Avani, 2006)Lượng tá dược rã sử dụng phải đảm bảo được năng lực sủi bọt của viên. Ngườita thường cho tỷ lệ thừa axit so với muối kiềm sau phản ứng sủi bọt nhằm tạo vị chuacho thuốc dễ uống. Axit hữu cơ và muối kiềm là hai tác nhân sủi rất dễ hút ẩm, vì thếđể đảm bảo tuổi thọ viên sủi phải được bào chế trong điều kiện khí hậu có kiểm sốt,đặc biệt là độ ẩm tương đối không vượt quá 40 % (lý tưởng nhất là khoảng 25 %),nhiệt độ khoảng 25 oC. Nếu độ ẩm cao, phản ứng sủi bọt có thể xảy ra ngay trong quátrình bào chế (Võ Xuân Minh, 2004).2.2.3 Giới thiệu các loại tá dược dùng trong công thức viên nén – Các phươngpháp sản xuất viên nén2.2.3.1 Giới thiệu các loại tá dược dùng trong công thức viên nénThành phần viên nén có chứa nhiều loại tá dược và hầu như tất cả chúng đềuảnh hưởng đến sinh khả dụng của viên ở những mức độ khác nhau. Vì vậy, việc hiểubiết về tính chất hóa, lý, đơi khi cả tính chất sinh học của các tá dược là yếu tố quantrọng khi nghiên cứu và xây dựng công thức cho viên nén.a) Tá dược rã (Disintegrants)Theo Võ Xuân Minh (2004), tá dược rã có vai trị làm cho viên rã nhanh, rãmịn, giải phóng tối đa bề mặt tiếp xúc ban đầu của các tiểu phân dược chất với mơitrường hịa tan, tạo điều kiện cho q trình hấp thu dược chất về sau.Theo Raymond Mohrle (1989), trong viên nén sủi bọt các loại muối kiềm vàaxit hữu cơ được xem là tá dược gây sủi vì trong môi trường nước hai loại tá dược nàysẽ tác dụng với nhau sinh ra khí CO2.9 ¾ Muối kiềm• Natri bicarbonat (natri hydrocarbonat, NaHCO3)Natri bicarbonat là một muối kiềm yếu có khả năng hịa tan hồn tồn trongnước. Natri bicarbonat có pH = 8,3 trong dung dịch có nồng độ 0,85 %.• Natri carbonat (Na2CO3)Natri carbonat cịn được gọi là bột soda, ngồi tác dụng là nguồn sinh khí CO2thì Na2CO3 cịn là một tác nhân kiềm hóa tốt do có pH cao (pH = 11,5) trong dung dịchnồng độ 1 %. Natri carbonat cũng thể hiện vai trò là chất ổn định khi được kết hợptrong công thức viên sủi do khả năng hút ẩm, ngăn cản phản ứng sủi bọt xảy ra. Vìvậy, natri carbonat dạng khan thường được sử dụng nhiều hơn dạng ngậm nước.• Kali bicarbonat và kali carbonatCả hai dạng muối trên đều được sử dụng trong công thức viên sủi, đặc biệttrong trường hợp lượng ion Natri cần phải được giới hạn đối với những người bị suythận. Khả năng hòa tan của hai muối này tốt hơn hai loại muối natri. Tuy nhiên, giáthành của chúng khá cao.Ngoài ra, natri sesquicarbonat, natri glycine carbonat cũng được sử dụng trongcông thức viên sủi nhưng giá thành của các tá dược ny li khỏ t.ắ Axit hu cã Axit citricAxớt citric là một axít hữu cơ yếu hịa tan tốt trong nước, là nguồn nguyên liệukhá phong phú và không đắt tiền vì thế được sử dụng phổ biến, tuy nhiên chất này rấtdễ hút ẩm.• Axit tartaricCũng thuộc nhóm axit hữu cơ yếu, so với axit citric khả năng hòa tan của nó tốthơn nhưng lại dễ hút ẩm hơn. Vì axit tartaric là một axit dicarboxylic trong khi axitcitric là một tricarboxylic vì thế nếu sử dụng axit tartaric phải dùng với một lượngnhiều hơn để tạo ra dung dịch có độ axit tương đương như khi dùng axit citric.Bên cạnh đó, một số axit hữu cơ khác như: axit malic, adipic và axit succiniccũng được sử dụng làm tá dược rã trong viên nén sủi bọt. Các loại axit này ít hút ẩmhơn nhưng khơng được sử dụng phổ biến do có tính hịa tan yếu hơn axit citric ngay ởnhiệt độ thường.10 b) Tá dược dính (Binder)Sự hiện diện của tá dược dính trong cơng thức sẽ giúp cho các tiểu phân liên kếtlại với nhau, tạo thành hạt hoặc viên có độ cứng thích hợp. Có thể dùng dưới dạng bộtmịn, pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch, dạng dùng chủ yếu phụ thuộc vào phươngpháp sản xuất, vào tính chất lý hóa của hóa chất. Tá dược dính có ảnh hưởng trực tiếpđến khả năng rã và giải phóng dược chất của viên nén. Vì thế phải thận trọng khi lựachọn tá dược dính phải đảm bảo đúng loại, đúng lượng tá dược khi dùng.Một số tá dược dính phổ biến thường được sử dụng như:• Glucose: Được dùng dưới dạng bột mịn trong phương pháp dập thẳng.