Buông Bỏ Là Gì? Những Lý Giải Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Về Sự ...

Thầy Thích Nhất Hạnh, một vị thiền sư nổi tiếng trong Phật giáo đã có những lý giải và lời khuyên ấn tượng về sự buông bỏ của con người trong kiếp nhân sinh trần thế.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn đang nhầm lẫn về khái niệm và ý nghĩa của sự buông bỏ. Ngay sau đây, mời bạn cùng chuyên trang đến với bài viết bên dưới để xem những giải đáp của thầy về vấn đề này!

Theo Đức Phật, buông bỏ hay không vướng mắc là một trong những thực hành quan trọng trên con đường trở thành Thánh Nhân(ariyasaavaka).

Chân dung thiền sư nổi tiếng Thích Nhất Hạnh

Thầy Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng, muốn buông bỏ được, chúng ta phải học cách yêu thương trọn vẹn hơn. Ông cũng đã mô tả bốn hình thức buông bỏ chân chính trong Phật giáo theo một cách hiểu rất sâu sắc.

Buông bỏ không phải bạn tự nhốt mình lại để tránh phiền não, phớt lờ những người làm tổn thương hoặc bỏ qua những đam mê, ham muốn của mình. Trái lại, nó có nghĩa là lặn sâu vào bên trong tâm hồn - nơi chứa đựng sự thấu hiểu và đồng cảm.

Như đã chia sẻ, buông bỏ không phải từ bỏ, xa lánh và trốn chạy khỏi mọi thứ. Hai từ này được hiểu là một phương pháp tu tập giúp trợ giúp cho các hành giả trưởng thành hơn trên con đường tu hành của mình.

Buông bỏ là hạnh phúc

Chính vì thế, buông bỏ và từ bỏ mang hai ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Để hạnh phúc hơn, bạn bắt buộc phải “buông bỏ” được bản ngã của mình. Đó chính là không bị mắc kẹt trong quá khứ, tranh luận, ham muốn kiểm soát, phàn nàn và suy đoán.

Sau đây, mời bạn hãy đến với bảng chi tiết bên dưới để hiểu được ý nghĩa nhân sinh ẩn dấu trong từ “buông bỏ” của Đạo Phật.

Buông bỏ cũng chính là biết học cách chấp nhận mọi thứ

 

Ý nghĩa Chi tiết

Maitri - Tâm từ

- Sự buông bỏ chân chính là khi bạn biết chấp nhận rằng một số điều mình vẫn thường làm để khiến người khác cảm thấy được yêu thương và trân trọng hơn lại không phải là điều họ cần.

- Bạn cần biết buông bỏ nhu cầu của mình và quan sát xem điều gì khiến người khác cảm thấy an toàn, thoải mái và hạnh phúc.

Karuna - Tâm bi

- Khi chúng ta buông bỏ, không có nghĩa là bạn ngừng những điều từ bi lại. Thay vào đó, hãy tách rời khỏi sự mong cầu kết quả để gắn bó sâu sắc với cuộc sống hơn.

Mudita - Tâm hỷ

- Để buông bỏ chân chính, bạn cần phải thực hiện lòng biết ơn và niềm hân hoan. Tâm hỷ nảy sinh khi chúng ta cảm thấy trân trọng với những gì mà mình đang có và không bám víu vào sự đau khổ.

- Chúng ta không chỉ hạnh phúc khi gặp điều tốt đẹp, nếu người khác đạt được niềm vui, bạn cũng sẽ cảm thấy hân hoan.

Upeksha - Tâm xả

- Yếu tố cuối cùng của tình yêu đích thực chính là sự bình đẳng, không phân biệt đối xử hoặc đưa quan điểm cá nhân vào.

- Hãy yêu theo cách mà tất cả mọi người đều nhận được tình yêu từ bạn, không phân biệt đối xử, một sự yêu thương vô điều kiện.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết những lý giải của thiền sư Thích Nhất Hạnh về sự buông bỏ trong Phật giáo. Cảm ơn quý độc giả đã luôn theo dõi và ủng hộ chuyên trang!

Theo: hoasenphat.com

Từ khóa » Học Buông Bỏ Là Gì