Buồng đếm Tế Bào - Cấu Tạo, Phân Loại, Cách Sử Dụng Và Nơi Cung Cấp
Có thể bạn quan tâm
Buồng đếm tế bào là gì? Cấu tạo. Cách sử dụng. Phân loại. Nơi cung cấp buồng đếm tế bào uy tín, chất lượng.
Để đếm số lượng vi sinh vật, người ta thường dùng 2 phương pháp chủ yếu là đếm số lượng gián tiếp và đếm số lượng trực tiếp. Để đếm số lượng tế bào trực tiếp, phương pháp phổ biến nhất được dùng buồng đếm tế bào.
Vậy buồng đếm tế bào là gì? Cấu tạo ra sao? Sử dụng chúng như thế nào?… Chúng ta sẽ cùng giải đáp những câu hỏi này qua bài viết sau đây nhé.
BUỒNG ĐẾM TẾ BÀO LÀ GÌ?
Buồng đếm tế bào là phương pháp trực tiếp để xác định số lượng chung của các nhóm vi sinh vật trong đất, nước, không khí và dịch nuôi cấy, hoặc các môi trường tương tự.
CẤU TẠO BUỒNG ĐẾM TẾ BÀO
Cấu tạo chung của buồng đếm tế bào gồm các bộ phận sau:
- Phiến kính dày có xẻ một rãnh sâu ở giữa, trên rãnh có buồng đếm hình vuông với diện tích 1mm2, chia thành 25 ô vuông lớn, mỗi ô vuông lớn chia thành 16 ô vuông nhỏ.
- Tổng cộng buồng đếm có 400 ô vuông nhỏ.
- Độ sâu của buồng đếm là 0,02mm
- Thể tích: 1mm2 x 0,02mm = 0,02mm3 và thể tích một ô vuông lớn là 0,004mm3
Tuỳ theo loại buồng đếm mà sẽ có những thêm bộ phận khác nhau.
Tham khảo thêm: Máy nghiền phòng thí nghiệm và những vấn đề cơ bản liên quan
CÁCH SỬ DỤNG BUỒNG ĐẾM TẾ BÀO
- Bước 1: Pha loãng mẫu cần đếm sao cho trong mỗi ô nhỏ của buồng đếm có khoảng 5-10 tế bào, ô lớn từ 10-50 tế bào.
- Bước 2: Lắc đều ống nghiệm pha loãng mẫu. Nhỏ một giọt dung dịch mẫu vào giữa buồng đếm, dùng tay tráng nhẹ buồng đếm để dung dịch mẫu tràn đầy khoang đếm
- Bước 3: Dùng phiến kính đậy lại, thao tác tránh bọt khí lọt vào trong phiến kính.
- Bước 4: Đặt buồng đếm lên bàn soi dưới kính hiển vi.
- Bước 5: Đếm số lượng tế bào sau khi nhỏ giọt dung dịch từ 3-5 phút.
PHÂN LOẠI BUỒNG ĐẾM TẾ BÀO
Phân loại kiểu kẻ của buồng đếm
Có 2 kiểu đường kẻ chia ô buồng đếm:
- Vạch sáng: lưới ô đếm có các đường ranh giới được khắc vào một lớp màng kim loại mỏng được tạo bằng hơi trên bề mặt buồng đếm. Các vạch ranh giới ô đếm này thường tương phản tốt với nền kim loại tối hơn nên hiện lên màu sáng rõ dưới kính hiển vi. Do đó, việc phân định ranh giới của ô đếm trong loại này thường tốt hơn
- Vạch tối: Lưới ô vuông có các đường ranh giới được khắc vào bề mặt thuỷ tinh của buồng đếm nên khi nhìn qua kính hiển vi thì các đường ranh giới này có màu tối.
Phân loại kiểu lưới ô của buồng đếm tế bào
Buồng đếm Neubauer cải tiến
- Buồng đếm này hiện đang trở thành buồng đếm phổ biến nhất.
- Độ sâu chuẩn của buồng đếm này là 0,1mm.
- Lưới ô đếm bào gồm 9 ô vuông lớn với diện tích là 1mm2 cho mỗi vùng. Ở trung tâm, ô vuông lớn được chia thành 25 nhóm ô vuông với mỗi cạnh dài 0.2mm. Những nhóm ô vuông này lại được chia thành 16 ô vuông nhỏ với diện tích mỗi ô là 0.05*0.05 mm = 0.0025 mm2.
- Những đường ranh giới của ô vuông lớn và nhóm ô vuông là 3 đường với vạch kẻ giữa như là vạch phân chia ranh giới thực tế.
- Loại này có thể sử dụng để đếm nhiều kiểu tế bào khác nhau.
Buồng đếm Neubauer
- Độ sâu là 0.1mm.
- Vùng lưới ô đếm phủ rộng 3 mm*3 mm; bao gồm 9 ô vuông lớn với chiều dài mỗi ô vuông là 1mm.
- Ô vuông lớn ở trung tâm được phân ra làm 4*4 nhóm ô vuông với diện tích 0.2*0.2 mm2
- Ranh giới được tạo ra bởi 3 đường kẻ cách nhau 0.025mm tách biệt mỗi nhóm ô vuông với nhau.
- Mỗi nhóm có 16 ô vuông nhỏ với chiều dài mỗi cạnh là 0.05.