• Methyl cellulose (Tylose): Dùng ở dạng bột mịn hoặc dung dịch trong cồn.• Cellulose vi tinh thể (Avicel): Là tá dược dính rất tốt để dùng cho viên néndập thẳng và xát hạt khơ nhưng có giá thành cao.• Tinh bột tiền gelatin hóa: Dùng ở dạng bột mịn trong phương pháp dập thẳnghoặc dạng dịch thể trong các phương pháp xát hạt.• Axit alginic: Dùng dạng bột tỉ lệ 1 – 5 %, còn dùng làm tá dược rã với tỉ lệtương tự.Ngồi ra, cịn có nhóm tá dược dính lỏng được dùng trong phương pháp xát hạtướt: polyvinyl pyrrolion (PVP), siro, các dược chất nguồn gốc tự nhiên (dịch thểgelatin, hồ tinh bột, dịch gơm arabic)…(Hồng Minh Châu, 2007).c) Tá dược độn (fillers)Trong trường hợp dược chất có hoạt tính mạnh chỉ được dùng trong giới hạnnhỏ không đủ để dập thành viên, các tá dược độn sẽ được thêm vào nhằm đảm bảokhối lượng cần thiết của đồng thời cịn giúp cải thiện tính chất cơ lý cho dược chất(tăng độ trơn chảy, độ chịu nén…) quá trình dập viên được dễ dàng hơn. Các loại tádược độn có thể ảnh hưởng đến tính chất lý – hóa và sinh khả dụng của viên nén.Tá dược độn được chia thnh hai nhúm chớnh:ắ Nhúm tan trong ncã Lactose: Thng dùng trong phương pháp xát hạt ướt, có nhiều kích cỡ phùhợp với nhiều phương pháp sản xuất viên nén. Ngồi ra cịn giúp viên phóng thíchhoạt chất nhanh, dễ sấy hạt và độ cứng của viên ít phụ thuộc vào tỉ lệ lactose có trong11 viên. Bên cạnh đó, lactose khan lại khơng cho phản ứng Millard, giúp viên rã nhanh,độ mài mịn thấp, ít bị mẻ hoặc đứt chỏm.• Đường saccharose: Sử dụng chủ yếu trong điều chế viên nén nhai hoặc viênhòa tan trước khi uống, có thể được dùng dưới dạng bột mịn hoặc dạng hạt trong viênnén dập thẳng.• Glucose (Dextrose): Do có vị ngọt và dễ tan nên thích hợp cho viên nhai hoặcviên hòa tan trước khi uống, thường được dùng như tá dược độn và dính trong phươngpháp dập thẳng và xát hạt.• Mannitol: Thích hợp cho viên nhai hoặc ngậm do để lại cảm giác mát lạnh khitan trong miệng, vì lưu tính của mannitol rất kém nên dùng cho phương pháp dậpthẳng phải thêm nhiều tá dược trơn bóng. Mannitol thích hợp với các dược chất dễ hútẩm, ở RH = 90 % nó chỉ hút ẩm khoảng 1 %.• Sorbitol: Là đồng phân quang học của mannitol, hút ẩm rất mạnh nếu hàm ẩmtương đối của mơi trường ≥ 65 %.¾ Nhóm khơng tan trong nướcThường dùng với các loại như: Starch 1500, cellulose vi tinh thể (Avicel),magnesi carbonat, dicalci phosphat, tricalci phosphat, magnesi oxyd…(Hoàng Minh Châu, 2007; Võ Xuân Minh, 2004)d) Tá dược trơn (Lubricants)Theo Hồng Minh Châu (2007), tá dược trơn có 4 chức năng chính:- Tạo khả năng trượt và tăng lưu tính giữa các hạt, giúp viên đạt độ đồng đều vềkhối lượng.- Tá dược trơn bao bề ngoài hạt, làm giảm tiếp xúc của dược chất với đầu chàydo đó làm giảm hiện tượng dính chày trên đồng thời làm cho các hạt bớt dính vàothành cối.- Tăng khả năng chống ma sát, làm giảm ma sát giữa các tiểu phân hạt khi dậpviên do đó truyền sức ép vào khối hạt tốt hơn. Nhờ có tá dược trơn mà lực nén phân bốđều trong viên, giảm ma sát liên bề mặt, giúp cho việc đẩy viên ra khỏi cối được dễdàng hơn.- Tạo bóng, làm cho bề mặt viên láng đẹp.12 Hiện nay, các loại tá dược trơn thường hay được sử dụng như: Talc, Mg stearat,Aerosil, calci stearat, PEG 4000, PEG 6000, axit boric…Riêng đối với viên nén pha thành dung dịch hoặc viên sủi bọt cần chọn loại tádược trơn tan được trong nước như: PEG 4000 và 6000, Avicel, axit boric, natri laurylsulfat… Với phương pháp xát hạt khơ và dập thẳng tinh bột cũng có vai trị là tá dượctrơn, nó có tác dụng điều hịa sự chảy và làm cho viên dễ rã. Thường dùng với tỉ lệ từ5 – 10 % và nên sấy khô trước khi dùng (Võ Xuân Minh, 2004).Ngoài ba loại tá dược chủ yếu đã nêu, trong bào chế viên nén người ta còn dùngthêm tá dược bao và tá dược màu nhằm giúp việc phân