Buộc Tội Là Gì? Giải Thích Thuật Ngữ Buộc Tội - Hệ Thống Pháp Luật

Hệ thống pháp luật
  • Văn bản pháp luật Hot Thủ tục hành chính Hỏi đáp pháp luật Thuật ngữ pháp lý Góc nhìn pháp lý Inforgraphic pháp luật Video pháp luật Tủ sách luật tiện ích Thư viện bản án Thư viện án lệ
  • Giới thiệu
  • Gói dịch vụ
  • Liên hệ
Hệ thống pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản / TCVN / QCVN Hỏi đáp pháp luật Thuật ngữ pháp lý Bản án/Quyết định Trang chủ Thuật ngữ pháp lý buộc tội buộc tội

"buộc tội" được hiểu như sau:

Hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.Cùng với chức năng bào chữa, chức năng xét xử, buộc tội. là một trong những chức năng được thực hiện trong giải quyết vụ án hình sự. Việc buộc tội được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng hình sự từ khi khởi tố bị can cho đến khi bản án buộc tội có hiệu lực pháp luật.Trong tố tụng hình sự, buộc tội là chức năng chính của Viện kiểm sát, khi thực hành quyền công tố. Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ buộc tội bằng cách trình bày bản cáo trạng truy tố bị can ra trước tòa án, tham gia phiên tòa (xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận) để bảo vệ bản cáo trạng, kháng nghị bản án của tòa án theo thủ tục phúc thẩm và tham gia phiên tòa phúc thẩm để bảo vệ bản kháng nghị.Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam việc buộc tội cũng do cơ quan điều tra thực hiện. Khi xác định được một người thực hiện hành vi phạm tội, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, tiến hành việc điều tra và nếu chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì kết thúc điều tra và đề nghị Viện kiểm sát truy tố.Người bị hại cũng thực hiện một số hành vi buộc tội. Trong một số trường hợp được pháp luật quy định, người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án để điều tra về hành vi của người phạm tội. Người bị hại tham gia phiên tòa có quyền trình bày lời buộc tội trong những trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; trong những trường hợp khác người bị hại cũng có quyền tranh luận để buộc tội đối với bị cáo.Việc tòa án ra bản án kết tội đối với bị cáo không phải là việc buộc tội. Đó là kết quả của việc tòa án thực hiện chức năng xét xử đối với sự buộc tội của viện kiểm sát và sự bào chữa của bị cáo và luật sư. Trong trường hợp này tòa án thực hiện chức năng xét xử theo quy định của pháp luật.

Chính sách bảo mật Thỏa ước sử dụng Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân Hình thức thanh toán Hướng dẫn sử dụng Bản quyền © 2024 thuộc về Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và ứng dụng công nghệ 4.0. Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Hoài Thương. Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0108234370, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2018. Địa chỉ: Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội - VPGD: C2 Vincom, 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.6294.9155 - Hotline: 0984.988.691 - Email: info@hethongphapluat.com

Youtube Facebook Twitter Tra cứu thuật ngữ với từ hoặc cụm từ đã chọn?
TRA CỨU THUẬT NGỮ PHÁP LÝ
× Tổng đài hỗ trợ: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961
  • Báo lỗi văn bản Hỗ trợ chúng tôi tạo ra nội dung chất lượng hơn ×
buộc tội Gửi thông báo Tổng đài hỗ trợ: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961

Từ khóa » Chức Năng Buộc Tội Là Gì