Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thực Hành Quyền Công Tố - Sở Tư Pháp

  • Trang Chủ
  • Sở tư pháp
  • Hội đồng PBGDPL
  • Sơ đồ site
Tìm kiếm tin tức
Sở tư pháp Thông tin giới thiệu Tin tức - Sự kiện Thông báo bán đấu giá tài sản Thông tin dự án Hướng đến đại hội Đảng bộ sở Tư Pháp 70 năm ngày truyền thống ngành Tư Pháp Bầu cử HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 Hướng dẫn nghiệp vụ Chiến lược, QH, KH Hành chính tư pháp Tổ chức Đảng, đoàn thể Hồ sơ biểu mẫu Bổ trợ tư pháp Niêm yết thông báo Niêm yết hộ tịch Trợ giúp pháp lý Nghiên cứu - Trao đổi Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp Cải cách hành chính, ISO Hội đồng PBGDPL Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa Bản tin tư pháp Hoạt động phổ biến GDPL Giải đáp pháp luậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùngBình đẳng giớiCải cách hành chínhCải cách tư phápChứng thựcCon nuôiCông chứngDân sựĐất đai - Nhà ởDoanh nghiệpGiải đáp pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhGiao dịch bảo đảmGiáo dụcGiáo dục nghề nghiệpHành chínhHình sựHộ tịchHôn nhân gia đìnhKinh doanh CasinoLao động - Tiền lươngLĩnh vực khácLuật sư, Tư vấn pháp luậtPhổ biến, giáo dục pháp luậtQuốc hội, HĐND và Đại biểu Quốc hội, HĐNDQuốc tịchTài chínhTài nguyên và khoáng sảnThi hành án dân sựThi hành án hình sựThủ tục hành chínhThương mạiTiếp cận thông tin của công dânTìm hiểu Pháp luật về phòng, chống tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạoVệ sinh an toàn thực phẩmXử lý vi phạm hành chính Phổ biến kiến thức pháp luật Giới thiệu văn bản pháp luật Đơn vị hỗ trợ Liên kết website Chính phủCác Bộ, Ngành ở TWTỉnh ủy, UBND TỉnhSở, Ban, NgànhSở Nội vụSở Thông tin Truyền thông Giải đáp pháp luật >> Cải cách tư phápViện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tốNgày cập nhật 12/05/2017

Bà Liên, hiện thường trú tại phường H, thành phố Huế, hỏi: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm mục đích gì?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 3 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân quy định:

1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

a) Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

b) Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

3. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;

b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;

e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;

g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;

h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;

i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;

k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Như vậy, bà Liên có thể căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên để tìm hiểu thêm về thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân.

Phan Văn Quả Gửi tin qua email In ấnCác tin khácNhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (12/05/2017)Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (12/05/2017)Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao (12/05/2017)Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao (12/05/2017)Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân (12/05/2017)Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (12/05/2017)Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (12/05/2017)Trách nhiệm phối hợp của Tòa án nhân dân với cơ quan, tổ chức (12/05/2017)Quyền bình đẳng trước Tòa án nhân dân của mọi người (12/05/2017)Tòa án nhân dân xét xử kịp thời, công bằng, công khai (12/05/2017)« Trước12345678910...47Sau »
Xem tin theo ngày
Tin mới - Tin đọc nhiều Tin mớiTin nổi bật Tin mới
Giải đáp các tình huống pháp luật xử phạt vi phạm hành...
Giải đáp các tình huống pháp luật xử phạt vi phạm hành...
Giải đáp các tình huống pháp luật xử phạt vi phạm hành...
Giải đáp các tình huống pháp luật về xử phạt vi phạm... Giải đáp các tình huống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính...
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ, CHI NHÁNH,...
Thông tin chỉ đạo điều hànhQuyết định số 67/QÐ-STP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc Ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của...(ngày ban hành: 31/05/2018)Công văn số 1712/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v tổng kết công tác tư pháp năm 2019(ngày ban hành: 11/10/2019)Công văn số 1710/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v chấm điểm thi đua, xếp hạng Sở Tư pháp năm 2019(ngày ban hành: 11/10/2019)Công văn số 1539/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v đăng ký chương trình công tác năm 2020 của UBND...(ngày ban hành: 25/09/2019)Công văn số 1369/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v triển khai thực hiện Kết luận số 252-KL/TU ngày...(ngày ban hành: 29/08/2019) Văn bản pháp luật Thống kê truy cậpTổng truy cập 22.637.597Lượt truy cập hiện tại 9.222
Giải đáp pháp luật >> Cải cách tư phápViện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tốNgày cập nhật 12/05/2017

Bà Liên, hiện thường trú tại phường H, thành phố Huế, hỏi: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm mục đích gì?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 3 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân quy định:

1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

a) Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

b) Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

3. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;

b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;

e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;

g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;

h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;

i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;

k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Như vậy, bà Liên có thể căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên để tìm hiểu thêm về thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân.

Phan Văn Quả Gửi tin qua email In ấnCác tin khácNhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (12/05/2017)Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (12/05/2017)Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao (12/05/2017)Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao (12/05/2017)Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân (12/05/2017)Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (12/05/2017)Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (12/05/2017)Trách nhiệm phối hợp của Tòa án nhân dân với cơ quan, tổ chức (12/05/2017)Quyền bình đẳng trước Tòa án nhân dân của mọi người (12/05/2017)Tòa án nhân dân xét xử kịp thời, công bằng, công khai (12/05/2017)« Trước12345678910...47Sau »
Xem tin theo ngày
Sở Tư Pháp tỉnh Thừa Thiên Huế 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 054. 3849036

Từ khóa » Chức Năng Buộc Tội Là Gì