BUỒN NÔN VÀ NÔN SAU HÓA TRỊ - Bệnh Viện K
Có thể bạn quan tâm
BVK - Nôn là một tác dụng phụ thường gặp của điều trị hóa chất. Có thể có nhiều nguyên nhân gây nôn khác như phẫu thuật, xạ trị… Tuy nhiên nôn do hóa chất vẫn hay gây cho bệnh nhân tâm lý lo lắng thậm chí là sợ phải điều trị hóa chất. Hiện nay với việc sử dụng phối hợp nhiều thuốc chống nôn và sự ra đời của các loại thuốc chống nôn thế hệ mới đã giúp phòng và điều trị nôn rất có hiệu quả.
Phân loại nôn nào do điều trị hóa chất:
- Nôn cấp tính: có thể xảy ra trong vòng 1-2 giờ khi bắt đầu truyền hóa chất, thường gặp nôn nhiều sau 4-6 giờ.
- Nôn muộn: xảy ra sau 24 giờ sau khi truyền hóa chất
- Nôn tâm lý: xảy ra trước khi truyền hóa chất, thậm chí khi nghĩ đến sẽ truyền hóa chất người bệnh cũng có thể nôn.
Các hóa chất nào có thể gây nôn và buồn nôn
Hầu hết các loại hóa chất đều có thể gây nôn, buồn nôn, tuy nhiên mức độ nôn nặng nhẹ có thể khác nhau. Trước khi bắt đầu điều trị hóa chất, bác sỹ sẽ trao đổi với bạn những tác dụng phụ có thể gặp phải và những biện pháp có thể giúp bạn phòng tránh. Dưới đây là bảng một số loại hóa chất xếp theo mức độ gây nôn từ cao đến thấp.
Mức độ gây buồn nôn, nôn | Thuốc hóa chất |
Rất mạnh(>90%) | Cisplatin >75mg/m2 Darcarbazine, Cytarabine > 500mg/m2 Streptozocine, Chlormethine |
Mạnh(60-90%) | Cisplatin <75mg/m2 Cyclophosphamid với liều ≥1500mg/m2 Dactinomycin, ifosfamide, Methotrexate Melphalan, Procarbazine, |
Trung bình(30-60%) | Carboplatin, Oxaliplatin Doxorubicin, Epirubicin, Etoposide Cyclophosphamid với liều ≤1500mg/m2 Vinorelbin, Vincristin, Vinblastine Topotecan, Irinotecan |
Nhẹ (10-30%) | Paclitaxel, Docetaxel Gemcitabin, 5- FU Pemetrexed Trastuzumab |
Gần như không gây nôn(<10%) | Erlotinib, Gefitinib Vinorelbin, Vincristin Bevacizumab, Cetuximab |
Phân loại mức độ nôn theotiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Độc tính | Độ 0 | Độ 1 | Độ 2 | Độ 3 | Độ 4 |
Nôn | Không | Có thể ăn được | Khó ăn | Không thể ăn được | |
Buồn nôn | Không | 1 lần/24h | 2 – 5 Lần | 6-10 lần | >10 lần |
Các thuốc điều trị nôn, buồn nôn:
Kháng histamine: Diphenhynhydramine (Dimedrol)
Kháng cholinergic: Scopolamine
Thuốc bình thần:
+ Phenothiazine: clopromazine
+ Methopimazine
+ Butirophenol: haloperidol
+ Benzamides: Metoclopramide (Primperan), alizapride (Plitican)
Thuốc kháng dopamine: Domperidone (Molilium)
Corticoide: Dexamethasone, Prednisolone, Methylprednisolone
Thuốc kháng receptor 5HT3 (các setron): Ondansetron, Granisetron,
Phương pháp phòng và điều trị nôn do hóa trị
Dự phòng nôn:
Tùy mức độ nôn nặng hay nhẹ mà có phương án điều trị dự phòng bằng 1 thuốc hoặc kết hợp nhiều thuốc phù hợp.
