C/O LÀ GÌ - XIN CẤP C/O Ở ĐÂU - THỦ TỤC XIN CẤP C/O

Mục lục bài viết:

  • 1/ C/O là gì?
  • 2/ Có những loại C/O nào ?
  • 3/ Các Form C/O thường gặp:
  • 4/ Xin cấp C/O ở đâu?
  • 5/ Thủ tục Đăng ký Hồ sơ thương nhân:
  • 6/ Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O tại VCCI

1/ C/O là gì ?

C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ. Nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt giảm thuế quan.

Mục đích của C/O là: chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).

co

Tác dụng của C/O của giấy chứng nhận xuất xứ C/O:

- Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia. Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giảm lượng lớn số tiền thuế. Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có. (Về Form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa …) tránh bị Hải Quan bác bỏ C/O.

- Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vài trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.

- Còn xét về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại & duy trì hệ thống hạn ngạch,.…

2/ Có những loại C/O nào ?

Có 2 loại C/O chính:

- C/O không ưu đãi: tức là C/O chỉ xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó không được giảm hoặc miễn thuế quan khi nhập khẩu vào một nước khác.

- C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được giảm hoặc miễn thuế quan khi nhập khẩu vào một nước khác. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

3/ Các Form C/O thường gặp:

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (Loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…). Bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:

C/O Form A:

  • C/O Form A. Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
  • C/O Form B. Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
  • C/O Form D. hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

coformakdichvuxuatkhau

C/O nhóm các nước ASEAN:

  • C/O Form E. hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
  • C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc). hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
  • C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản).
  • C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ).
  • C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand).
  • C/O Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản). Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản.

C/O riêng Việt Nam với các nước nhập/ xuất khẩu:

  • C/O Form VC (Việt Nam – Chile).
  • C/O Form S (Việt Nam – Lào).
  • C/O Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP).
  • C/O Form ICO. cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).C/O cho mặt hàng Cà phê Việt Nam
  • C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
  • C/O Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.
  • C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.
  • C/O Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.

4/ Xin cấp C/O ở đâu?

Ở Việt Nam, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O đó là:

- Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các C/O FORM A, D, các C/O nào do sự thả thuận của các chính phủ mà thành.

- Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY cấp các FORM còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát C/OVCCI: cấp giấy chứng xuất xuất xứ hàng hóa C/O form A, B…

- Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công thương cấp C/O form D, E, AK,…

- Các Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được ủy quyền cấp C/O form D, E, AK,…

Trường hợp hàng xuất khẩu không được cấp CO, theo yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu; đề nghị của doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: Chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất; Chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,…

5/ Thủ tục Đăng ký Hồ sơ thương nhân:

Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O lần đầu tiên cho Tổ chức cấp C/O, Người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:

- Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục I);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

- Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Phụ lục II – nếu có).

Mọi sự thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O nơi liên hệ để được cấp C/O. Hồ sơ thương nhân phải được cập nhập hai (02) năm một lần;

Thương nhân đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét giải quyết việc cấp C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân;

Các trường hợp trước đây đã xin cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải được thực hiện trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

6/ Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O tại VCCI

  1. Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản). Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN.
  2. C/O đã được kê khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN

  1. Các chứng từ xuất khẩu (Chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam) + Giấy phép xuất khẩu. (nếu có) + Tờ khai hải quan hàng xuất. + Giấy chứng nhận xuất khẩu.(Nếu có) + Hóa đơn thương mại + Vận đơn.
  2. Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa:Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa

+ Chứng từ hóa đơn mua bán, ủy thác xuất khẩu. thành phẩm + Ðịnh mức hải quan (nếu có) + Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng + Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu + Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa). + Giấy kiểm định (Hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (Trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan. Hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

Một số lưu ý thêm khi làm thủ tục đăng ký chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O:

  • Trong trường hợp cần thiết, VCCI có thể yêu cầu xuất trình thêm các chứng từ khác. Công văn giải trình một vấn đề cụ thể, hợp đồng ngoại thương, L/C. Hoặc các mẫu vật, mẫu hình của sản phẩm, nguyên liệu sử dụng; Hoặc tiến hành kiểm tra thực tế sản xuất sản phẩm,…
  • Các thay đổi trong quá trình hoạt động phải thông báo kịp thời để lưu bổ sung vào hồ sơ.
  • Các chứng từ do cơ quan khác phát hành. (Vận đơn, tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu,.). Đơn vị nộp bản photo sao y, và xuất trình bản chính để đối chiếu (nếu đước yêu cầu)
  • Hồ sơ C/O đơn vị phải lưu đầy đủ (như đã nộp tại VCCI) tối thiểu 5 năm. Phải lưu bản C/O copy có dấu mộc đỏ do VCCI cấp. (bản photo sao y chỉ có giá trị tham khảo, không dùng để đối chiếu).

***Lưu ý: Cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ liên quan việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O. Nội dung các chứng từ phải xác thực, hợp lệ và thống nhất.

Từ khóa » Xin C/o Form E ở đâu