XỬ TRÍ TRẺ NÔN SAU KHI UỐNG THUỐC | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Có thể bạn quan tâm
Liệu có nên cho trẻ uống lại một liều thuốc sau khi nôn?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên ba mẹ cần phải xem xét một số yếu tố sau:
YẾU TỐ QUAN TRỌNG |
|
| |
| |
| |
YẾU TỐ CÂN NHẮC THÊM |
|
| |
|
Tuy nhiên thực tế ba mẹ rất khó để đánh giá một cách toàn diện tất cả các yếu tố trên. Để đảm bảo xử trí tốt nhất, ba mẹ nên xác định càng nhiều thông tin nêu trên càng tốt, đặc biệt là thời gian chính xác kể từ khi uống thuốc đến lúc trẻ nôn và nên trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để xem xét các yếu tố khác, từ đó cân nhắc “Liệu có nên cho trẻ uống lại một liều thuốc sau khi nôn hay không?”. Theo các hướng dẫn hiện có, việc xác định “thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn” là nội dung quan trọng nhất, sau đó áp dụng nguyên tắc chung sau đây (có thể không hoàn toàn đúng trong một số trường hợp cụ thể) [2]:
1. Nôn xảy ra trong vòng 15 phút kể từ khi uống hoặc nhìn thấy thuốc còn nguyên vẹn (đối với thuốc dạng viên) trong dịch nôn: có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc.
2. Nôn xảy ra từ 15 - 60 phút kể từ khi uống: có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc nếu cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn so với nguy
cơ quá liều. Cụ thể:
STT | Thuốc | Lời khuyên | Lý do |
1 | Kháng sinh | Nên uống lại một liều | Đảm bảo hiệu quả điều trị |
2 | Thuốc hóa trị | Cần liên hệ với bác sĩ điều trị để cân nhắc | Đảm bảo hiệu quả điều trị |
Thuốc ức chế miễn dịch | |||
3 | Thuốc chống đông máu (vitamin K1, warfarin,…) | Không uống lại liều thuốc | Nguy cơ gây độc tính khi quá liều. |
Thuốc điều trị cao huyết áp (Captopril, Enalapril, Metoprolol, Nifedipin, Losartan…) | |||
Methotrexat | |||
Phenytoin | |||
Paracetamol | |||
Các opioids | |||
4 | Amiodaron | Không uống lại liều thuốc | Ít ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị khi bỏ sót một liều đối với các thuốc có tác dụng kéo dài (amiodaron, fluoxetin) hoặc điều trị dự phòng lâu dài (statins) |
Fluoxetin | |||
Statins (Atorvastatin,…) | |||
5 | Thuốc dạng viên ngậm, viên nhai, viên hòa tan với nước, thuốc dạng lỏng | Không uống lại liều thuốc | Những dạng thuốc này có khả năng hấp thu nhanh vào cơ thể. |
3. Nôn xảy ra hơn 60 phút kể từ khi uống: không nên uống lại liều thuốc.
Các nội dung trên có thể tóm tắt như sau:
Hình 1. Hướng dẫn xử trí trẻ nôn sau khi uống thuốc
Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi cho trẻ uống thuốc
1.Đối với trẻ dưới 6 tuổi (đặc biệt trẻ nhỏ dưới 4 tuổi) nên chọn các dạng thuốc dễ uống (thuốc dạng lỏng, thuốc bột) và mùi vị dễ chịu. Trường hợp phải sử dụng thuốc dạng viên, nên nghiền viên và hòa với nước khi uống.Không nên pha thuốc với sữa vì có thể xảy ra tương tác thuốc-sữa, hoặc trẻ có thể không chịu uống sữa vì sữa đắng.
2. Trừ trường hợp thuốc yêu cầu phải uống lúc no hoặc ngay sau/trước khi ăn, nên cho trẻ uống thuốc cách xa bữa ăn/cữ sữa để hạn chế nôn.
3. Nếu trẻ phải uống nhiều loại thuốc, nên phân chia thời gian uống hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về phân chia thời gian uống để vừa đảm bảo hiệu quả của thuốc vừa hạn chế nôn do uống quá nhiều thuốc cùng một lúc.
4. Với thuốc loại sirô, không nên cho trẻ uống khi trẻ đang quấy khóc, nếu không trẻ sẽ bị ngạt hoặc sặc thuốc. Cố gắng tạo không khí vui tươi, dễ chịu, đối với trẻ lớn có thể giải thích cho trẻ hiểu uống thuốc để hết bệnh để trẻ “hợp tác” cùng ba mẹ.