biệt, định danh và kiểm sốt sựphân tán của một số dược chất có liều thấp được dễ dàng hơn. Đồng thời, viên nén sẽđược bảo quản tốt hơn.2.2.3.2 Giới thiệu các phương pháp sản xuất viên nénCó 3 phương pháp bào chế viên nén: Tạo hạt ướt, tạo hạt khô và phương phápdập thẳng:a) Phương pháp tạo hạt ướtLà phương pháp thông dụng nhất hiện nay do có nhiều ưu điểm. Phương phápnày giúp khả năng kết dính, tính chịu nén của khối bột đạt đến mức tối ưu, tạo ra cáchạt có độ xốp cao, trong quá trình nén các hạt này sẽ vỡ ra tạo những bề mặt mới giúpviên dính chắc hơn ngay cả khi nén với lực thấp. Khi áp dụng phương pháp này lượngtá dược dính cần thiết ít hơn so với phương pháp xát hạt khô nhưng sự liên kết giữacác tiểu phân chất rắn rất tốt. Bên cạnh đó, nhờ các dược chất trong khối hạt đồng nhấtnên rất thích hợp cho sản phẩm có hàm lượng hoạt chất thấp cũng như các chất màu sẽphân bố đồng đều hơn. Phương pháp tạo hạt ướt thường cho viên nén có tính chất vậtlý (độ mài mịn, thời gian rã) ổn định hơn so với phương pháp tạo hạt khô và dậpthẳng.Tuy nhiên, phương pháp xát hạt ướt lại trãi qua nhiều giai đoạn nên tốn nhiềutrang thiết bị, thời gian thực hiện quy trình tương đối dài (nhất là giai đoạn tạo hạt vàsấy hạt), sản phẩm dễ bị nhiễm chéo do bán thành phẩm phải di chuyển từ khu vực nàysang khu vực khác trong quá trình sản xuất.13

Tài liệu liên quan

  • Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên
    • 113
    • 979
    • 1
  • Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ép thanh dạng Finger joint từ gỗ mỡ Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ép thanh dạng Finger joint từ gỗ mỡ
    • 49
    • 983
    • 7
  • Nghiên cứu công nghệ và thiết bị bảo quản một số loại quả tươi bằng phương pháp điều chỉnh khí potx Nghiên cứu công nghệ và thiết bị bảo quản một số loại quả tươi bằng phương pháp điều chỉnh khí potx
    • 64
    • 937
    • 1
  • Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất vacxin tại Việt Nam qui mô phòng thí nghiệm pptx Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất vacxin tại Việt Nam qui mô phòng thí nghiệm pptx
    • 68
    • 782
    • 1
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất "chất bảo quản sinh học bacterioxin" bằng phương pháp vi sinh có ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm Nghiên cứu công nghệ sản xuất "chất bảo quản sinh học bacterioxin" bằng phương pháp vi sinh có ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
    • 196
    • 1
    • 4
  • bước đầu nghiên cứu công nghệ cá basa tẩm sấy khô bước đầu nghiên cứu công nghệ cá basa tẩm sấy khô
    • 90
    • 895
    • 3
  • Bước đầu nghiên cứu định giá giá trị giải trí của Vườn Quốc gia Cát Tiên bằng phương pháp du lịch phí Bước đầu nghiên cứu định giá giá trị giải trí của Vườn Quốc gia Cát Tiên bằng phương pháp du lịch phí
    • 96
    • 1
    • 5
  • Nghiên cứu bào chế viên nén vitamin c tác dụng kéo dài bằng phương pháp dập thẳng với tá dược HPMC Nghiên cứu bào chế viên nén vitamin c tác dụng kéo dài bằng phương pháp dập thẳng với tá dược HPMC
    • 48
    • 3
    • 12
  • Nghiên cứu bào chế viên nén diltiazem hydrochlorid giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bao dập Nghiên cứu bào chế viên nén diltiazem hydrochlorid giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bao dập
    • 54
    • 466
    • 2
  • BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC PHỐI CHẾ CHO SẢN PHẨM MỰC TÁI CẤU TRÚC BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC PHỐI CHẾ CHO SẢN PHẨM MỰC TÁI CẤU TRÚC
    • 84
    • 184
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1017.51 KB - 105 trang) - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC PHỐI CHẾ VIÊN NÉN SỦI BỌT TỪ BỘT CHANH DÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẬP THẲNG Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tá Dược Viên Sủi