Buồng đếm Buerker
- Độ sâu vào khoảng 0.1mm
- Lưới ô đếm rộng 9mm2 và được chia ranh giới bởi 3 vạch kẻ thành 9 vùng lớn.
- Mỗi vùng lớn được chia thàn 16 vùng nhỏ bởi vạch kép với 0.05mm. Trong ô nhỏ này tạo diện tích là 0.2*0.2 mm2
- Các đường đôi giao cắt tạo thành một ô vuông nhỏ với diện tích là 0.05*0.05 mm2
Buồng đếm Fuchs – Rosenthal
- Độ sâu là 0.2 mm.
- Toàn bộ vùng lưới ô vuông phủ 16 mm2, chứa 16 ô lớn với mỗi cạnh có chiều dài 1mm.
- Các ô vuông lớn này được tách biệt bởi ba đường mỗi đường cách nhau 0.01 mm.
- Khoảng cách giữa các đường trung tâm là 1 mm. Tất cả 16 ô vuông lớn được chia nhỏ thành 16 ô vuông nhỏ với cạnh dài 0.25 mm.
- Do lưới ô đếm và độ sâu là 0.2 mm thể tích tổng là 3.2 µl.
- Buồng đếm này được sử dụng cho truyền dịch tế bào.
Buồng đếm Buerker – Tuerk
- Chiều sâu là 0.1 mm. Ô đếm rộng 9 mm2 và được chia bởi ba đường thành 9 ô vuông lớn.
- Mỗi vùng ô vuông lớn được chia thành 16 ô vuông nhỏ bằng đường kẻ đôi với khoảng cách 0.05 mm giữa hai đường.
- Ô vuông lớn ở trung tâm được phân nhỏ lần nữa thành 16 ô với kích thước cạnh 0.05 mm và có diện tích là 0.0025 mm2.
Buồng đếm thoma
- Độ sâu là 0.1 mm.
- Diện tích vùng ô đếm là 1*1 mm2.
- Được chia thành các nhóm ô vuông với chiều dài mỗi cạnh là 0.2 mm
- Nhóm ô vuông được chia thành 16 ô vuông nhỏ, mỗi ô có diện tích 0.05*0.05 mm = 0.0025 mm2
Buồng đếm Nageotte
- Độ sâu là 0.5 mm.
- Diện tích: 100 mm2 được chia thành 40 hình chữ nhật với diện tích là 0.25*10 = 2.5 mm2.
- Được sử dụng cho đếm tế bào dịch não tủy hoặc đếm giun tròn.
Buồng đếm Malassez
- Độ sâu là 0.2 mm.
- Diện tích vùng ô đếm là 2*2.5 mm2. Hình chữ nhật lớn có diện tích là 0.25*0.2 = 0.05 mm2.
- Mỗi ô chữ nhật được chia tiếp thành 20 ô chữ nhật nhỏ với diện tích là 0.05*0.05 mm = 0.0025 mm2.
- Được sử dụng cho đếm tế bào giun tròn.
NƠI CUNG CẤP BUỒNG ĐẾM TẾ BÀO UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
Công ty Trung Sơn được biết đến là địa chỉ cung cấp các loại buồng đếm tế bào và các thiết bị, cũng như các sản phẩm về thiết bị phòng thí nghiệm uy tín, chất lượng đã được khách hàng tin dùng trong nhiều năm qua.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua sản phẩm này thì Trung Sơn chắc chắn là địa chỉ mà bạn không thể bỏ qua.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp những sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng và giá cả cạnh tranh nhé.
Bài viết này, Trung Sơn đã chia sẽ đến bạn những thông tin về buồng đếm tế bào cùng những vấn đề liên quan xung quanh nó. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có thể lựa chọn sử dụng buồng đếm phù hợp với mục đích của mình. Nếu vẫn còn thắc mắc nào về buồng đếm tế bào hoặc bất kì vấn đề nào khác thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp. Vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.
Xem thêm: Dầu soi kính hiển vi là gì? Tại sao phải dùng Dầu soi kính hiển vi
YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Từ khóa » đếm Bạch Cầu Bằng Buồng đếm Neubauer
-
Buồng đếm Tế Bào Neubauer - Cách Sử Dụng Và Cấu Tạo
-
[TH] Đếm Số Lượng Bạch Cầu - Diễn đàn Xét Nghiệm đa Khoa
-
Các Phương Pháp đếm Tế Bào Trong Xét Nghiệm Huyết Học - Phần 1
-
Phương Pháp đếm Hồng Cầu Và Bạch Cầu Bằng Buồng ... - 123doc
-
Buồng đếm Hồng Cầu Và Bạch Cầu - Hoa Đà Medical
-
Phương Pháp đếm Các Tê Bào Máu Thủ Công - Health Việt Nam
-
Top 14 đếm Bạch Cầu Bằng Buồng đếm Neubauer - MarvelVietnam
-
Buồng đếm Hồng Cầu, Bạch Cầu (Hemacytometer) Neubauer TQ
-
Buồng đếm Haemocytometer – Neubauer Improved
-
Buồng đếm Hồng Bạch Cầu
-
Buồng đếm Marienfeld-Đức
-
KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU - Sinh Viên Y Hải Dương
-
Buồng đếm Hồng Bạch Cầu (Đức) , Neubauer Improved, Tráng Bạc ...
-
Buồng đếm Neubauer Improved, Không Tráng Bạc Assistent
-
BUỒNG ĐẾM HỒNG CẦU KHÔNG TRÁNG BẠC - TECHLAB