5. Nếu trẻ không đứng hoặc ngồi uống thuốc được, nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng để tránh việc trẻ bị sặc thuốc.
6. Trong trường hợp trẻ hít sặc, nếu trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ thực hiện thủ thuật vỗ lưng ấn ngực, trẻ từ 1 tuổi trở lên ba mẹ thực hiện thủ thuật Heimlich. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Tài liệu tham khảo
[1] Kendrick, J. G., Ma, K., Dezorzi, P., & Hamilton, D. (2012). Vomiting of oral medications by pediatric patients: survey of medication redosing practices. The Canadian journal of hospital pharmacy, 65(3), 196–201. https://doi.org/10.4212/cjhp.v65i3.1142
[2] Can Pharm Lett (2020). Evaluate Whether to Redose Meds After Vomiting. [cited 2021 July 14]. Available from: https://pharmacist.therapeuticresearch.com/Content/Articles/PL/2020/Feb/Evaluate-Whether-to-Redose-Meds-After-Vomiting (subscription required to access content)
Ds. Võ Đức Trí - Đơn vị Dược lâm sàng - Thông tin thuốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tin bài liên quan Tổ chức Thẩm định dự thảo đề án cải tiến chất lượng Đợt 21, 22 & Nghiệm thu dự thảo kết quả sáng kiến Đợt 16– năm 2024 29/11/2024 Thông báo chiêu sinh sinh hoạt chuyên môn “Cập nhật miễn dịch dị ứng ở trẻ em”, thời gian: 07:30 – 11:30, Thứ Bảy ngày 14/12/2024 28/11/2024 Hội thi sản phẩm sáng kiến - cải tiến chất lượng Bệnh viện Nhi đồng 1, LẦN THỨ 6 28/11/2024 Lễ ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Alder Hey: cùng nâng tầm chăm sóc y tế trẻ em 27/11/2024 Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc 27/11/2024 Thông báo chiêu sinh lớp huấn luyện “kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản dành cho nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú”, thời gian: 23/12/2024 – 27/12/2024 25/11/2024 Hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc năm 2024 (18/11/2024 – 24/11/2024) 25/11/2024 Tổ chức Thẩm định dự thảo đề án cải tiến Đợt 20 & Nghiệm thu dự thảo kết quả sáng kiến Đợt 15– năm 2024 25/11/2024 Hội nghị khoa học Tai Mũi Họng Nhi thường niên 2024 20/11/2024 Danh sách các đề tài được công nhận nghiệm thu kết quả phạm vi ảnh hưởng Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2024 11/11/2024 Dự đoán tình hình bệnh trong tháng 11/2024 6/11/2024 × ĐĂNG KÝ KHÁM ONLINE Hỏi đáp Sự kiện qua ảnh ảnh bv Video Clip Thống kê truy cập 036402875 Online: 1 Hôm nay: 1 Hôm qua: 1 Tháng này: 5,536 Tháng trước: 3,948 LIÊN HỆBỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí MinhĐiện thoại: (028) 39271119bvnhidong@nhidong.org.vn Website:http://nhidong.org.vn"Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam"
© 2006 Bệnh Viện Nhi Đồng 1 TRUY CẬP NHANHTin tức - sự kiệnGiới thiệu chungTuyển dụngVideo về bệnh việnBẢN ĐỒ VỊ TRÍTừ khóa » Nôn Thì Uống Thuốc Gì
-
Đau Bụng, Buồn Nôn, Chóng Mặt Uống Thuốc Gì? | TCI Hospital
-
Bài Thuốc Hay Trị Buồn Nôn, Nôn ói
-
Phải Làm Gì Khi Thuốc Bạn Uống Gây Buồn Nôn? | Vinmec
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Sau Khi Uống Thuốc Và Cách Khắc Phục
-
Buồn Nôn Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Buồn Nôn Sau Khi Uống Thuốc Có Sao Không? Những Giải đáp Bạn ...
-
Khi Bị Chóng Mặt Buồn Nôn Uống Thuốc Gì Là Tốt Nhất?
-
BUỒN NÔN VÀ NÔN SAU HÓA TRỊ - Bệnh Viện K
-
Bạn Nên Làm Gì Nếu Nôn Sau Khi Uống Thuốc Tránh Thai? - Hello Bacsi
-
Nôn Mửa (Ói) Là Gì? Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu ...
-
NÔN VÀ BUỒN NÔN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán
-
Uống Thuốc Xong Thấy Chóng Mặt, Buồn Nôn Phải Làm Sao?