Điều trị nôn
- Đối với nôn sớm: thông thường bạn sẽ được dùng thuốc chống nôn trước và sau truyền hóa chất theo chỉ định của bác sĩ. Nếu vẫn còn nôn hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để được xử lý theo phác đồ.
- Đối với nôn muộn: thường kéo xảy ra khi bạn đã về nhà. Bạn có thể uống thuốc theo đơn: primperan 10mg x 2viên/lần x 3-4 lần/ngày, dexamethason 4mg x 2 viên/ngày uống sau ăn vào các ngày buồn nôn, nôn. Thông thường, nôn muộn không kéo dài quá 5 ngày sau truyền hóa chất. Nếu nôn kéo dài sau truyền hóa chất, bạn nên gọi điện lại cho bác sĩ hoặc nhập viện để được tư vấn và chăm sóc y tế.
- Nôn do tâm lý: có thể bạn sẽ gặp phải tình huống này dù chưa truyền hóa chất, thậm chí chỉ nghĩ đến sẽ truyền hóa chất bạn cũng có thể nôn. Khi đó bạn gặp vấn đề là nôn do tâm lý. Bạn sẽ được dùng liều thuốc an thần nhẹ trước truyền hóa chất.
Một số phương pháp điều trị nôn khác
- Gừng và tác dụng phòng ngừa nôn
Từ lâu, người ta vẫn thường dùng gừng để tránh buồn nôn, nôn do say tàu xe cũng như giảm tình trạng nôn ở phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu gừng có hiệu quả chống nôn, buồn nôn gây ra do điều trị hóa chất. Theo kinh nghiệm dân gian, ngậm vài lát gừng, nuốt dần nước là một cách hiệu quả để chữa buồn nôn. Cách thứ hai có thể dùng là dùng bột gừng khô, uống 1-2 gam một ngày chia 2 lần để chữa nôn, buồn nôn.
- Châm cứu
Châm cứu là môt phương pháp được nghiên cứu trên thế giới là có giá trị trong chống nôn do hóa trị. Để được châm cứu bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền có uy tín.
Chỉ đinh nhập viện liên quan đến nôn
- Buồn nôn, nôn mức độ nặng (từ độ 3, 4 trở lên)
- Nôn vọt, dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ có thể do u tiến triển di căn não
- Buồn nôn, nôn đã dùng thuốc theo đơn nhưng không đỡ
- Nôn khiến bạn mệt mỏi, không thể ăn uống được gì
- Nôn kéo dài quá 5-7 ngày
- Rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp hơn nhiều so với giá trị thường ngày
- Khi bị nôn kèm theo không thể đánh hơi hoặc không thể đi ngoài được
Khi có những biểu hiện kể trên bạn cần thông báo ngay cho bác sỹ điều trị của mình và nhập viện để được xử trí kịp thời.
Từ khóa » Nôn Thì Uống Thuốc Gì
-
Đau Bụng, Buồn Nôn, Chóng Mặt Uống Thuốc Gì? | TCI Hospital
-
Bài Thuốc Hay Trị Buồn Nôn, Nôn ói
-
Phải Làm Gì Khi Thuốc Bạn Uống Gây Buồn Nôn? | Vinmec
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Sau Khi Uống Thuốc Và Cách Khắc Phục
-
Buồn Nôn Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Buồn Nôn Sau Khi Uống Thuốc Có Sao Không? Những Giải đáp Bạn ...
-
Khi Bị Chóng Mặt Buồn Nôn Uống Thuốc Gì Là Tốt Nhất?
-
XỬ TRÍ TRẺ NÔN SAU KHI UỐNG THUỐC | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Bạn Nên Làm Gì Nếu Nôn Sau Khi Uống Thuốc Tránh Thai? - Hello Bacsi
-
Nôn Mửa (Ói) Là Gì? Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu ...
-
NÔN VÀ BUỒN NÔN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán
-
Uống Thuốc Xong Thấy Chóng Mặt, Buồn Nôn Phải Làm Sao?